Phân loại

Thuốc lơi tiểu ha kali huyết (thải kali): làm tăng bài tiết natri và nước qua nước tiểu (lợi tiểu thải muối) do ức chế việc tái hấp thu chúng ở ống lượn xa, thêm nữa chúng làm tăng bài tiết kali bằng thải trừ của ống lượn xa (tác dụng hạ kali huyết).

Thuốc lợi tiểu thiazid và thuốc cùng họ.

Tác dụng ngắn: clopamid, hydrochlorothiazid, xipamid.

Tác dụng vừa phải: benđroflumethiazid, polythiazid.

Tác dụng kéo dài: chlortalidon.

Thuốc lợi tiểu quai ống thận (ỉurosemid, bumetanid) ức chế sự tái hấp thu natri và nước ở phần xuống của quai Henle, chúng giữ khi bị suỵ thận.

Thuốc lơi tiểu cường kali huyết (thuốc lợi tiểu tránh kali, thuốc lợi tiểu ở quãng xa), tác dụng lên ống thận xa bằng tạo thuận lợi cho thải trừ natri và nước còn giữ kali (tác dụng cường kali huyết).

Tác dụng trực tiếp: amilorid, triamteren.

Lợi tiêu kháng aldosteron: spironolacton, canrenoat kali.

Thuốc ức chế anhydrase carbonic (acetazolamid): làm tăng bài tiết bicarbonat trong nước tiểu và gây ra nhiễm toan cường kali huyết, thuốc được dùng để điều trị bệnh tăng nhãn áp.

Thuốc lơi tiểu thẩm thấu (mannitol): làm kéo theo thải nước và được dùng để điều trị phù não.

Chỉ định

Cao huyết áp động mạch: trong các thể mới và vừa phải của cao huyết áp động mạch, một thuốc lợi tiểu đơn độc thường bình thường hoá được áp lực động mạch. Trong các thể nặng hơn, các thuốc lợi tiểu tăng khả năng tác dụng của các thuốc chống cao huyết áp khác.

Phù: suy tim, hội chứng hư thận, xơ gan, phối hợp với một chế độ ăn nhạt.

Trong dự phòng loãng xương hậu mãn kinh, thuốc lợi tiểu thiazid có thể được dùng do tác dụng tránh calci của chúng.

Các thuốc lợi tiểu thường rất hay bị kê đơn không đúng trong các tình trạng phù có nguồn gốc tại chỗ, do bạch huyết hay khi có thai bình thường. Trong điều trị béo phì, việc dùng các thuốc lợi tiểu (thường hay được cho dùng thêm vào các thuốc chống đồng hoá, dẫn chất của amphetamin và đôi khi chất xuất của tuyến giáp) lá không có lý.

thuốc lợi tiểu dạng thiazid và tương tự (gây hạ kali huyết)

Hydrochlorothiazid

Esidrex ® (Ciba – Geigy).

Tính chất: Lợi tiểu thải muối dẫn xuất của thiazid nên có thời gian tác dụng ngắn (6 – 12 giờ).

Chỉ định

Các trạng thái phù do suy tim, xơ gan co trướng, suy thận mạn tính, hội chứng hư thận và viêm cầu thận.

Cao huyết áp động mạch vừa hay nặng, phối hợp với các thuốc chống cao huyết áp khác, tác dụng chống cao huyết áp biểu hiện sau 3 đến 6 tuần điều trị.

Giữ nước trong điều trị bằng corticoid hay estrogen.

Đái tháo nhạt do thận (kháng với hormon chống bài niệu).

Đề phòng sỏi thận trong tăng calci niệu vô căn.

Liều dùng: 25 – 100 mg/ngày chia 2 lần dùng.

Thận trọng

Theo dõi cân bằng nước và điện giải, nhất là ở bệnh nhân bị phù (nguy cơ thiếu thể tích dịch và hạ natri máu do thải quá nước tiểu).

Cho dùng thận trọng với người có tuổi (thường quá nhậy cảm).

Theo dõi kali huyết, đặc biệt là với người xơ gan hay bị bệnh tim dùng digitalin. Thêm sau đó kali clorid hay phối hợp sau đó với thuốc lợi tiểu tránh kali nếu kali huyết < 3,5 m mol/lit.

