Cây kha tử thuộc loại thân gỗ to, cao 8-12m, cành non có lông, lá mọc so le, đầu nhọn, mặt lá có lông mềm. Hoa nhỏ màu trắng vàng, thơm, mọc ở nách lá hay ngọn cây to. Quả hình trứng thuôn có 5 cạnh dọc thân quả, màu nâu vàng nhạt, thịt quả đen, có một hạt. Cây mọc nhiều ở các tỉnh phía Nam…

Quả kha tử được dùng làm thuốc chữa bệnh

Ngày nay, y học hiện đại đã chứng minh trong quả kha tử có chứa: Tamin, chebutin, terchebin… Đặc biệt, hàm lượng tamin chiếm tới 51,3%. Trong thành phần tamin lại có các acid galic, egalic, luteolic, chebulinic… Khi kết hợp các chất này với nhau sẽ có tác dụng kháng sinh diệt khuẩn mạnh hơn so với chiết xuất riêng rẽ. Đồng thời chất chebutin, terchebin trong kha tử còn có tác dụng trợ tim, chống ho, chống co thắt dạ dày…

Theo Đông y, quả kha tử có vị ngọt, chát, nhạt, hơi chua, tính mát. Tác dụng trừ ho, sát trùng đường ruột, chống co thắt, chữa đi ngoài lâu ngày, kiết lỵ kinh niên, ho mất tiếng, di tinh, đổ mồ hôi trộm, trĩ, xích bạch đới.

Quả kha tử tác dụng trừ ho, sát trùng đường ruột
Quả kha tử tác dụng trừ ho, sát trùng đường ruột

Thuốc ứng dụng từ quả Kha tử:

Bài 1. Thuốc chữa bệnh ho lâu ngày

+ Quả kha tử                     4g

+ Đan sâm                         4g

Cả hai thứ cho vào nồi cùng 400ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 180ml nước đặc. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, sau bữa ăn. cần uống liền 3-5 ngày.

Điều trị ho có đờm cho bé: Nướng kha tử lên, sau đó thả vào cốc nước ấm có pha chút muối cho bé ngậm rồi nuốt nước từ từ từ. Khi nào thấy hết vị chát thì thôi.

Ho lâu ngày: Dùng kha tử, đảng sâm mỗi vị 4g sắc với 400ml, còn 1/2 chia uống 3 lần.

Bài 2. Thuốc chữa bệnh đi ngoài lâu ngày

+ Quả kha tử                     150g

+ Vỏ quả lựu                         50g

Cả hai thứ sao vàng, tán bột mịn, uống ngày 3 lần trước khi ăn. Người bệnh mỗi lần uống 10g thuốc với nước sôi ấm. cần uống liền 3-5 ngày.

Theo “Dược phẩm vựng yếu”

Kha lê lặc (Kha tử)

Khí vị:

Vị đắng chát, khí ôn, không độc, tính trầm mà giáng xuống, thuộc loại âm dược.

Chủ trị:

Chữa khí lạnh, tiêu thức ăn ngưng đọng, chữa bụng đầy trướng, thông tân dịch, phá khí kết, chữa lỵ lâu ngày, đuổi Trường phong, khai Vị, sáp Trường, lại chữa cả Phế khí hư do hỏa làm tổn thương, uất tắc, trướng đầy, ho suyễn, thở gấp; vì nó chua và đắng nên có công thu liễm, giáng hỏa. Còn có khả năng tiêu đờm, trừ phiền, chữa đi tả lâu ngày, đi tả ra huyết, đau hậu môn, hoắc loạn, bôn đồn, đới hạ, động thai ra huyết.

Hợp dụng:

Cùng dùng với Nhân sâm thì bổ Phế, với Bạch truật thì mạnh Tỳ, với Ngũ vị thì liễm Phế khí, với Trần bì thì hạ khí.

Cấm kỵ:

Phàm chứng ho do Tỳ có thực nhiệt, chứng tiết tả và lỵ chưa đến mức hư hàn, bệnh tà mới phát, đều cấm dùng.

Cách chế:

Dùng thứ có 6 cạnh, sắc đen, thịt dày, lấy Cám trộn với nước bọc ngoài, nướng chín, bỏ hột; hoặc chưng với nước và Rượu, bỏ hột, phơi khô dùng.

Nhận xét:

Kha tử vị chát mà thu liễm, tính ôn mà thông suốt, cho nên đã hay phá kết, chữa đầy trướng, lại hay chặt ruột, ngăn ho, hóa đờm mạnh, nhưng nó hạ khí xuống rất nhanh, chứng thuộc hư không nên dùng một mình nó.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Tế sinh phương:

Bài kha tử ẩm

Kha tử nhục 6g, Hạnh nhân 6g, Thông thảo 6g. sắc, chia uống nhiều lần trong ngày. Trị viêm họng, ho lâu, tắt tiếng.

“Kim quỹ yếu lược”

Bài Kha lê lặc thang

Nhục Kha lê lặc 10 quả. sắc, chia uống 2 lần trong ngày.

Chữa chứng lợi khí, hon thoát theo đường đại tiện.

“Nghi minh phương luận”

Bài Kha tử thanh âm thang

Kha tử nhục 6g, Cát cánh 6g, Cam thảo 6g. sắc, chia uống nhiều lần trong ngày. Trị mất tiếng không nói được.

“Lâm sàng báo”

Chữa bệnh Phổi viêm, dùng Kha tử nhục 5đ, Qua lâu 5đ, Bách bộ 3đ, sắc, chia 2 lần uống trong ngày.

“Dương y đại toàn”

Bài Ôn phế chỉ lưu đan

Nhân sâm 2g, Kha tử 4g, Kinh giới 2g, Tế tân 2g, Ngư não thạch 20g, Cam thảo 4g, Cát cánh 12g.

Sắc, chia uống 2 lần trong ngày. Chữa chứng Tỵ uyên (viêm xoang mũi) thường chảy nước đặc.

“Thiên gia diệu phương”

Bài Chân nhân dưỡng tạng thang

Đảng sâm 12g, Bạch truật 10g, Chích Cam thảo 3g, Đương quy 6g, Bạch thược 12g, Nhục quế 4-6g, Can khương 6g, Mộc hương 3-6g, Kha tử 12g, Túc xác 6g, Nhục đậu khấu 10g.

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày. Có tác dụng bổ hư, ôn trung, sáp tràng, cố thoát. Trị viêm ruột mạn tính.

0/50 ratings
Bình luận đóng