Thiếu hơi thở, gọi là chứng khó thở, hoặc gặp khó khăn khi thở thường có nghĩa là bé cần được chăm sóc y tế. Cảm thấy thiếu hơi thở xuất hiện trong nhiều tình trạng, từ các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn và viêm phổi cho tới những rối loạn ít phổ biến hơn như khiếm khuyết ở phổi hoặc suy tim. Những khiếm khuyết này khiến nước tích lại trong phổi. Tích nước trong phổi cũng có thể là do bị ngạt hay nhiễm trùng đường hô hấp. Đôi khi cảm giác lo âu cũng có thể gây ra hiện tượng thở gấp (thở quá nhanh), lo âu có thể dẫn tới sự thay đổi của hóa chất trong cơ thể mà từ đó lại càng kích thích hiện tượng thở quá nhanh.

CẢNH BÁO!

Đừng chậm trễ trong việc tìm kiếm biện pháp cấp cứu nếu hơi thở của con bạn càng lúc càng khó nhọc, nếu bé không gây ra tiếng động hay nói gì, hoặc nếu bé bắt đầu tím tái. Đây là những dấu hiệu cho thấy đường hô hấp bị nghẹt và con bạn có nguy cơ bị ngạt thở.

Gọi ngay cho bác sĩ nhi nếu con bạn:

  • Bị hụt hơi trầm trọng
  • Khi thở phát ra tiếng rít hoặc tiếng ho
  • Hít vào thở ra khò khè.

Và có bất cứ triệu chứng nào dưới đây:

  • Sốt và run kèm nôn
  • Đau ngực
  • Đờm (chất lỏng từ trong phổi khi bị ốm) đặc, đổi màu hoặc có máu
  • Da và lưỡi xanh tím
  • Uể oải bất thường
  • Không nuốt hoặc nói được
  • Chảy nước dãi
  • Dáng ngồi khác lạ.

Kiểm soát bệnh hen suyễn

Hen suyễn ảnh hưởng tới 6% đến 10% trẻ em Mĩ. Số lượng các trường hợp hen suyễn ở trẻ em trên 5 tuổi tại Mĩ đã tăng 160% trong hai thập kỷ qua. Hầu hết trẻ em bị hen suyễn nhẹ, nhưng chỉ có một số bé trải qua cơn nguy kịch; ngay cả hen suyễn nặng thường cũng có thể được kiểm soát nhờ tránh bất cứ hoạt động hay chất nào kích hoạt cơn hen.

Hen suyễn xuất hiện khi các cơ co ở tất cả các đường hô hấp, giống như đường ống phế quản bị viêm, chặn không cho không khí ra và vào phổi một cách bình thường. Các cơn hen thường do nhiễm virus, dị ứng, tập luyện, không khí lạnh và khói. Tỷ lệ xuất hiện cơn hen đang tăng lên; các chuyên gia tin rằng tiếp xúc với gián và lối sống ở trong nhà suốt ngày có thể kích hoạt các cơn hen ở trẻ sống tại các vùng thành thị. Mặc dù căng thẳng cũng có thể kích hoạt các cơn hen, nhưng hen suyễn là vấn đề ở phổi, không phải vấn đề về cảm xúc.

Việc xác định các nhân tố kích hoạt cơn hen suyễn của con bạn là rất quan trọng. Bác sĩ nhi có thể khuyến nghị xét nghiệm da để xác định các yếu tố gây dị ứng (các chất làm cho dị ứng) Hoặc họ có thể khuyến nghị bạn giữ một cuốn sổ ghi chép để theo dõi xem những hoạt động nào liên quan đến các cơn hen của con bạn. Hầu hết các bác sĩ nhi khuyên nên sử dụng một phương pháp tổng hợp – tránh các nhân tố kích hoạt, dùng thuốc phòng và thay đổi cách sống – để kiểm soát bệnh hen suyễn. Khi bệnh hen của con bạn được kiểm soát thích hợp, bé sẽ có thể tận hưởng trọn vẹn các môn thể thao và những giờ chơi hoạt bát. Nếu bạn thấy bé có các triệu chứng trong khi hoạt động, xin ý kiến bác sĩ nhi để có thể điều trị các triệu chứng một cách thích hợp. Kiểm soát tốt bệnh hen không cản trở các hoạt động thể chất của con bạn.