Khi bị suy gan nặng, có nguy cơ hôn mê gan.

Bị tiểu đường: Khi bệnh nặng lên, dùng một thuốc lợi tiểu tránh kali.

Chống chỉ định

Đã bị dị ứng với sulfamid.

Suy thận nặng: Không tác dụng khi bị vô niệu, có thể làm tăng ure huyết và tích tụ nó trong cơ thể (dùng furosemid).

Bệnh thống phong mạn tính (nguy cơ đẩy nhanh cơn thống phong cấp).

Hạ natri huyết (kể cả suy vỏ thượng thận và hạ kali huyết).

Khi có thai và cho con bú (đi qua hàng rào rau thai và vào sữa mẹ).

Tác dụng.phụ

Chán ăn, đau dạ dầy, ỉa chảy, hạ huyết áp theo tư thế, nhậy cảm với ánh sáng.

Hạ kali huyết: Thường không rõ rệt, xuất hiện trong 2 tháng sau khi bắt đầu điều trị rồi đạt thăng bằng trong các tháng tiếp sau. Các thuốc bổ trợ kali hay phối hợp với một thuốc lợi tiểu tránh kali chỉ cần thiết khi có biểu hiện hạ kali huyết (chuột rút, loạn nhịp, thay đổi về điện tâm đồ).

Hạ natri huyết và nhiễm kiềm huyết do hạ clo trong máu.

Tăng urê huyết: urê huyết thường tăng trong khi điều trị nhưng thường là không có triệu chứng, khi đã có sẵn tăng urê huyết (bị bệnh thống phong), có thể gây nên cơn thống phong cấp.

Tăng calci huyết trong trường hợp thiểu năng tuyến cận giáp.

Giảm dung nạp với các hydrat cacbon: tăng glucose huyết và glucose niệu ở những người dễ bị tiểu đường và nặng thêm bệnh này khi sẵn có.

Các phản ứng dị ứng (hiếm): mẩn da, hãn hữu là thiếu máu tan huyết, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, vàng da ứ mật.

Tương tác: với acid tienilic (suy thận cấp), với các thuốc gây cơn xoắn đỉnh (amiodaron, bepridil, sotalol, lidoflazin, prenylamin v.v); với các corticoid (làm hạ kali huyết nặng thêm); với các coumarin (giảm tác dụng chống đông máu); với các muối lithi (tăng độc tính, tránh phối hợp).

CÁC THUỐC LỢI TIỂU KHÁC DẠNG THIAZIDIC

Bendroflumethiazid (thời hạn tác dụng 12 – 14 giờ).

Naturine ® (Leo).

Liều dùng: 2,5 – 5 mg/ngày uống 1 lần buổi sáng.

THUỐC LƠI TIỂU KHÔNG PHẢI DẠNG THIAZID CÓ TÁC DỤNG TƯƠNG TỰ

Chlortalidon (thời hạn tác dụng 72 giờ).

Hygroton 25 ® (Ciba – Geigy).

Liều dùng: 25 – 50 mg/ngày, uống 1 lần buổi sáng.

Cicletanin (thời hạn tác dụng 12 – 24 giờ).

Tenstaten ® (Ipsen).

Lợi tiểu dùng cho trong điều trị cao huyết áp động mạch với liều thấp.

Liều dùng: 50 – 100 mg/ngày.

Indapamid (thời hạn tác dụng 12 – 24 giờ).

Indapamid – Tên thông dụng. Fludex ® (Biopharma).

Nên dùng liều thấp trong điều trị cao huyết áp động mạch.

Liều dùng: 2,5 – 5 mg/ngày. Xipamid (thời hạn tác dụng 24 giờ). Chronexan ® (Asta).

Lumitens ® (Solvay).

Liều dùng: 10 – 20mg/ngày uống 1 lần buổi sáng.

thuốc lợi tiểu quai ống thận

Furosemid

Furosemid – tên thông dụng Furosemix ® (Biogalénique). Lasilix ® (Hoechst).

Tính chất: Lợi tiểu hạ kali huyết, tác dụng ở vùng nhánh xuống của quai Henle, có tác dụng mạnh (ngay cả khi lọc ở tiểu cầu thận giảm). Thời hạn tác dụng 6 – 8 giờ.

