Mục lục
TILDIEM
SANOFI SYNTHELABO VIETNAM
viên nén 60 mg: hộp 30 viên.
THÀNH PHẦN
cho 1 viên | |
Diltiazem chlorhydrate | 60 mg |
(Lactose) |
DƯỢC LỰC
Thuốc ức chế dòng calci thuộc dẫn xuất của benzothiazepine.
Diltiazem là chất ức chế dòng calci đi qua màng tế bào vào cơ tim và cơ trơn mạch máu và như thế làm giảm nồng độ calci trong tế bào:
- Diltiazem làm tăng lưu lượng mạch vành do làm giảm kháng lực.
- Có tác động làm chậm nhịp tim vừa phải và làm giảm vừa phải kháng lực của động mạch do đó làm cho tim làm việc ít lại.
- Không có tác dụng inotrope âm tính ngay cả khi phối hợp với các thuốc chẹn bêta.
- Hiệu lực trên lâm sàng của diltiazem đã được chứng minh qua các nghiên cứu có kiểm soát ở mọi dạng đau thắt ngực.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Diltiazem được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Thuốc hiện diện trong máu sau khi uống 30 phút.
Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được từ giờ thứ 3 đến giờ thứ 4. Thời gian bán hủy trong huyết tương từ 4 đến 8 giờ. Diltiazem gắn với protein huyết tương với tỷ lệ 80-85%. Diltiazem được chuyển hóa mạnh ở gan ; chất chuyển hóa có hoạt tính là desacetyl diltiazem. Thuốc được đào thải qua mật 65% và qua nước tiểu 35%.
Chỉ ghi nhận có từ 0,2 đến 0,4% diltiazem không bị biến đổi trong nước tiểu.
Có mối tương quan đáng kể giữa liều dùng và nồng độ trong huyết tương. Tăng liều sẽ dẫn đến tăng nồng độ trong huyết tương nhưng không gây hiện tượng bão hòa.
Khi dùng liều ổn định thì nồng độ trong huyết tương cũng ổn định.
Có mối tương quan giữa nồng độ trong huyết tương và hiệu lực của thuốc.
Nồng độ trong huyết tương cần thiết để đạt được hiệu quả điều trị mong muốn là từ 70 đến 200 ng/ml. Nồng độ trong huyết tương dường như phải cao hơn trong trường hợp cơn đau thắt ngực nặng hơn.
Dược động học của thuốc không bị thay đổi trong trường hợp suy thận.
Các nồng độ trong huyết tương của thuốc ở người già, người bị suy thận, suy gan thường cao hơn ở người trẻ.
Diltiazem và các chất chuyển hóa của nó rất ít bị thẩm tách.
CHỈ ĐỊNH
Phòng ngừa cơn đau thắt ngực chủ yếu trong đau thắt do gắng sức, đau thắt tự nhiên, đau thắt Prinzmetal.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Rối loạn hoạt động nút xoang.
Bloc nhĩ-thất độ 2 và độ 3 không đặt máy. Suy tim trái với phù phổi.
CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG
Tăng cường theo dõi ở bệnh nhân bị chậm nhịp tim hoặc bệnh nhân bị bloc nhĩ-thất độ 1 (do tăng nguy cơ). Ngược lại, không cần phải có những lưu ý đặc biệt trong trường hợp chỉ bị bloc một nhánh.
Ở bệnh nhân lớn tuổi, bị suy thận và suy gan, các nồng độ của diltiazem trong huyết tương có thể sẽ tăng. Nên đặc biệt lưu ý đến những điểm chống chỉ định và thận trọng lúc dùng và phải tăng cường theo dõi, đặc biệt là tần số tim và điện tâm đồ, vào thời gian đầu điều trị.
Trường hợp phải gây mê trong phẫu thuật, cần thông báo cho chuyên viên gây mê về việc đang dùng thuốc.
Diltiazem có thể được dùng không bị nguy hiểm cho những bệnh nhân bị các rối loạn mãn tính đường hô hấp.
LÚC CÓ THAI
Các thử nghiệm trên động vật cho thấy thuốc có tác dụng gây quái thai. Hiện chưa có những số liệu thích đáng để kết luận về nguy cơ gây dị tật khi dùng cho phụ nữ mang thai. Do đó không nên dùng thuốc này trong thời gian mang thai. Tuy nhiên không cần phải phá thai khi phát hiện có thai trong thời gian dùng thuốc mà phải ngưng thuốc và thận trọng theo dõi.
LÚC NUÔI CON BÚ
Diltiazem được bài tiết qua sữa mẹ với tỷ lệ rất thấp, tuy nhiên không nên cho con bú trong thời gian điều trị.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Chống chỉ định phối hợp:
- Dantrolene (tiêm truyền), do thận trọng: ở động vật, một số trường hợp rung thất gây tử vong đã được ghi nhận khi dùng chung verapamil và dantrolene đường tĩnh mạch. Do đó việc phối hợp thuốc ức chế calci và dantrolene là có thể gây nguy hiểm.
