Đại cương thuốc về các loại thuốc cản quang
- Thuốc cản quang được chia thành hai nhóm:
+ Thuốc cản quang không chứa iod.
+ Thuốc cản quang có chứa iod: nhóm thuốc cản quang chứa iod được chia thành các loại:
Loại tan trong nước.
Loại rắn không tan trong nước.
Các chất dầu.
Thuốc cản quang phân nhóm theo mục đích sử dụng:
+ Thuốc cản quang chụp đường tiết niệu và qua thận được.
+ Thuốc cản quang chụp đường mật và qua mật được.
+ Thuốc cản quang chụp phế quản.
+ Thuốc cản quang chụp tử cung – vòi trứng.
+ Thuốc cản quang chụp tủy, não thất.
+ Thuốc cản quang chụp hệ thống bạch huyết.
Tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh
Tác dụng do độc
Tác dụng không mong muốn lên hệ thần kinh có thể do tác động trực tiếp (thông qua chụp mạch máu, chụp tủy…) hoặc có thể do phản ứng chung nặng nề. về cơ bản, vấn đề ở đây đề cập đến thuốc tan trong nước (dùng chụp động mạch não) và loại dầu (dùng chụp tủy).
- Các thuốc cản quang có thể qua thận:
+ Cơ chế của tác dụng phụ:
Tác dụng độc trên hệ thần kinh có thể do rối loạn hàng rào máu-dịch não tủy và hàng rào máu não.
Tác dụng tại chỗ có thể do tổn thương bản thân thành mạch máu, từ đó dẫn đến rối loạn tưới máu.
. Đối với các tế bào não, có thể còn có tác động trực tiếp của tình trạng thiếu oxy trong dòng máu có chất cản quang.
+ Lâm sàng: sau khi chụp động mạch cảnh, có thể có các cơn co giật (có khi nhiều tới mức trở thành trạng thái động kinh), các cơn co giật có thể là cơn lớn nhưng cũng có khi là cơn Bravais-Jackson. Các cơn co giật có thể do ngộ độc hoặc do phù não. Ngoài ra còn có các biểu hiện khác như: ngất, chóng mặt, đau đầu, dị cảm, liệt nửa người, mất ngôn ngữ, mù… Các triệu chứng trên có thể thoáng qua nhưng cũng có thể kéo dài.
+ Điều trị: cơ bản là điều trị triệu chứng, dùng lợi tiểu, an thần…
– Thuốc dạng dầu: chỉ định dùng chụp tủy sống có thể gây viêm dính màng nhện – tủy, hoại tử khu trú tủy sống, tổn thương các dây thần kinh sọ não, mù, hội chứng màng não.
Tác dụng do dị ứng
Chỉ có vai trò thứ yếu.