Chỉ định

Đường uống:

Phù đã trơ với các lợi tiểu khác trong suy tim, suy gan, hay suy thận (trong hội chứng thận hư, việc điều trị nguyên nhân tổn thương là ưu tiên).

Cao huyết áp động mạch nhẹ hay vừa phải.

Cao huyết áp động mạch biến chứng suy thận (độ thanh thải creatimin dưới 30 ml/phút).

Đường tiêm (trong bệnh viện):

Phù phổi cấp (phối hợp với các biện pháp khác).

Cơn cao huyết áp nặng (phối hợp với các biện pháp khác).

Bài niệu cưỡng bức trong cường calci huyết và một số ngộ độc (bromua, íluorua, iodua), đồng thời truyền nước muôi sinh lý để tránh mất nước ngoài tế bào.

Liều dùng

Như thuốc uống lợi tiểu, ở người lớn liều khởi đầu duy nhất 40 mg buổi sáng, nếu không đạt được bài niệu thích đáng, 80 mg dùng 1 – 2 lần mỗi ngày, tăng dần liều nếu cần thiết. Trẻ em: 1 đến 2 mg/kg/ngày dùng 1 hay 2 lần.

Trong cao huyết áp động mạch biến chứng suy thận: 40 mg uống sáng và tối, có thể tăng tới 120 mg dùng 2 lần mỗi ngày (những liều cao hơn không tăng tác dụng).

Theo đường tĩnh mạch chậm (1 – 2 phút) hay đường tĩnh mạch, 20 – 60 mg, có thể lặp lại tuỳ theo diễn biến, tiếp tục bằng đường uống 3 giờ sau mũi tiêm cucíi cùng. Liều dùng trẻ em 1 mg/kg/ngày.

Thận trọng

Theo dõi cân bằng nước điện giải, đặc biệt là kali huyết và nồng độ ure trong máu, cho dùng bổ trợ kali hay phối hợp với một thuốc lợi tiểu tránh kali nếu kali huyết dưới 3,5 mmol/lit.

Thận trọng với người bị tiểu đường (theo dõi đường huyết), người bị thống phong (theo dõi ure huyết), người bệnh có các rối loạn về gan (đánh giá bằng các thử nghiệm chức năng gan).

Người có tuổi thường quá nhậy cảm.

Ngừng thuốc nếu ít đái vẫn tồn tại sau 24 giờ đã dùng liều cao.

Chống chỉ định

Đã bị mẫn cảm với các sulfamid (kháng khuẩn, lợi tiểu thiazid, ức chế anhydrase cacbonic).

Suy gan nặng (nguy cơ bị hôn mê gan).

Hạ natri huyết nặng, thiếu thể tích thể dịch, mất nước.

Bị nghẽn đường bài tiết nưôc tiểu (dạng tiêm).

Khi có thai (sự vô hại không được xác định) và cho con bú (vào sữa mẹ).

Tác dụng phụ

Thiếu thể tích thể dịch: hạ huyết áp theo tư thế tiến triển thành truy mạch và trạng thái choáng.

Mất nước ngoại bào: khát dữ dội, hạ natri huyết, hạ clo trong máu, thường là nhiễm kiềm do hạ clo huyết.

Hạ kali huyết có hay không có nhiễm kiềm máu, nhất là ở người bị xơ gan và bệnh về tim (cho dùng thuốc bổ trợ kali chlorid).

Quá kiêng muối ăn có thể dẫn đến hạ natri huyết với hạ huyết áp theo tư thế, chuột rút ở bắp chân, chóng mặt, buồn nôn và đôi khi cả trạng thái lú lẫn.

Nhiễm kiềm do giảm clo huyết.

Tăng ure máu có thể thúc đẩy cơn thống phong cấp.

Giảm sản tuỷ xương: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.

Phản ứng dị ứng da, đôi khi dạng bọng nước.

Độc với tai: ù tai, giảm thính lực hay điếc đột ngột, các rổi loạn này thường tạm thời nhưng đã thấy bị điếc vĩnh viễn sau khi cho dùng liều cao bằng đường tiêm, nhất là ở người bị suy thận.

Độc với gan: Hiếm thấy vàng da.

