Cây sa nhân thân giả, củ mọc ngầm, thân giả của cây sa nhân là thân thảo, cao 1-1,5m, có dáng giống cây riềng. Lá mọc so le, mặt lá phiến nhẵn, màu xanh sẫm, dài 30-45cm, rộng 4-6cm. Có hoa vào tháng 4-5, mọc thành chùm dưới gốc cây, hoa màu trắng. Quả hình bầu dục to bằng hạt nhãn, bên trong có 3 hạch. Quả sa nhân cho hạt làm thuốc chữa bệnh.

Cây sa nhân thân giả, củ mọc ngầm
Cây sa nhân thân giả, củ mọc ngầm

Thành phần hóa học

Có Saponin và tinh dầu 2 – 3% gồm: Camphor, Borneol Bomyl Acetate, Linalool, Nerolidol, Limonene. Hạt chứa tinh dầu gồm D-camphor, D-borneol, D-bornylacetat, D-limonen, (-pinen, phellandren, paramethoxy ethyl cinnamat, nerolidol, linalol.

Tác dụng dược lý

Nước sắc Sa nhân với nồng độ thấp có tác dụng hưng phấn đối với ruột cô lập chuột lang nhưng với nồng độ cao lại có tác dụng ức chế. Qua kết quả thực nghiệm thấy 3 loại Sa nhân tỉnh Phúc kiến thường dùng Súc sa, Xuân sa và Hoa sơn khương đều có tác dụng làm giảm tính hưng phấn co thắt của ruột, cũng giải thích được tác dụng hành khí tiêu đầy, chống co thắt làm giảm đau của thuốc. Tác dụng kháng khuẩn: tinh dầu sa nhân có tác dụng diệt lỵ amip.

quả sa nhân có tác dụng hành khí, giảm đau
Quả sa nhân có tác dụng hành khí, giảm đau

Khí vị:

Vị cay, tính ôn, không độc, vào kinh Túc thái âm, Túc dương minh, Túc thiếu dương và Túc quyết âm, cũng vào cả các kinh Thủ thái âm, Thủ dương minh và Thủ quyết âm, vừa thăng, vừa giáng, nhưng thăng nhiều hơn giáng nên nó là dương dược.

Chủ dụng:

Cay, ôn, thơm bốc, bổ cho Phế, ích cho Thận, hòa Vị, tĩnh Tỳ, khoan khoái, điều hòa khí Trung tiêu, thông hành kết trệ, chữa hoắc loạn nôn lợm, khỏi đau bụng, an thai, ấm Tỳ Vị, hạ được khí lạnh, tiêu thức ăn ngưng trệ, trị chứng hàn tả, lỵ ra máu mủ, lãnh khí bôn đồn, quỳ tà truyền nhiễm.

Hợp dụng:

Cùng với Đàn hương, Đậu khấu làm sứ thì vào tạng Phế, cùng Nhân sâm, ích trí làm sứ thì vào tạng Tỳ, cùng Hoàng bá, Bạch linh làm sứ thì vào tạng Thận, cùng Xích thạch chi làm sứ thì vào Đại Tiểu trường.

Kỵ dụng:

Sa nhân thơm ráo, xông bốc, người có thai khí hư nếu uống nhiều có thể làm cho khó sinh. Người phế nhiệt sinh ho, người khí hư sinh đầy, người đau bụng do hỏa, người huyết nhiệt động thai đều cấm dùng.

Cách chế:

Đe cả vỏ sao nhỏ lừa chín thơm, rồi bỏ vỏ, lấy nhân tán nhỏ để dùng.

Nhận xét:

Sa nhân bẩm thụ khí dương hòa của trời đất để sinh, vị cay có thể tán, có thể nhuận, tính ôn thì điều hòa thông suốt, cho nên chữa hết thảy chứng hư hàn, huyết kết, khí trệ, nôn mửa và Dạ dày trướng đầy.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Trương thị y thông”

Bài Hương sa lục quân tử thang (1) Nhân sâm 8g, Bạch truật 8g, Bạch linh 8g, Cam thảo 4g, Trần bì 4g, Bán hạ 8g, Mộc hương 3g, Sa nhân 3g, Ô mai 2 quả.

Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Chủ trị: Tỳ, Vị khí hư, hàn thấp ủng trệ ở Trung tiêu, bụng trướng đau, kém ăn, ợ hơi, nôn mửa, ỉa chảy, viêm loét Dạ dày, viêm Hành tá tràng mạn tỉnh.

“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”

Bài Hương sa lục quân tử thang (2)

Nhân sâm 6g, Bạch truật 6g, Bạch linh 6g, Bán hạ 6g, Trần bì 4g, Hương phụ 4g, Đại táo 4g, Sinh Khương 4g, Sa nhân 3g, Hoắc hương 3g, Cam thảo 2g. Có tác dụng làm ấm Dạ dàỵ. Chữa người Dạ dày lạnh, sinh chán ăn, nôn ọe, Dạ dày mât trương lực, ỉa chảy, mệt mỏi, ớn nóng, ớn lạnh, người trúng độc thức ăn lạnh.

