ĐẠI CƯƠNG

Bệnh bụi phổi bao gồm các bệnh phổi nghề nghiệp do hít vào phổi các bụi khoáng chất, còn viêm phổi nghề nghiệp là tổn thương phổi do hít phải bụi hữu cơ.

Bệnh bụi phổi gây xơ hóa phổi, gọi là bệnh bụi phổi ác tính, số lượng bụi ít nhưng xơ hóa phổi nhiều như bệnh phổi -silic, bệnh bụi phổi -abet, bụi phổi -beryli.

Bệnh bụi phổi do quá tải bụi gọi là bệnh bụi phổi lành tính ít gây xơ hóa phổi thí dụ như : bụi than, bụi thiếc, xi măng, baryt.

Trong các bệnh bụi phổi hay gặp nhất là bệnh bụi phổi -silic (silicose), bệnh bụi than (Entracose).

  • Lâm sàng

Bệnh bụi phổi -silic (Silicosis). Bệnh này thường gặp ở những người làm các nghề tiếp xúc với bụi như thợ mỏ, thợ đục đá, thợ làm khuôn đúc, thợ làm thuỷ tinh, thợ xay đá, thợ rải đá làm đường, đồ gốm. Thời gian tiếp xúc bụi trung bình từ 5 – 10 năm.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh thường nghèo nàn, có thể có biểu hiện viêm mũi họng, viêm phế quản. Khi bệnh đã nặng mới biểu hiện khó thở tức ngực hoặc đau ngực. Nghe phổi có thể thấy rì rào phế nang giảm, có ran ẩm, ran phế quản, có khi có lao phổi kết hợp bệnh càng nặng thêm.

  • Cận lâm sàng

X quang phổi: Có hình ảnh viêm xơ, rốn phổi đậm, có nhiều nốt mờ nhỏ, bờ rõ từ rốn phổi tỏa xa dần xung quanh.

Chức năng hô hấp giảm có rối loạn thông khí hạn chế và tắc nghẽn VC + VEMS (FEVi) giảm.

Bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với bụi silic từ 5 năm trở lên.

ĐIỀU TRỊ

  1. Điều trị bội nhiễm kể cả lao phổi
  2. Điều trị các biến chứng nếu có (ho ra máu do Silicome)

Khi có đợt cấp của viêm phế quản mạn tính phải dùng kháng sinh.

Ampicillin 500 mg ngày uống từ 2 đến 6 viên.

Erythromycin (Ery 500 mg) ngày dùng từ 2 viên đến 6 viên.

Mucitux ngày dùng từ 3 đến 4 viên.

Prednisolon 5 mg ngày có thể dùng từ 20 mg là đủ.

Nếu có bội nhiễm lao phổi thì phải dùng các thuốc kháng lao như rifampicin; pyrazynamid, ethambutol, rimifon (trước khi dùng thuốc lao nhất là dùng công thức có rifampicin bắt buộc phải thử transaminase xem có bình thường không).

  • Thường biến chứng của bệnh bụi phổi -silic là gây viêm mũi họng, viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng. Đôi khi có tràn khí màng phổi hoặc suy hô hấp mạn tính, chính vì để tránh hậu quả gây suy hô hấp mạn tính phải tích cực điều trị các biến chứng kèm theo.

PHÒNG BỆNH

Công nhân làm các nghề tiếp xúc với bụi phải đeo khẩu trang, phải chú ý vệ sinh công nghiệp, giữ vệ sinh mồi trường. Thường xuyên phải tổ chức kiểm tra sức khoẻ cho công nhân (chụp phim hàng loạt). Có khi bụi quy tụ lại thành sỏi gây bệnh sỏi phế quản hay gây tổn thương phổi giống u (bụi của silic – Silicome).

Silicome hay gây ho ra máu cần phải điều trị ngoại khoa.

BỆNH BỤI PHỔI DO THAN

Bệnh bụi phổi do than hoặc hỗn hỢp than và silic, bệnh này lành tính vì các mảnh than nhỏ không hoà tan được nên không gây phản ứng xơ. Bụi than không cản quang, nên trên phim X quang phổi vẫn tưởng phổi bình thường trừ hỗn hợp bụi than và silic thì bệnh có nguy cơ xơ phổi. Bệnh nhân thường khạc ra đờm màu đen, lỏng.

Lao phổi hay phát triển trên bệnh nhân này

Hình ảnh X quang bệnh bụi phổi do bụi than thường cho thấy tổn thương lan tỏa hạch rốn phổi to ra, sau đó là các nốt nhỏ đường kính từ 1 – 10 mm, bờ xung quanh không rõ như bệnh phổi -silic.

về điều trị và phòng bệnh cũng giống như bệnh phổi -silic.

0/50 ratings
Bình luận đóng