Viêm màng não mủ là một hiện tượng viêm của màng não với sự gia tăng bạch cầu đa nhân trung tính trong dịch não tuỷ, do các vi khuẩn sinh mủ xâm nhập từ não bộ đến tuỷ sống, ảnh hưởng đến màng nhện và màng nuôi.

Bệnh cần được chẩn đoán và xử trí sớm để hạn chế tử vong, biến chứng và di chứng.

MẦM BỆNH

ở trẻ sơ sinh thường là Streptococcus và Escherichia Coli (từ âm đạo người mẹ).

ở trẻ 3 tháng đến 2 tuổi: Haemophilus Influenzae nhóm B.

ở trẻ 5 đến 15 tuổi hoặc thanh niên: Neisseria Meningitidis và Streptococcus Pneumoríiae, Staphylococcus thường gặp nhất.

DỊCH TỄ

Viêm màng não mủ do Neisseria Meningitidis hay phát sinh thành dịch ở các nơi sinh hoạt tập thể (nhà trẻ, trường học…) truyền theo đường hô hấp trên (viêm họng).

Những bệnh nhân chấn thương sọ não, viêm nội tâm mạc, viêm tắc tĩnh mạch… thường bị nhiễm Staphylococcus Aureus.

Trẻ sơ sinh thường nhiễm vi khuẩn trong âm đạo của mẹ (E. Coli) khi vỡ ối sớm.

Viêm màng não mủ do Streptococus pneumoniae thường theo sau một nhiễm khuẩn tai mũi họng.

BỆNH SINH

Đầu tiên, vi khuẩn từ ổ viêm nhiễm xâm nhập vào máu, lên màng não, lan toả và gây viêm màng nhện, màng nuôi, từ đó gây tổn thương cho não ở lân cận.

LÂM SÀNG

Ở trẻ em và người lớn:

Hai hội chứng nổi bật:

  1. Hội chứng nhiễm khuẩn:

Sốt cao đôi khi rét run, viêm đường hô hấp trên, tai mũi họng.

  1. Hội chứng màng não:

Nhức đầu, ói dễ dàng, nhất là khi thay đổi tư thế.

Cứng gáy, dấu Kernig (+). Dấu Brudzinski (+).

Sợ ánh sáng

Thay đổi tính tình: Lừ đừ, li bì, vật vã hoặc kích động thái quá.

Rối loạn thần kinh giao cảm, tăng tiết dịch, vã mồ hôi.

Ngoài ra, còn có thể có một số biểu hiện khác như:

Các tử ban, đốm xuất huyết (thường do Neisseria Meningitidis).

Co giật

Mê sảng

Có dấu thần kinh khu trú: Liệt nửa người, liệt mặt, lác…

Ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi:

Trẻ càng nhỏ, các dấu hiệu càng ít nên khó chẩn đoán.

  1. Hội chứng nhiễm khuẩn:
  • Sốt
  • Nôn, tiêu chảy mất nước
  1. Hội chứng màng não:
  • Thóp phồng
  • Bứt rứt, lăn lộn, bỏ ăn
  • Giảm trương lực cơ, rổì loạn tri ếiác, lơ mơ
  • Cổ cứng
  • Vạch màng não (+)

XÉT NGHIỆM

Dịch não tuỷ

Thường đục

Áp suất tăng nhẹ

Tế bào 100 — 1.000/mm3 trên 80% là bạch cầu đa nhân trung tính.

Đường giảm, dưới 40 mg%

Đạm tăng, khoảng 100mg %

Cấy dịch não tuỷ cho phép phân lập vi khuẩn gây bệnh và để làm kháng sinh đồ.

Các xét nghiệm hỗ trợ khác

Công thức bạch cầu nghiêng về trái, số lượng bạch cầu gia tăng.