Quá liều: Hạ natri huyết, giảm thể tích thể dịch, mất nước (bù nước – điện giải).

Tương tác: Với acid tienilic (nguy cơ suy thận cấp); với các digitalin (hạ kali huyết do íurosemid làm tăng độc tính của digitalin); với các kháng sinh họ aminosid (tăng độc tính với tai, nhất là khi bị suy thận); với các cephalosporin (tăng độc tính với thận); với các muôi lithi (tăng lithi huyết và độc tính); với indometacin, probenecid (tăng độc tính của furosemid); với các salicylat (tăng độc tính của các salicylat).

CÁC THUỐC LỢI TIỂU QUAI THẬN KHÁC

Bumetamid (thời hạn tác dụng 4 – 6 giờ).

Burinex ® (Leo).

Liều uống: 1 – 3 mg mỗi ngày.

Theo đường tĩnh mạch chậm (trong bệnh viện, khi không thể uống được), trong các cấp cứu (phù phổi cấp, ứ đọng natri nặng), tiêm 0,5 mg nhắc lại cách quãng 20 phút tuỳ theo diễn biến.

Piretanid

Eurelix LP ® (Hoechst).

Lợi tiểu liều thấp dùng điều trị cao huyết áp động mạch thiết yếu.

Chống chỉ định khi suy thận. Liều dùng: 6 mg/ngày.

thuốc lợi tiểu không thải kali (cường kali huyết)

Amilorid

Modamide ® (M.s & D – Chibret).

Tính chất: Lợi tiểu có tác dụng trực tiếp lên Ống thận xa, tạo thuận lợi cho việc thải trừ ion natri và giữ lại ion kali. Tác dụng kéo dài 24 giờ, tác dụng tối đa đạt được sau khi uống 6 giờ.

Chỉ định

Phù do tim hay xơ gan.

Phối hợp với các dẫn chất thiazid hay furosemid để làm giảm bốt

tình trạng mất kali mà các thuốc lợi tiểu này gây ra.

Liều dùng

Người lớn: 15 mg uống 1 lần buổi sáng trong tuần đầu rồi giảm liều xuống 5 – 10 mg/ngày (tối đa 20 mg/ngày).

Trẻ em: 0,2 mg/kg/ngày trong tuần đầu rồi 0,1 mg/kg/ngày.

Khi phối hợp với các thuốc hydrochlorothiazid hay furosemid, người lớn 5 mg/ngày, trẻ em 0,08 mg/kg/ngày.

Thận trọng

Khi bị xơ gan cổ trướng, liềụ thếp (5 mg mỗi ngày) để tránh xuất hiện bệnh lý về não do gan.

Dùng thận trọng khi bị tiểu đường hay nhiễm toan máu.

Theo dõi kali huyết.

Chống chỉ định

Đã bị mẫn cảm với amilorid.

Tăng kali huyết (> 5 mmol/lit).

Giảm natri huyết (<130mmol/lit)

Suy thận cấp hay mạn tính (creatinin huyết >15 mg/lit).

Suy thượng thận.

Tiểu đường không kiểm soát.

Trẻ em.

Có thai, cho con bú.

Tác dụng phụ

Tăng kali huyết khi suy thận hay ăn quá nhiều kali (không cho dùng bổ trợ kali và không phối hợp với các chế phẩm có chứa kali). Sự ứ trệ kali có thể được chữa bằng cho dùng furosemid và tiếp nước dồi dào, trong các thể nặng đôi khi cần phải thẩm phân.

Buồn nôn, nôn, ỉa chảy.

Hạ huyết áp theo tư thế.

Mẩn da (phản ứng, dị ứng).

Tương tác: các muối kali (nguy cơ tăng kali huyết); thuốc ức chế men chuyển (không nên phối hợp); với Spironolacton (tác dụng tương hợp; không nên phối hợp).

CÁC THUỐC PHỐI HỢP CHẾ SAN

Amilorid + furosemid

Logirène ® (Pharmaria & Upjohn). Amilorid + hydrochlorothiasid

Moduretic ® (Dupont).

Amilorid + hydrochlorothiazid + timolol

Moducren ® (M.s & D – Chibret).

Triamteren + lợi tiểu dang thiazid

Cyclotériam ®   (Roussel) [+Cyclothiazid].

