Trong trà xanh có chứa một hợp chất có thể có tác dụng chữa bệnh viêm khớp. Hợp chất này có khả năng chống được viêm loét, ngăn chặn sự sinh sản của một số phân tử trong hệ thống miễn dịch thường gây ra hiện tượng viêm nhiễm và phá hủy các khớp xương ở những người bị bệnh viêm khớp. Ký hiệu khoa học của hợp chất này là EGCG.
Trong một nghiên cứu của nhóm nhà khoa học thuộc trường Y Dartmouth (Li-băng) thì chất EGCG là loại chất chống oxy hóa, nó có tác dụng giảm tình trạng da bị tia cực tím đốt cháy. Sau khi khảo sát 2200 người, nhóm cho rằng mỗi ngày uống 1 tách trà có thể giảm 20- 30% nguy cơ mắc 2 bệnh ung thư da phổ biến nhất là tế bào hình vảy và ung thư biểu mô.
Trà xanh giúp phòng bệnh Parkinson
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã nghiên cứu hiệu quả của chất polyphenol trong trà xanh, một trong những nhóm chất tự nhiên được tìm thấy ở thực vật, mà có khả năng chống lại quá trình ôxy hóa thường xảy ra ở các tế bào não dẫn tới bệnh Parkinson.
Chất polyphenol trong trà xanh sẽ bảo vệ chất chủ vận dopamin trong các nơ-ron thần kinh và làm tăng khả năng hấp, giúp các nơron luôn khỏe mạnh.
Parkinson là một căn bệnh mà hệ thống thần kinh trung ương nhanh chóng bị thoái hóa, nguyên nhân là do khả năng sản xuất chất chủ vận dopamine trong tế bào não bị suy giảm.
Trà xanh giúp bảo vệ hệ tim mạch
Chỉ cần 2 tách trà mỗi ngày là đủ.
Trà xanh giúp tăng cường tuần hoàn máu cũng như làm dãn nở các thành mạch, giúp máu lưu thông dễ dàng.
Khi các động mạch dãn nở, máu sẽ lưu thông dễ dàng hơn. Những tác động này của trà xanh diễn ra rất nhanh, chỉ trong vòng 30 phút.
Bệnh tim hiện là một trong những căn bệnh có tỉ lệ tử vong hàng đầu. Nguyên nhân là do lớp chất béo đã làm hẹp thậm chí “bít” chặt, gây “tắc” động mạch khiến huyết áp gia tăng gây áp lực phá vỡ các mạch máu.
Trà đen cũng rất có lợi cho hệ tim mạch. Nhưng theo những nhà chuyên môn thì trà xanh tốt hơn trà đen bởi vì trà xanh giàu hợp chất
Flavonoid hơn hẳn trà đen, do thành phần này trong trà đen thường bị mất đi khi tiếp xúc với không khí (bị ôxy hóa).
Chất Favonoid cũng tìm thấy trong các loại quả, hạt như hạt ca cao, cà chua và nho.