Cấy máu có thể dương tính trong một số trường hợp

Cấy tìm vi khuẩn từ mủ tai, dịch cổ họng, mủ da…

X quang có thể cho phép phát hiện ổ nhiễm nguyên phát ở lồng ngực, xoang, xương chũm…

ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc dùng kháng sinh

Dùng sớm, ngay khi có chẩn đoán.

Dựa vào kháng sinh đồ, chọn kháng sinh đi qua được màng não.

Dùng thuốc đường tĩnh mạch, đủ liều, đủ thời gian.

Điều trị nguyên nhân

Viêm màng não mủ do Neisseria Meningitidis

  • Penicillin G 400.000 đơn vị/ kg/ 24 giờ.
  • Ampicillin 150 mg/ kg/ 24 giờ

Viêm màng não mủ do Pneumoniae (người lớn):

  • Penicillin G 16 – 20 triệu đơn vị/ ngày.
  • Thay bằng chloramphenicol 4-6g / ngày khi bị kháng penicillin

Viêm màng não mủ do H. Influenzae:

  • Dùng ampicillin hay amoxillin

Điều trị hỗ trợ

Chống phù não: Corticoid

Chống co giật: Diazepam, phenobarbital

Thăng bằng nước – điện giải trong những ngày đầu bằng truyền dịch

Ngăn ngừa biến chứng và điều trị biến chứng thần kinh.

DỰ PHÒNG

Điều trị tích cực ổ nhiễm khuẩn nguyên phát (nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tai mũi họng…)

Chích vaccin

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM MÀNG NÃO MỦ

Nhận định:

Tình trạng hô hấp:

  • Quan sát da, móng tay chân, đếm nhịp thở, kiểu thở, tình trạng tăng tiết.
  • Nếu có suy hô hấp cần thông khí và cho thở oxy
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên làm giảm đường thông khí.

Tình trạng tuần hoàn:

  • Mạch
  • HA
  • Theo dõi mạch, huyết áp 30 phút/lần, 1 giờ/lần, 3 giờ/lần.
  • Mạch nhanh, huyết áp hạ dễ đưa đến choáng nhiễm khuẩn.
  • Mạch nhanh, huyết áp hạ dễ đưa đến choáng nhiễm khuẩn.
  • Tuỳ tình trạng bệnh nhân

Tình trạng kích thích màng não và hội chứng màng não:

  • Nhức đầu
  • Nôn mửa
  • Táo bón
  • Cổ cứng
  • Kernig
  • Bruzinski
  • Thóp phồng (trẻ sơ sinh).

Tình trạng chung:

  • Đo nhiệt độ.
  • Lượng nước tiểu trong 24 giờ.
  • Để bù đủ nước.
  • Theo dõi rối loạn tri giác.
  • Đánh giá mức độ mê và tiến triển của bệnh.
  • Co giật.
  • Dấu hiệu thần kinh khu trú.
  • Xem bệnh án để biết: –   Có kế hoạch chăm sóc thích hợp.

+ Chẩn đoán sơ bộ và chẩn đoán phân biệt.

+ Chỉ định thuốc.

+ Các yêu cầu theo dõi khác.

– Dinh dưỡng: có thể cho bệnh nhân ăn đường miệng không?

Lập kế hoạch chăm sóc

  • Bảo đảm thông khí.
  • Theo dõi tuần hoàn.
  • Thực hiện y lệnh.
  • Theo dõi: Các dấu hiệu sinh tồn, phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời.

– Chăm sóc:

+ Các hệ thống cơ quan.

+ Nuôi dưỡng.

+ Giáo dục sức khoẻ.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Bảo đảm thông khí:

  • Đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu nghiêng sang một bên.
  • Đặt canuyn Mayo.
  • Bóp bóng ambu nếu có cơn ngừng thở.
  • Cho thở Oxy.
  • Chuẩn bị dụng cụ, thuốc để trợ thủ bác sĩ đặt nội khí quản.
  • Theo dõi nhịp thở, tình trạng tăng tiết, sự tím da, môi và đầu ngón.
  • Hút đờm dãi.