Isobar   ® (Logeais) [+ methychlorothiazid].

Prestole ® (SK Beecham)[+ hydrochlorothiazid]

Trieamteren có tác dụng lợi tiểu bài muôi tương đối yếu, chúng được dùng chủ yếu trong phối hợp với các thuốc lợi tiểu dẫn xuất của thiazid. Thời hạn tác dụng là 12 giờ.

Spironolacton

Aldactone ® (Searle).

Flumach ® (Mayoly – Spindles).

Practon ® (Biogalénique). Spiroctan ® (Aron – Médicia). Spironolacton – Tên thông dụng. Spironone ® (Pharmafarm). Spirophar ® (Dakota)

Tính chất: steroid đối vận của aldosteron, được dùng như một thuốc lợi tiểu không thải kali (theo dõi cường kali huyết); thời gian tác dụng là 24-48 giờ và thường tác dụng này chỉ xuất hiện sau 4 ngày điều trị.

Chỉ định

Để làm giảm phù do tim, xơ gan hay thận hư đã kháng lại các thuốc lợi tiểu khác, nhất là khi nghi ngò cường aldosteron thứ cấp.

Dùng hỗ trợ trong điều trị cao huyết áp động mạch thiết yếu khi bị hạ kali huyết hay không dung nạp thuốc lợi tiểu thải muối.

Liệt định kỳ của gia đình (do tác dụng cường kali huyết của nó).

Phù định kỳ tự phát.

Chẩn đoán và điều trị cường aldosteron khởi thuỷ (hội chứng Conn).

Liều dùng

Suy tim: liều khởi đầu 50-150 mg/ngày (tới 400 mg/ngày với các dạng vi hạt); liều duy trì 75- 100 mg/ngày.

Xơ gan cổ trướng (tỷ lệ Na/K+ <1): iều tấn công 200-300

mg/ngày; liều duy trì 50-150 mg/ngày và nếu tỷ lệ Na/K+ > 1, nên cho dùng 100 mg/ngày.

Hội chứng thận hư: 100-200 mg/ngày.

Cao huyết áp động mạch: 50-100 mg/ngày, phối hợp với một thuốc chống huyết áp cao khác.

Liều dùng với trẻ em: 1,5 – 3 mg/kg/ngày.

Thận trọng

Theo dõi điện tâm đồ, định lượng kali huyết và creatinin huyết, nhất là khi bị suy tim hay thận, hay tiểu đường (nguy cơ cường kali huyết nặng).

Trong điều trị phù do xơ gan, bệnh tim, cần dùng liều cao và ngừng dùng thuốc trước khi hết phù hoàn toàn (nguy cơ mất nước và hôn mê gan).

Tránh cho dùng thuốc bổ trợ kali hay các thuốc lợi tiểu không thải kali khác (nguy cơ cường kali huyết).

Chống chỉ định

Đã bị mẫn cảm với spironolacton.

Tăng kali huyết > 5,5 m.mol/lit hay giảm natri huyết < 130 mmol/lit.

Suy thận cấp (vô niệu) hay mạn tính (thanh thải creatinin < 30ml/phút).

Suy tế bào gan ở giai đoạn nặng.

Khi có thai (sự vô hại chưa được xác minh) và cho con bú (một chất chuyển hoá vào được sữa mẹ).

Tác dụng phụ

Buồn nôn, nôn, ỉa chảy.

Tăng kali huyết (hay gặp) được biểu hiện bằng loạn nhịp (điện tâm đồ), trạng thái lú lẫn, mệt mỏi.

Hạ natri huyết: khát, khô miệng, chóng mặt.

Vú to và bất lực ở nam giới, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.

Phản ứng dị ứng, ban da, mẩn, sốt.

Quá liều: buồn ngủ, hạ natri huyết, tăng kali huyết, suy giảm chức năng thận.

Tương tác: với các thuốc lợi tiểu cường kali huyết khác (cộng thêm tác dụng cường kali huyết); với acid tienilic (suy thận cấp); với các muối lithi (tăng lithi huyết); với thuốc ức chế men chuyển (tăng tác dụng cường kali huyết); với các thuốc lợi tiểu hạ kali huyết dẫn chất của thiazid (tác dụng hiệp đồng, liều dùng Spironolacton phải giảm khi phối hợp); với ammoni chlorid (nguy cơ nhiễm toan).

