“Ế” là khi nuốt vào nghẹn mà không xuôi, “cách” là chỗ hung bị trở ngại, ăn uống không xuống, nhưng chứng cách lúc đầu thường thấy nuốt vào khó khăn, vì thế đều gọi luôn là ế cách, sự thực thì cũng là một chứng bệnh.

Thiên “Thông bình hư thực luận” sách “Nội kinh” nói: “Hung cách bị tắc bế thì trên dưới không thông” đó tức là chỉ vào chứng ế cách thiên “Âm dương biệt luận” lại nói:” Tam dương kết (kinh túc thái dương bàng quang, thủ thái dương tiểu trường) là nguyên nhân sinh ra bệnh này. Sau đó sách “Chủ bệnh nguyên hậu” của Sào Thị thì có tên gọi về chứng ế là “tư”, “ưu”, “khí”, “thực” “lao”, người sau lại chia làm 5 chứng cách là “khí”, “huyết”, “đởm”, “hoả”, “thực”. Nhưng nói tóm lại thì tân dịch và huyết suy kém, vị quản khô ráo, khí huyết ứ kết lại làm cho đồ ăn không xuống được, là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh này.

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh ế cách có thể chia làm hai phương diện là lo nghĩ, khí kết lại và tửu sắc quá độ nhưng sự phát bệnh thường cũng có mối quan hệ mật thiết với tuổi tác và sức khoẻ ngày thường.

  • Lo nghĩ khí kết lại

Sách “Chủ bệnh nguyên hậu luận” có nêu ra: Đó là vì lo nghĩ giận dữ khí kết lại, khí kết thì không lưu thông được mà thành ra chứng “ế”. Đó là nói rõ, tình chí không thoải mái là nguyên nhân chủ yếu sinh ra bệnh này. Cơ chế bệnh lý của nó là về khí kết lại thì tân dịch không đi khắp được, lâu ngày thì khí huyết đều kết, vị quản bị khô sáp mà thành ra chứng ế cách.

  • Tửu sắc quá độ

Ham uống rượu, tình dục phóng túng cũng phát sinh bệnh này được. Bởi vì rượu nóng thì thương khí, hao huyết, sắc dục thì hao tổn tinh dịch, tinh huyết đã thiếu thì khí huyết lưu hành không thông hoạt, cũng có thể làm cho khí huyết uất kết lại mà thành ra ế cách. Trong đó nhân tố vì ham uống rượu là trọng yếu hơn cho nên Hà Mộng Dao nói: “Người uống rượu hay bị ế cách, uống rượu nóng lại càng bị nhiều, vì nóng thì hại tân dịch, cuống họng khô sáp, ăn không vào được.

Hai nhân tố nói trên là có quan hệ đến sự phát bệnh này, cho nên sách “Cổ kim y thông” cho là “chứng ế cách lúc đầu là vì tửu sắc quá độ, sau đó là vì nội thương thất tình”, Trương cảnh Nhạc cho là “Chứng ế cách tất nhiên là vì lo sầu, nghĩ ngợi nhọc mệt và uất chữa lại, hoặc tửu sắc quá độ thì thương tổn chân âm, chân âm đã thương ton thì tinh huyết khô cạn, khí không thông hành thì ở trên bị bệnh ế cách, tinh huyết khô cạn thì ở dưới bị bệnh táo kết” do đó thấy được phần bị khí uất kết, âm huyết không đủ là khâu quan trọng yếu gây ra bệnh này.

Ngoài ra Trương Cảnh Nhạc cũng nêu ra người trẻ tuổi ít có chứng này mà phần nhiều là người già yếu hay bị, như vậy có thể biết chứng này cũng có quan hệ với tuổi tác và sức khoẻ bình thường.

