Có một loại bệnh ngoài da gọi là “Phong ngứa”, có người trên mình chẳng có chứng trạng rõ rệt nào cả, nhưng lại thường ngứa ngáy khó chịu.

Con người đến tuổi trung niên, sức sóng da dẻ giảm xuống, tạo thành phần nước thiếu hụt, thường xuyên bị chứng ngứa khô. Có những người thanh niên, do công năng vị trường kém, cũng sẽ phát sinh chứng ngứa da.

Chứng bệnh này thường gặp ở mùa đông, nhưng cũng có một số người lại phát ra ở mùa hạ. Lúc ban đầu ngứa ngáy chỉ phát sinh ổ một bộ vị nào, rồi dần dần lan rộng đến nhiều nơi trên cơ thể. Ngứa ngáy lại lúc có lúc không, ban đêm lại ngứa nhiều hơn ban ngày.

Trung y cho rằng đây là do huyết khí bất túc, không thể dinh dưỡng đến da dẻ mà ra. Lý cảo nói rằng: chứng bệnh này cần phải dùng dược vật tư bổ để dưỡng âm huyết, huyết mạch điều hòa, da thịt ẩm ướt mềm mại, thì ngứa ngáy tự nhiên biến mất.

Thể chất người lớn tuổi suy yếu hơn, da dẻ khô táo, mùa thu, đông, mình mẩy hay phát ngứa, vết gãi đầy mình; phần nhiều thuộc chứng trạng huyết hư sinh phong, nên uống những thang thuốc dưỡng huyết nhuận da.

Còn người ở tuổi thanh tráng niên, vào mùa hạ  da dẻ ngứa ngáy màu đỏ tươi, đa số thuộc chứng trạng huyết nhiệt sinh phong, nên chọn dùng những dược vật giảm ngứa tắt phong để chữa.

Phong tà xâm vào, ảnh hưởng đến da dẻ, đó Ịà nguyên nhân quan trọng của chứng ngứa da; cho nên cuốn “Ngoại, khoa đại thành” của đời Minh có nói “Phong thịnh thì ngứa”.

Ngoài ra, như ăn uống không điều độ, những thức ăn thủy sản, dầu mỡ ăn quá nhiều cũng, sẽ khiến thấp nhiệt ẩn núp trong cơ thể, không thể tuyên tiết ra ngoài, thì hóa nhiệt sinh phong, sản sinh ngứa da dẻ. Thậm chí tinh thần kém, hoặc căng thẳng, lo âu phiền muộn, khiến cơ năng tạng phủ mất thăng bằng, hỏa nhiệt động phong, cũng có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến chứng ngứa da. Bất kể là nội phong hoặc ngoại phong, đều cần phải nắm trọng điểm trị phong.

Trị phong lại có quan hệ mật thiết với trị huyết, cho nên y gia cổ đại có câu danh ngôn là “Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt”.

Phương thuốc chữa chứng ngứa da

  1. QUẾ CHI MA HOÀNG CÁC BÁN THANG

(“Thương hàn luận”)

Hiệu quả:

Có thể tiêu trừ phong hàn da dẻ ngứa ngáy.

Thành phần dược liệu:

Quế chi 9 gam; Thược dược, Gừng tươi, Ma hoàng, Cam thảo mỗi thứ 9 gam; Táo đỏ 4 quả, Hạnh nhân 12 gam.

Cách thực hiện:

Quế chi bỏ vỏ, Gừng tươi sắc lát, Cam thảo sao qua, Ma hoàng bỏ mắt, Hạnh nhận bỏ vỏ. Sau đó dùng, nước nấu Ma hoàng trước, khi nấu đến sôi vớt hết bọt, rồi cho thêm dược vật còn lại vào sắc nấu chung với Ma hoàng lấy nước thuốc bỏ bã thuốc.

Cách dùng:

Uống nước thuốc trước bữa cơm, ba lần một ngày.

Giải thích:

Phương thuốc này chữa chứng phong hàn da ngứa. Thích hợp với những người da dẻ ngứa ngáy mùa đông, nhất là những bộ vị bộc lộ ra ngoài như vùng đầu mặt, cổ gáy và đôi tay; gặp trời giá rét bệnh tình càng thêm nặng, khi khí hậu hoãn hòa lại hoặc ra mồ hôi thì bệnh giảm nhẹ; chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch tượng phù hoãn hoặc phù căng.

Phương thuốc này là thang tân ôn tán hàn nhẹ do Ma hoàng thang và Quế chi thang tương hợp mà thành. Trong phương, Ma hoàng, Quế chi, Gừng tươi đều là thuốc phát tán phong hàn, giỏi về khử trừ hàn tà ở giữa da dẻ, lông tơ và cơ bắp, có thể khiến phong hàn bệnh tà thông qua mồ hôi ra ngoài mà giải được.