CÁC THUỐC TƯƠNG TỰ

Canrenoat kali

Soludactone ® (Searle)

Dẫn chất tan trong nước của Spironolacton được dùng truyền tĩnh mạch khi cấp cứu với liều hàng ngày 200-400 mg (tối đa 800 mg/24 giờ và 400 mg tiêm một lần).

CÁC THUỐC LỢI TIỂU PHỐI HỢP CHẾ SẴN

(Lợi tiểu tăng kali huyết + lợi tiểu giảm kali huyết)

Amilorid + Furosemid

Logirène ® (Pharmacia & Upjohn) Amilorid + hydrochlorothiazid Moduretic ® (Dupont)

Amilorid + hydrochlorothiazid + timolol

Moducren ® (M.s & D – Chibret) Spironolacton + altizid

Aldactazine ® (Searle)

Altizid Spironolacton – tên thông dụng

Practazin ® (Biogalénique) Prinactizide® (Sanofi Winthrop) Spiroctazine® (Aron – Médicia) Spironolacton + furosemid Aldalix® (Searle)

Triamteren + cyclothiazid Cyclotériam® (Roussel) Triamteren+ hydrochlorothiazid Prestole ® (SmithKline Beecham)

Triamteren + methy clothiazid

Isobar ® (Logeais)

thuốc ức chế anhydrase cacbonic

Acetazolamid

Diamox ® (Théraplix)

Tính chất: ức chế men anhydrase cacbonic, được dùng theo đường toàn thân trong điều trị tăng nhãn áp và phụ trợ như thuốc lợi tiểu. Thời gian bán thải huyết tương là 2-5 giờ.

Chỉ định

Tăng nhãn áp: để giảm áp lực nội nhãn cầu.

Đề phòng và điều trị say độ cao cấp tính: cho dùng 24-48 giờ trước khi lên cao.

Hiếm dùng như thuốc lợi tiểu.

Điều trị hỗ trợ đối với động kinh cơn nhỏ, liệt định kỳ gia đình, viêm tụy, nhiễm toan chuyển hoá sau phẫu thuật tim với tim mở hay trong dự phòng sỏi tiết niệu khi bị thống phong hay cystin niệu.

Liều dùng

Người lớn:

Theo đường uống: 250-500 mg/ngày chia 2 lần uống vào bữa ăn (liều cao hơn khi tăng nhãn áp cấp với góc đóng); hiệu lực giảm sau vài ngày điều trị.

Theo đường tiêm bắp hay tĩnh mạch (muối natri): 500 mg, nhắc lại nếu cần sau 2-4 giờ.

Trẻ em:

Theo  đường uống: 10-15 mg/kg/ngày chia nhiều lần.

Theo đường tiêm bắp hay tĩnh mạch (muối natri): 5-10 mg/kg cách quãng 6 giờ.

Thận trọng

Chế độ ăn giàu rau quả (để bù khả năng mất kali) và bù đủ nước.

Dùng thận trọng đối với người trên 60 tuổi và khi bị tổn thương tắc đường hô hấp.

Tránh uống rượu đồng thời.

Lời khuyên cho người bệnh: thuốc này có thể gây chóng mặt; phải chắc chắn là thuốc được dung nạp tốt thì mới dùng trước khi lái xe, nếu kê đơn trong bệnh động kinh thì không bao giờ ngừng thuốc đột ngột.

Chống chỉ định

Đã từng không dung nạp các sulfamid.

Suy thận (độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút)

Nhiễm toan tăng clo trong máu do thận.

Xơ gan

Hạ natri và kali huyết.

Thiểu năng tuyến thượng thận.

Cường aldosteron khởi phát

Hội chứng Cushing.

Khi có thai (nguy cơ quái thai) và cho con bú (vào sữa mẹ).

Tác dụng phụ

Chán ăn, sụt cân, khó chịu, lãnh cảm tình dục.

Dị cảm, đau đầu, chóng mặt.

Tăng ure huyết.

Nhiễm toan chuyển hoá.

Thiếu máu tan huyết, ban xuất huyết, giảm tiểu cầu. mất bạch cầu hạt (hiếm thấy).