  1. BIỆN CHỨNG

Chứng ế cách cốt nhiên vì khí huyết kết lại ở họng ăn dạ dầy mà sinh ra, vì vậy có thể xuất hiện hai loại chứng trạng khí kết và huyết kết, khi bệnh mới phát thì huyết chưa kết nặng cho nên thiên về khí kết, khi nuốt đồ ăn vào tự cảm thấy ở khoảng cuống họng bị nghẹn cứng, không thuận lợi rồi sinh ra nghẹn hơi hoặc đau nhức, lại thường vì tinh thần uất ức mà bệnh ngày càng nặng hơn, tâm tình thoải mái thì bệnh giảm nhẹ, vì thế cho nên có khi nhẹ, khi nặng, khi phát, khi không, nhưng không bao lâu, tất nhiên sẽ dần dần nặng hơn, bởi vì tân dịch ngày càng suy kém, hình thể cũng gầy mòn, dần kế đó thì hiện ra những trạng chứng huyết kết như là uống nước thì vào được, ăn cơm thì khó xuống, nặng thì cả ăn uống đều không xuống được, ngực bụng có khi đau hoặc thổ ra nước đậu đỏ, hoặc đại tiện khó khăn, bồ kết hoặc rắn như phân dê, tiểu tiện đỏ sẻn, lúc đó tân dịch đã khô kiệt đến cực độ, hình thể tất phải gầy mòn, cuối cùng một giọt nước uống cũng không xuống, là vì khí đã kiệt hết.

Chứng này dự đoán về sau phần nhiều không tốt, Đan Khê đã nêu ra tuổi già thì không chữa được, bụng phình như cái đáy nồi, phân như phân dê thì nguy. Sách “Cổ kim y thông” nói: “Trong bụng đau như dao cắt thì không chữa được”. Đều là nói lên tính chất nghiêm trọng của bệnh này.

  1. CÁCH CHỮA

Bệnh này khi mới phát, thiên về khí kết, huyết ứ thì chưa nặng lắm, mà tân dịch mới bắt đầu bị thương tổn, cách chữa nên giải uất nhuận táo dùng bài Khải cách tán (1) hoặc bài Nhị cách tái tạo đan (2) nếu lâu ngày huyết kết đã nặng, tân dịch và huyết đều hư tổn thì nên trừ ứ phá kết kiêm bổ dưỡng cả âm huyết, chủ yếu là dùng bài Thông u thang (3), bỏ thăng ma gia uất kim, chỉ xác, lại dùng bài Ngũ trấp yên trung ẩm (4) hoặc dùng sữa dê uống thường xuyên để âm nhuận táo.

PHỤ: PHẢN VỊ

Phản vị, sách “Kim quỹ yếu lược” gọi là “vị phản”, là thức ăn uống vào một lúc lâu thì nôn ra, đời sau còn gọi là “phản vị”.

  1. NGUYÊN NHÂN

Chứng “phản vị” chủ yếu là do thức ăn sống lạnh không có chừng mực, no đói thất thường, làm cho tỳ vị hư lạnh ăn vào không tiêu hóa và khó vận hành xuống đành phải nôn ra mà thành chứng này. Cho nên Vương Thái Bộc nói: “ăn vào lại ra mà không có hoả”, Trương cảnh Nhạc nói: “Chứng phản vị là chân hỏa suy, vì hàn lạnh, tỳ yếu không tiêu được chất ăn”. Như thế có thể biết bệnh này là do hỏa suy không thể làm nhừ nát được thủy cốc mà gây nên.

  1. BIỆN CHỨNG

Chủ chứng của bệnh “phản vị” là thức ăn vào không tiêu hóa được, ứ lại ở vị quản một ngày hoặc nửa ngày thì lại nôn ra nguyên chất đồ ăn, cho nên sách “Kim quỹ yếu lược” nói: “Tỳ bị thương thì không mài xát được, chất ăn buổi sáng ăn, buổi chiều mửa ra, buổi tối ăn, sáng mai mửa ra, thì thấy khoảng cách miệng đến dạ dày, đầy trướng khó chịu, sau khi đó thì một chốc mửa ra, khi đã mửa rồi thì mới thấy dễ chịu, nhưng chứng này cứ phát trở đi, trở lại người bệnh có các hiện tượng mặt môi trắng nhợt, tinh thần mệt mỏi, thiếu sức mạch thương trầm tế vô lực, lưỡi nhợt rêu, lưỡi trắng, chứng phiên vị nặng thì giai đoạn cuối cùng sẽ thấy những chứng trạng đại tiện không thông, tiểu tiện ngắn mà ít, hình thể gầy mòn.