Trong đó, sức phát hãn của Ma hoàng đặc biệt mạnh, nên lúc dùng cần chú ý, lượng dùng không thể quá lớn, thời gian sử dụng cũng không nên quá dài, nếu không thì sẽ “khiến con người hư” (“Danh y biệt lục”). Bạch thược liễm âm hòa dinh, có thể phòng chống đổ mồ hôi thái quá mà khiến âm dịch cơ thể con người bị tổn thương. Táo đỏ, Cam thảo đều có thể kiện tỳ hộ vị, trong đổ Cam thảo còn có thể điều hòa dược vật. Hạnh nhân có tác dụng tuyên suốt phế khí, còn có thể chữa “phong khí vãng lai” (“Danh y biệt lục”).

Toàn phương hợp dùng có tác dụng khu phong tán hàn, điều hòa dinh vệ. Trung y cho rằng con người dương khí bất túc, dễ bị cảm phong hàn, mà dẫn đến da dẻ ngứa ngáy.

Bởi vì phương này có thể khu phong tán hàn, điều hòa dinh vệ, nên có thể chữa lành chứng ngứa da do phong hàn gây ra. Ngoài ra, sau khi uống thang thuốc này nên tránh gió, để cơ thể ra mồ hôi nhẹ là tốt nhất.

  1. DƯỠNG HUYẾT NHUẬN PHU ẨM

(“Ngoại khoa chứng trị”)

Hiệu quả:

Chừa chứng bệnh huyết hư phong táo da dẻ ngứa ngáy.

Thành phần dược liệụ:

Sinh địa 12 gam, Thục địa 15 gam, Đương qui 12 gam, Hoàng kỳ 15 gam, Thiện đông 15 gam, Mạch đông 15 gam, Đào nhân 10 gam, Hồng hoa 10 gam, Thiên hoa phấn 12 gam, Hoàng cầm 12 gam, Thăng ma 6 gam.

Cách thực hiện:

Dùng nước sạch sắc cô chung tất cả dược vật trên, rồi bỏ bã thuốc lấy nước thuốc để dùng.

Cách dùng:

uống nước thuốc trước bữa cơm, ba lần một ngày.

Giải thích:

Phương thuốc này thích hợp với những người tuổi già hoặc những người thể chất hơi yếu mà da dẻ khô táo, ngứa ngáy, ban đêm ngứa nhiều hơn, vết cào gãi rải rác, da dẻ sần sùi mập dầy; đồng thời kèm hiện tượng sắc mặt không tươi sáng, dễ mệt mỏi, thường hay hồi hộp, trong lòng phiền muộn, giấc ngủ không ngon, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng trắng. Phương này chủ yếu lấy loại dược vật tư dưỡng âm huyết làm chủ. Thục địa, Đương qui trong phương có tác dụng bổ huyết. Sinh địa, Mạch đông, Thiên đông đều dưỡng âm thanh nhiệt nhuận táo. Hoàng kỳ bổ ích trung khí, hợp dùng với Đương qui thì có tác dụng ích khí sinh huyết mạnh hơn. Thiên hoa phấn giỏi về thanh nhiệt sinh tân nhuận táo, có thể chữa môi khô, miệng táo, thở ngắn hơi. Đào nhân, Hồng hoa đều có thể hoạt huyết khử ứ. Trong đó Đào nhân có thể chữa huyết kết, huyết bí, huyết táo. Hồng hoa lại hoạt huyết nhuận táo. Hoàng cầm có thể thanh nhiệt tả hỏa táo thấp.  Thăng ma có tác dụng sơ tán phong nhiệt,  giải độc thấu chẩn, giỏi về khử phong tà ở da dẻ, giải phong nhiệt giữa cơ bắp. Mười một vị dược vật trên hợp dùng có tác dụng dưỡng huyết khu phong, nhuận táo giảm ngứa. Sau khi dùng thang thuốc này có thể làm cho da dẻ tư nhuận trở lại, có thể từ trên căn bản mà cải thiện chứng da dẻ khô táo, từ đó loại trừ triệt để chứng ngứa da.

  1. PHƯƠNG THANH NHIỆT GIẢM NGỨA (“Từ Hy Quang Tự Y Phương Tuyển nghị”)

Hiệu quả:

Có thể chữa trị các bệnh lác, ghẻ ngứa lâu dài và có thể loại trừ chứng ngứa da.

Thành phần dược liệu:

Kinh giới 3 gam, Bạc hà 3 gam, Khương tàm 12 gam,Hải đồng bì 6 gam, Hoàng liên 3 gam, Băng phiến 2 gam.

Cách thực hiện:

Đem tất cả dược vật trên cùng nghiền thành bột mịn hỗn hợp, dùng nước trà đặc điều hòa với bột thuốc.

Cách dùng:

Đùng thuốc đắp lên chỗ bị đau.