- Tuy nhiên, một số bệnh nhân đã được điều trị đồng thời bằng nifedipine và dantrolene mà không bị bất lợi gì.
Không nên phối hợp:
- Esmolol (trường hợp bị hỏng chức năng của thất trái): rối loạn tính tự động (chậm nhịp tim quá mức, ngưng xoang), rối loạn dẫn truyền nhĩ-thất và suy tim (do hiệp đồng tác dụng).
- Thuốc chống loạn nhịp: diltiazem có các đặc tính của thuốc chống loạn nhịp, và trên phương diện tương tác thuốc nó được xem như là một thuốc thuộc nhóm này. Do đó không nên kê toa chung vì có thể làm tăng các tác dụng không mong muốn do phối hợp tác dụng.
- Nếu phải phối hợp thì cần phải đặc biệt thận trọng, tăng cường theo dõi lâm sàng và kiểm tra điện tâm đồ.
Thận trọng khi phối hợp:
- Thuốc chẹn a: tăng tác dụng hạ huyết áp và có thể gây hạ huyết áp tư thế nặng
- Nếu phải phối hợp thì tăng cường theo dõi các dấu hiệu của hạ huyết áp tư thế trong những giờ đầu dùng thuốc chẹn a và nhất là trong thời gian đầu điều trị.
- Amiodarone: tăng nguy cơ bị chậm nhịp tim hoặc bloc nhĩ thất, nhất là ở người lớn tuổ Theo dõi lâm sàng và điện tâm đồ.
- Thuốc chẹn bêta: rối loạn tính tự động, (chậm nhịp tim quá mức, ngưng xoang), rối loạn dẫn truyền xoang-nhĩ và nhĩ-thất và suy tim (do hiệp đồng tác dụng). Nếu phải phối hợp thì cần phải tăng cường theo dõi lâm sàng và kiểm tra điện tâm đồ, nhất là ở người lớn tuổi và thời gian đầu điều trị.
- Ciclosporine: tăng nồng độ ciclosporine trong máu do ức chế sự chuyển hóa của ciclosporine.
Cần phải giảm liều ciclosporine, kiểm tra chức năng thận, định lượng nồng độ ciclosporine trong máu và chỉnh liều trong thời gian phối hợp thuốc và sau khi ngưng phối hợp.
- Carbamazepine: tăng nồng độ carbamazepine trong máu với các dấu hiệu quá liều (do ức chế sự chuyển hóa ở gan). Cần theo dõi lâm sàng và tùy tình hình, có thể giảm liều.
- Esmolol (trường hợp chức năng thất trái bình thường): rối loạn tính tự động (chậm nhịp tim quá mức, ngưng xoang), rối loạn dẫn truyền xoang nhĩ, nhĩ-thất và suy tim (do hiệp đồng tác dụng). Cần theo dõi lâm sàng và điện tâm đồ.
- Midazolam (đường tĩnh mạch): tăng nồng độ midazolam trong huyết tương (do giảm chuyển hóa ở gan) với tăng các dấu hiệu an thầ Theo dõi lâm sàng và giảm liều trong thời gian dùng phối hợp với diltiazem.
- Rifampicine: làm giảm nồng độ thuốc đối kháng calci trong máu do tăng chuyển hóa ở Theo dõi lâm sàng và chỉnh liều thuốc đối kháng calci trong thời gian điều trị chung với rifampicine và sau khi ngưng thuốc này.
- Baclofene: tăng tác dụng hạ huyết áp. Theo dõi huyết áp động mạch và chỉnh liều thuốc hạ huyết áp nếu cầ
Nên lưu ý khi phối hợp:
- Thuốc trị trầm cảm nhóm imipramine: tăng tác dụng hạ huyết áp với nguy cơ bị hạ huyết áp tư thế (do hiệp đồng tác dụng).
- Thuốc an thần kinh: tăng tác dụng hạ huyết áp với nguy cơ bị hạ huyết áp tư thế (do hiệp đồng tác dụng).
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Phát ban da, phù chi dưới.
Suy nhược, buồn ngủ, nhức đầu, mất ngủ, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, nhịp tim chậm, bloc xoang-nhĩ, bloc nhĩ-thất.
Hiếm khi tăng lượng transaminase, viêm gan.
LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG
Người lớn: mỗi lần uống 1 viên (60 mg), ngày 3 lần vào đầu bữa ăn.
Trong những trường hợp nặng, có thể tăng liều đến 4 viên (240 mg), thậm chí 6 viên (360 mg) mỗi ngày.
Uống thuốc không nhai, với một ít nước.
QUÁ LIỀU
Các dấu hiệu ngộ độc cấp tính do quá liều có thể đi từ hạ huyết áp đến trụy tim mạch, chậm nhịp xoang có kèm theo hoặc không gây phân ly đồng nhịp, các rối loạn dẫn truyền nhĩ – thất. Cấp cứu ở bệnh viện, gồm: rửa ruột, bài niệu thẩm thấu.
Các thuốc giải độc được đề nghị: atropine, adrenaline, glutagon, có thể dùng calcium gluconate.