Đái máu hay thiểu niệu và vô niệu do hình thành các tinh thể trong các ống thận, bệnh sỏi thận (cho dùng kéo dài).

thuốc lợi tiểu thẩm thấu

Mannitol

Mannitol (Aguettant)

Mannitol Lavoisier (Chaix & Du Marais)

Tính chất: Thuốc được dùng truyền tĩnh mạch trong dự phòng và điều trị một số thể thiểu niệu và vô niệu và để làm giảm áp lực nội sọ (chống phù não) hay áp lực nội nhãn cầu.

Chỉ định

Truyền tĩnh mạch:

Đề phòng và điều trị phù não, tăng áp lực nội sọ và tăng áp lực nội nhãn cầu cấp (trong tăng nhãn áp cấp, phối hợp với nhỏ mắt pilocarpin).

Dự phòng và điều trị vô niệu sau phẫu thuật tim, trong trạng thái choáng giảm thể tích dịch khi bị bỏng rộng hay truyền máu không tương thích; đầu tiên cho một liều thử nghiệm và nếu bài niệu được phục hồi, thì chuyển sang liều điều trị; kết quả điều trị phụ thuộc chủ yếu vào việc xử lý sớm.

Bài niệu cưỡng bức (phối hợp với furosemid) trong các ngộ độc, nhất là do barbituric và salicylat.

Theo đường uống:

Chuẩn bị nội soi đại tràng

Liều dùng

Liều thử nghiệm trong vô niệu: để thử, người ta cho truyền tĩnh mạch 500 ml dung dịch 10% trong 6 giờ; nếu bài niệu không đạt 40 ml/giờ sau 2 giờ, thì phải tính đến thẩm phân; việc tiếp tục truyền khi không có bài niệu đủ có thể gây ra quá tải nước và phù phổi cấp.

Để làm giảm áp lực nội sọ hay nội nhãn cầu: 250 ml/ngày dung dịch 20-25% truyền tĩnh mạch (30-40 giọưphút).

Trong vô niệu hay để bài niệu cưỡng bức: truyền tĩnh mạch chậm 500 ml/ngày dung dịch 10% (60-70 giọt/phút); lượng truyền sẽ hiệu chỉnh sao cho duy trì được bài niệu khoảng 100 ml/giờ, hiệu chỉnh bù nước và điện giải bị mất qua nước tiểu và không cảm nhận được, đặc biệt chú ý theo dõi natri huyết (nguy cơ hạ natri huyết).

Ở trẻ em, 10 ml/kg/ngày (10-15 giọt mỗi phút cho 10 kg thể trọng).

Xác định độ thanh thải mannitol: tiêm tĩnh mạch 50 ml dung dịch 25%.

Thận trọng: Theo dõi bài niệu và cân bằng nước – điện giải để tránh mất nước ngoại bào và mất nước nội bào khi bài niệu không được phục hồi.

Chống chỉ định

Mất nước trầm trọng, đa phần là ngoài tế bào.

Áp lực thẩm thấu huyết tương cao sẵn có.

Suy tim trái hay phải.

Bệnh lý về ống thận đã xác định với nghẽn thận hoàn toàn (vô niệu).

Thiếu máu, xuất huyết nội sọ.

Tác dụng phụ

Nguy cơ phù phổi cấp khi truyền quá nhanh hay quá nhiều hoặc có suy tim.

Quá tải nước: đau đầu, phù ngoại vi, cao huyết áp động mạch, đau ngực, rối loạn thị giác, co giật.

Mất nước: hạ huyết áp động mạch, tăng nhịp tim, khô miệng, khát, ít đái, viêm tĩnh mạch huyết khối.

Hạ natri huyết do pha loãng, kali huyết cao.

Phản ứng dị ứng: rùng mình, sốt, nổi mày đay, buồn nôn, nôn.

Tương tác: Cho truyền tĩnh mạch mannitol có thể tăng tỷ lệ thải trừ qua thận của các thuốc thứòng bài tiết qua nước tiểu; không thêm các thuốc khác vào dịch truyền.

THUỐC TƯƠNG TỰ

Glycerol

Glycérotone ® (H.Fabre)

Dùng đường uống trong tăng nhãn áp cấp tính.

0/50 ratings
Bình luận đóng