Giải thích:

Phương thuốc này một trong những phương thuốc dùng chữa bệnh ngoài da của Hoàng đế Quang Tự đời Thanh. Phương này có tác dụng sơ phong thanh nhiệt giảm ngứa. ,

Trong phương, Kinh giới, Bạc hà có thể khu phong giảm ngứa. Khương tàm có thể sơ phong tiết nhiệt giảm ngứa, giỏi về trị chứng mề đay ngứa ngáy. Hải đồng bì có thể khu phong sát trùng, giảm ngứa. Băng phiến có công hiệu thanh nhiệt giảm đau, phòng lở loét, giảm ngứa, còn tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn. Hoàng liên thanh nhiệt táo thấp,

Sử dụng nước trà đặc để điều dược, mục đích là lợi dụng tấc dụng thanh nhiệt tả hỏa giảm ngứa của nước trà.

Sử dụng phương thuốc này có thể khiến cục bộ ghẻ ngứa, bệnh lác lành bệnh mau chóng.

  1. PHƯƠNG THUỐC BỘT CỦA QUANG TỰ HOÀNG ĐẾ

(“Từ Hy Quang Tự Y Phương Tuyển Nghị”)

Hiệu quả:

Chữa trị bệnh nhọt sởi và ngứa ngáy da dẻ.

Thành phần dược liệu:

Hạ khô thảo, Cương tằm, Khương hoạt, Hải tảo, Bạch chỉ mỗi loại 3 gam.

Cách thực hiện:

Đem tất cả dược vật trên cùng nghiền thành bột mịn hỗn hợp, rồi cho thêm vào một ít Băng phiến, sau đó dùng mật ong điều chế thành dạng cao, đem trải trên vải dầụ là thành.

Cách dùng:

Dùng thuốc cao dán lên chỗ bị đau.

Giải thích:

Trong phương này Hạ khô thảo, Hải tảo có thể thanh hỏa tán kết, đều là thuốc dùng chữa loa lịch (tức lao hạch cổ). Khương tàm có thể hóa đờm tán kết, khu phong giảm ngứa; ngoài ra còn có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn. Khương hoạt giỏi về khu phong trừ thấp và còn có thể ức chế khuẩn bì phu. Bạch chỉ không những có công hiệu thơm tho tư nhuận, còn là một vị thuốc ngoại khoa, giỏi về khu phong giảm ngứa, bài mủ giảm sưng.

Tổng hợp lại, phương thuốc này gồm công hiệu khu phong giảm ngứa, giảm sưng tán kết. Sau khi dùng phương thuốc này có thể loại được chứng lở loét, ghẻ ngứa và ngứa da.

  1. GIẢM NGỨA TẮT PHONG THANG

(“Chu Nhân Khang lâm sàng kinh nghiệm tập”)

Hiệu quả:

Chữa chứng bệnh huyết nhiệt da dẻ ngứa ngáy.

Thành phần dược liệu:

Sinh địa 12 gam, Nguyên sâm 15 gam, Đương qui 6 gam, Đơn sâm 30 gam, Bạch Tật lê 12 gam, Cam thảo 3 gam, Đoạn long, Mẫu lệ mỗi thứ 20 gam.

Cách thực hiện:

Dùng nước sạch nấu cô tất cả dược vật trên, rồi bỏ bã thuốc lấy nước thuốc.

Cách dùng:

Uống nước thuốc trước bữa cơm, ba lần một ngày.

Giải thích:

Phương này chữa chứng huyết nhiệt da dẻ ngứa ngáy, thích hợp với những người thanh, tráng niên có thể chất tương đối khá, da dẻ ngứa nhiều. Sau khi gãi xước để lại vét máu dài; vào mùa hạ hoặc gặp phải nóng thì bệnh nặng thêm, được lạnh thì hoãn giải; đồng thời kèm hiện tượng lòng phiền muộn, khát nước, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch tượng huyền sác.

Phương này có tác dụng lương huyết thanh nhiệt, tiêu phong giảm ngứạ. Trong phương này Sinh địa, Huyền sâm đều thanh nhiệt lương huyết dưỡng âm. Đương qui có thể dưỡng huyết hoạt huyết, trừ phiền, an thần.

Ngoài ra, Đơn sâm còn có tác dụng xúc tiến vận hành của máu. Bạch tật lê giỏi về khu phong giảm ngứa có thể chữa cơ thể bị phong ngứa. Long cốt, Mẫu lệ có công năng trấn tĩnh an thần, chữa chứng lòng phiền muộn.

Trung y cho rằng: “Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt”. Cho nên dưỡng huyết hoạt huyết thì có thể tắt phong. Huyết có nhiệt, huyết nhiệt sinh phong thì có thể dẫn đến da dẻ ngứa ngáy. Bởi vì phương này thanh huyết nhiệt, có thể dưỡng huyết hoạt huyết tắt phong, nên chữa khỏi chứng huyết nhiệt dẫn đến da dẻ ngứa ngáy.

0/50 ratings
Bình luận đóng