Theo dõi tuần hoàn:

  • Lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ ngay khi tiếp nhận bệnh nhân và báo cáo ngay cho bác sĩ.
  • Chuẩn bị ngay dịch truyền đẳng trương, thuốc nâng huyết áp, dụng cụ truyền dịch để thực hiện kịp thời y lệnh của bác sĩ.
  • Có thể chuẩn bị bộ catheter tĩnh mạch trung ương và trợ giúp bác sĩ tiến hành kỹ thuật.
  • Theo dõi sát mạch, huyết áp 30 phút/ lần, 1 giờ/ lần, 3 giờ/ lần.
  • Chỉ dùng thuốc nâng huyết áp cho bệnh nhân có tụt huyết áp khi đã truyền đủ dịch.
  • Nhằm truyền khối lượng dịch lớn và theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm.
  • Tuỳ tình trạng từng bệnh nhân và chỉ định của bác sĩ.

Trợ giúp thầy thuốc chọc dịch não

  • Chuẩn bị bệnh nhân.
  • Chuẩn bị dụng cụ.
  • Giữ bệnh nhân đúng tư thế trong khi chọc hút dịch não tuỷ.
  • Cho bệnh nhân nằm đầu thấp (không gối) trong 4 giờ đầu, sau khi chọc hút dịch não tuỷ.
  • Theo dõi sau khi chọc hút.
  • Dọn dẹp dụng cụ.

Thực hiện các y lệnh:

  • Chính xác, kịp thời.
  • Thuốc.
  • Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn và tri giác.
  • Lau mát nếu nhiệt độ cao.
  • Giữ an toàn và thuốc chống co giật.
  • Cân bằng nước- điện giải.
  • Đắp ấm các khớp bị viêm.

Chăm sóc hệ thống cơ quan:

  • Vệ sinh răng, mũi, miệng ít nhất 3 lần một ngày.
  • Nhỏ mắt bằng Collyre nhiều lần và dùng gạc che mắt lại.
  • Da: tắm cho bệnh nhân bằng nước ấm hàng ngày và xoay trở mình cho bệnh nhân 2 giờ một lần.
  • Giữ khăn trải giường thẳng và khô. Cho nằm đệm chống loét nếu bệnh nhân hôn mê.
  • Các dụng cụ y tế can thiệp trên bệnh nhân như: ông nội khí quản, ống thông dạ dày, ống thông tiểu, máy thở…
  • Nupi dưỡng: Nếu bệnh nhân hôn mê cho bệnh nhân ăn thức ăn lỏng qua ống thông dạ dày đúng kỹ thuật và đảm bảo đủ năng lượng.
  • Những ngày đầu có thể nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch với dung dịch glucose ưu trương.

Giáo dục sức khoẻ:

  • Ngay từ khi bệnh nhân mới vào, phải hướng dẫn nội qui khoa phòng cho bệnh nhân (nếu tỉnh) và thân nhân của bệnh nhân.

Đánh giá

– Được đánh giá là chăm sóc tốt nếu:

+ Tình trạng hô hấp bình thường.

+ Mạch, nhiệt độ ổn định và dần trỏ về bình thường.

+ Bệnh nhân tỉnh dần hoặc chỉ mở mắt mà chưa tỉnh hẳn.

+ Không sốt.

  • Các dấu hiệu sinh tồn được theo dõi theo yêu cầu của bác sĩ và ghi chép đầy đủ vào phiếu điều dưỡng.
  • Các hội chứng nhiễm khuẩn, hội chứng màng não và dấu hiệu kích thích màng não giảm dần và hết hẳn.
  • Các y lệnh của bác sĩ được thực hiện đầy đủ và chính xác.
  • Không có thêm các biến chứng như: Viêm phổi, viêm khớp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Bệnh nhân tỉnh hoặc chưa tỉnh hẳn.
0/50 ratings
Bình luận đóng