“Phản vị” và “ế cách” đều có hiện tượng nôn mửa, nhưng “ế cách” là chất ăn uống không vào được trong dạ dày mà mửa ra ngay, còn “phản vị” là thức ăn đã vào dạ dày lưu lại hồi lâu rồi sau đó mới nôn ra, nên căn cứ vào đó để phân biệt chứng trạng.

  1. CÁCH CHỮA

Chứng phản vị là tỳ vị hư hàn lúc đầu tuy chưa hư mấy nhưng cách chữa cũng nên ôn trung giáng khí, dùng các bài như Đinh hương thấu cách tán (5), Toàn phúc đại giả thạch thang (6), nôn mửa lâu ngày sẽ thương tổn đến tân dịch, khí và âm dịch đều hư thì nên bổ khí sinh tân dịch, dùng bài Đại bán hạ thang (7) bệnh lâu ngày tỳ thận hư hàn nên ôn lý giáng nghịch dùng bài Phụ tử lý trung thang (8) gia vị ngô thù, đậu khấu, đinh hương.

  1. TÓM TẮT

Chứng “ế cách” phần nhiều vì lo nghĩ uất kết, ham muốn quá độ, thể chất, sức lực suy dần làm cho âm dịch khô khan, khí huyết ứ kết, ngăn cách không thông mà gây nên. Chứng “phản vị” thì phần nhiều là chân dương không đủ, hỏa không sinh được thổ; tỳ vị hư hàn, nên đồ ăn đã không hóa được lại khó chuyển xuống mà thanh ra. Chứng “ế cách” và chứng “phản vị” đều là bệnh khó chữa, nếu bệnh khỏi dần được cũng phải tiếp tục bồi dư3ng vị khí để củng cố kết quả.

 

PHỤ PHƯƠNG

  1. Khải cách tán: Sa sâm, đan sâm, phục linh, bố tên bồi, uất kim, sa nhân xác, hà diệp để (cuống lá sen), chủ đầu khang (cám đầu chày).
  2. Trị cách tái tạo đan: La bặc tử (nấu lấy nước uống), cửu thái trấp, trắc bách diệp, trấp, lê trấp, trúc lịch, đồng tiện đều 1/2 bát con, nhân ngũ đầy một bát lớn, hoàng liên 2 lạng, văn ngân 2 lạng (tẩm vào trong nước hoàng liên). Bài thuốc trên đem nước hoàng liên cùng với vàng, bạc, nước ốc nhồi, nấu còn một bát rười, rồi cho những nước của các vị khác và nước đồng tiện nấu còn 1/2 bát thì lấy vàng bạc ra, lại cho sữa bò nấu thành cao một bát, mỗi lần uống một thìa, uống với nước đun sôi.
  3. Thông u thang: Sinh địa hoàng, thục địa hoàng, đào nhân, hồng hoa, đương quy, cam thảo, thăng ma.
  4. Ngũ trấp yên trung ẩm: cửu thái trấp, ngữu nhũ, sinh hương trấp, lê trấp, ngẫu trấp.
  5. Đinh hương thấu cách tán: Bạch truật, hương phụ, nhân sâm, sa nhân, đinh hương, mạch nha, mộc hương, bách khấu, thanh bì, trầm hương, hậu phác, hoắc hương, trần bì, bán hạ, trích cam thảo, thảo khấu, thần khúc.
  6. Toàn phúc đại giả thạch thang: Xem số 23 phụ phương mục Suyễn háo.
  7. Đại bán hạ thang: Bán hạ, nhân sâm, bạch truật, can khương, trích cam thảo, phụ tử.
0/50 ratings
Bình luận đóng