Mối bận tâm của bạnNGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓHÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn bạn bị ngạt mũi, viêm họng, ho và sốt nhẹ.Cảm lạnh thông thường.Khuyến khích bé nghỉ ngơi và cho bé uống nước để pha loãng các chất bài tiết. Nếu bé bị sốt, hãy cho bé uống ibuprofen hoặc acetaminophen (chỉ một thành phần không dùng loại phối hợp).
Con bạn bị ho khàng khạc, khàn tiếng, sốt nhẹ và khó chịu ở ngực. Các triệu chứng tệ hon về đêm. Gân đây bé bị nhiễm trùng.Viêm thanh khí phế quản cấp, hoặc sưng thanh quản, khí quản hoặc phế quản).Xin ý kiến bác sĩ nhi. Dùng máy phun hơi nước lạnh hoặc máy giữ ẩm vào ban đêm. Nếu hơi thở khó nhọc hoặc con bạn bắt đầu chuyển sang tím tái, hãy tới cơ sở cấp cứu gần nhất hoặc gọi cấp cứu).
Con bạn đột nhiên thở hổn hển, mặt bé chuyền sang tím tái. Bé không thể nói hoặc phát ra âm thanh bình thường.Nghẹn vật lạ hoặc thức ăn (dị vật).Đây là trường hợp khẩn cấp. Hãy áp dụng thủ thuật Heimlich cấp cứu người nghẹn trong khi ai đó gọi cấp cứu.
Con bạn thở hổn hển và ho, nhất là về đêm hay trong hoặc sau khi luyện tập.Hen suyễn.Gọi cho bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho con bạn và xác định xem liệu có phải hen suyễn là nguyên nhân không. Nếu đúng, bác sĩ nhi sẽ khuyến nghị các cách kiểm soát bệnh của bé.
Con bạn bị một cơn hen suyễn, da tím tái và khó nói. Bé bị lẫn lộn và/hoặc khích động.Cơn hen suyễn đột ngột và nặng.Nếu con bạn có thuốc trị hen suyễn (một loại thuốc làm giãn đường dẫn khí), hãy dùng ngay lập tức. Tới cơ sở cấp cứu gần nhất hoặc gọi cấp cứu ngay.
Con bạn ngói thẳng, thở hổn hển lớn tiếng, và miệng há rộng, cằm đẩy xuống. Da và móng tay bé tím tái. Bé bị sốt trên 38,3°).Viêm phẩn sau thanh thiệt (sưng mô ở cuống họng, bộ phần này thông thường giúp bảo vệ khí quản khỏi các vật thể lạ).Đây là trường hợp khẩn cấp. Gọi cấp cứu ngay lập tức. Viêm thanh thiệt hiện nay là bệnh nhiễm trùng hiếm gặp, nhờ có vaccine Hib. Nó thường chỉ xuất hiện ở trẻ 3 tuổi trở lên.
Con bạn đang ở thời kỳ sơ sinh hoặc vài tháng đầu bị thở gấp và khó. Bé bị cảm lạnh và ho trong 1 hay 2 ngày. Bé không chịu ân, khó chịu và không khỏe.Viêm tiểu phế quản (sưng các đường dẫn khí hô hấp nhỏ nhất của phổi).Lập tức gọi cho bác sĩ nhi để khám cho con bạn. Nếu họ chẩn đoán bé bị viêm tiểu phế quản, bé sẽ cắn được điểu trị gấp.
Con bạn thờ gấp và ồn, bé bị ho và đau ngực. Bé bi sốt nhẹ và gán đây có bị bệnh về đường hô hâp.Viêm phổi.Gọi cho bác sĩ nhi. Bạn có thể thường xuyên kiểm soát bệnh viêm phổi tại nhà bằng cách nghỉ ngơi và uống thuốc theo đơn của bác sĩ nhi. Một số bé cần được thở ô xy hoặc ở bệnh viện.
Con bạn bị thở ồn trong vài giờ hoặc vài ngày. Bé ho, có thể sốt hoặc không.Viêm phổi hít (viêm phổi do hít phải vật thể hay thức ăn nào đó).Gọi cho bác sĩ nhi, họ sẽ yêu cắu chiếu X-quang và, nếu cần, bố trí điều trị.
Con bạn đột nhiên khó thở. Da bé ẩm và sưng trên diện rộng, mạch của bé đập rất nhanh. Bé bị di ứng và vừa bị côn trùng đốt.Sốc mẫn cảm (phản ứng dị ứng nghiêm trọng).Đưa con tới cơ sở cấp cứu gần nhất. Đây là trường hợp khẩn cấp. Con bạn cần được chăm sóc gấp.
Con bạn trên dưới 10 tuổi và bị khó thở. Bé bị hoa mắt và chân hoặc tay bị tê hoặc ngứa râm ran.Chứng thở quá nhanh (thở quá nhanh do lo lắng).Cố gắng xác định và loại bỏ các nguyên nhân gây lo lắng cho bé. Bác sĩ nhi sẽ khám cho bé để loại trừ các bệnh thực thể có thể tạo ra các triệu chứng tương tự. Họ sẽ khuyến nghị một kế hoạch điều trị.
0/50 ratings
Bình luận đóng