“Y phương khảo”

Bài Lục hòa thang

Bán hạ, Hạnh nhân, Nhân sâm, Bạch truật, Biển đậu, Hoắc hương, Xích phục linh-đều 8g, Mộc qua, Sa nhân, Hậu phác-đều 3g, Cam thảo 2g. sắc, uống 3 lần trong ngày. Có tác dụng điều hòa trung tiêu, hóa thâp, thăng thanh, giáng trọc. Trị mùa hè ăn uổng không điều độ nhiễm thấp tà làm tốn thương Tỳ Vị, hoắc loạn thô tả, ngực và cách mạc đây cứng, rêu lưỡi trăng nhờn. “Từ hy thái hậu y phương tuyên nghi”

– Bài Hương sa dưỡng vị thang (1)

Trần bì 30g, Bán hạ 30g, Hương phụ 20g, Xương truật 20g Thần khúc 12g, Bạch linh 30g, Mạch nha 20g, Sơn tra 12g, Hậu phác 20g, Bạch truật 20g, Cát cánh 20g, Chỉ thực 20g, Xuyên liên 12g, Sa nhân 12g, Mộc hương 20g, Chi tử 12g, Cam thảo 10g, Xạ hương 2g.

Cùng tán nhỏ, mỗi lần sắc uống 12-16g, ngày 2 lần.

Chữa Vị hàn, khí trệ, kém ăn, nôn mửa, ợ ra nước chua.

“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”

Bài Hương sa dưỡng vị thang (2)

Bạch linh 6g, Bạch truật 6g, Nhân sâm 4g, Hậu phác 4g, Trần bì 4g, Hương phụ 4g, Bạch khấu 4g, Thương truật 4g, Mộc hương 3g, Sa nhân 3g, Cam thảo 3 g, Đại táo 3g, Can (sinh) Khương 2g.

Chữa người vốn yếu, Dạ dày lạnh, ứ nước, ứ hoi, không muốn ăn, Dạ dày viêm, giãn, Đại trường viêm, dịch vị và men tiêu hóa kém, hoặc đi ỉa ngày nhiều lần.

“Bảo thai thần hiệu toàn thư”-Hải Thượng Lãn Ông

Bài Nhị truật sa nhân thang

Bạch truật (sao), Thương truật, Sa nhân, Tô diệp- đều 1 lạng, Nhân sâm, Bạch chỉ (sao) đều 7,5đ, Xuyên khung, Kha tử bì, Thanh bì- đều 5đ- Chích Cam thảo 2,5đ. Cùng tán nhỏ, mỗi lần uống 2-3đ, với nước sắc Gừng tươi, ngày 2 lần.

Chữa những người hư yếu, Dạ dày lạnh, ứ nước, ứ hơi, không muốn ăn, Dạ dày viêm giãn, Đại trường viêm, cùng với người ngực bụng lạnh, đi ỉa ngày nhiều lượt.

“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”

  • Bài Hương sa bình vị tán (1)

Thương truật, Hậu phác, Trần bì, Cam thảo, can Khương, Đại táo, Sa nhân, Hương phụ, Hoắc hương.

Chữa viêm Dạ dày, ăn không tiêu, ợ hơi, ợ chua.

  • Bài Hương sa bình vị tán (2)

Thương truật, Chỉ xác, Trần bì, Cam thảo, can Khương, Mộc hương, Sa nhân, Hương phụ, Hoắc hương.

Chữa viêm Dạ dày, ăn không tiêu, đầy bụng, đau bụng.

Bài thuốc hay ứng dụng chữa bệnh từ sa nhân:

Bài 1. Thuốc chữa bệnh nôn mửa, đầy tức

+ Sa nhân 3g

+ Mộc hương 2g

+ Trần bì 5g

+ Phục linh 3g

+ Bán hạ chế 3g

+ Bạch truật 5g

+ Cam thảo 3g

+ Gừng 3 lát mỏng

Các vị thuốc rửa sạch, cho vào nồi cùng 500ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 180ml nước đặc. Người bệnh chia đều 3 lần uống hết trong ngày, trước khi ăn. cần uống liền 5 ngày.

Bài 2. Thuốc chữa phụ nữ bị động thai không yên

+ Hương phụ 9g

+ Tô diệp 9g

+ Sa nhân 6g

Các vị thuốc cho vào nồi cùng 450ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc. Người bệnh chia đều 3 lần uống hết trong ngày, trước bữa ăn. cần uống liền 5 ngày.

0/50 ratings
Bình luận đóng