Cây bí ngô thuộc loại thân thảo, mọc bò, nhờ tua cuốn, thân có góc cạnh, có lông, lá to, mỏng, mặt trên và mặt dưới phiến lá có lông, cuống lá dài. Hoa đơn tính, màu vàng, cuống hoa dài. Quả to thường có hình tròn bẹt hay dài, khi non có lông cứng, cuống quả ngắn có 5 cạnh. Hạt màu trắng, dẹt. Quả bí ngô dùng để ăn và chữa bệnh.

Quả bí ngô tác dụng bổ dưỡng thần kinh, làm dịu đau, giải nhiệt
Quả bí ngô tác dụng bổ dưỡng thần kinh, làm dịu đau, giải nhiệt

Theo Đông y, quả bí ngô có vị ngọt, tính ấm, tác dụng bổ dưỡng thần kinh, làm dịu đau, giải nhiệt, giải khát, trị ho, nhuận tràng lợi tiểu.

Hạt có vị ngọt, tính bình, có dầu, tác dụng diệt khuẩn, giải nhiệt chữa viêm đường tiết niệu, bệnh trĩ, viêm ruột, kiết lỵ, mất ngủ, suy nhược cơ thể, suy thận, khó tiêu, táo bón, đái đường, một số bệnh thuộc tim. Dùng ngoài có tác dụng chữa viêm hoại thư, trị giun, viêm đường tiết niệu.

* Thuốc ứng dụng:

Bài 1. Thuốc chữa bệnh táo bón

+ Bí ngô 100g

+ Khoai lang 50g

+ Đu đủ chín 30g

+ Đường đỏ 20g

Các thứ rửa sạch, cho vào nồi cùng 600ml nước, đun nhừ. Cho đường vào khuấy đều thành chè. Người bệnh ăn ngày 2 lần lúc đói. Cần ăn liền 2-3 ngày.

Bài 2. Thuốc chữa bệnh mất ngủ

+ Bí ngô 200g

+ Hạt sen 50g

+ Hoa nhài 10g

Bài 3. Thuốc chữa bệnh đái đường

Tất cả các thứ rửa sạch, cho vào nồi cùng 600ml nước, đun nhừ. Người bệnh ăn cả nước và cái vào buổi chiều, cần ăn liền 2-3 ngày.

+ Bí ngô                                 150g

Bí ngô gọt vỏ, rửa sạch, đem hấp cách thủy cho chín. Người bệnh chấm tương đậu nành, ăn ngày 2 lần trước khi ăn cơm.

Một số bài thuốc có bí ngô

  1. Viêm phổi: 500g bí ngô, 250g thịt bò, đun kỹ để ăn. Có thể dùng thêm viên hoàn lục vị địa hoàng để điều trị.
  2. Viêm khí quản mạn tính, ho phế quản

Bài 1: Quả bí ngô (khoảng 500g), 60g mật ong, 30g đường phèn. Khoét 1 lỗ đầu quả bí để moi một phần ruột ra; cho đường và mật ong vào, bịt lại bằng miếng bí đã cắt. Đun một giờ đồng hồ rồi lấy ra. Ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và tối, ăn hết. Dùng liên tục trong 5-7 ngày.

Bài 2: Bí ngô tươi 500g (gọt vỏ), táo tàu 15-20 quả (bỏ hạt), đường đỏ vừa đủ. Đun chín nhừ để ăn.

  1. Tiểu đường: Dùng bí ngô làm rau ăn với các thức ăn khác. Có thể nướng bí ngô cho khô, nghiền bột, uống với nước đun sôi mỗi lần 6g, ngày 2-8 lần. Bí ngô có tác dụng thúc đẩy việc tiết ra chất insulin trong cơ thể.
  2. Huyết áp cao, viêm thận mạn tính, xơ gan: Bí ngô rửa sạch, cắt miếng. Cho thêm đường trắng, trộn đều. Đun chín mà ăn. Phối hợp thuốc để điều trị.
  3. Ợ hơi: Lấy 5 cuống quả bí ngô, sắc uống.
  4. Giải độc chất heroin: Bí ngô sống giã lấy nước mà uống nhiều lần.
  5. Bỏng lửa, bỏng nước sôi: Ruột bí ngô giã nát đắp vào chỗ đau.
  6. Mụn nhọt: Cuống bí ngô phơi khô, đốt thành than. Nghiền bột, trộn với dầu sở hoặc dầu mè mà đắp.

Tẩy giun: Ăn sống bí ngô, người lớn 500g, trẻ em lượng một nửa. Hai giờ sau uống thuốc tẩy, ngày 1 lần, liên tục trong 2 ngày.

0/50 ratings
Bình luận đóng