Cây nhãn thân gỗ to, cao 5-10m, tán lá tròn xòe ra và rậm rạp. Cành non có lông, lá mọc so le, kép lông chim. Hoa mọc ở ngọn cành và ở nách lá màu vàng nhạt. Hạt trơn đen nhánh, áo hạt (cùi nhãn) trắng trong, bao quanh hạt, không dính vào hạt. Khi chín quả ngọt, mát. Quả nhãn chín dùng để ăn và làm thuốc chữa bệnh.
Theo Đông y, quả nhãn có vị ngọt, tính ấm, bổ tim, an thần, kiện tỳ, làm tăng cơ nhục. Chữa trí nhớ suy giảm, hay quên, tư lự quá độ gây mất ngủ, thần kinh suy nhược, tâm thần mỏi mệt, hồi hộp, hoảng hốt, gan kém, huyết hư, tỳ kém v.v… liều dùng 15-30g.
Hạt nhãn có vị mặn, tính bình. Tác dụng chỉ huyết, chữa đau dạ dày, đau thoát vị, mụn nhọt v.v… liều dùng 10-15g.
Mục lục
NHÃN
Tên khác: Lệ chi nô, mác nhan (Tày), lày nghịn điẳng (Dao)
Tên khoa học: Eupkoria longan (Lour.) Steud. Họ Bồ hòn (Sapindaceae)
MÔ TẢ
Cây to có thân nhẵn. Cành non có lông, cành già nhẵn và giòn. Lá kép lông chim, mọc so le, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới xám nhạt.
Cụm hoa là một chùy kép ở kẽ lá và đầu cành; hoa màu vàng nhạt, đài và tràng có 5 – 6 phiến, nhị 6 – 10.
Quả hình cầu, nhẵn hoặc hơi nháp, màu vàng nâu khi chín, cùi dày mọng đen bóng.
Mùa hoa quả: tháng 4 – 8.
PHÂN BỐ, NƠI MỌC
Trên thế giới, nhãn phân bố chủ yếu ở châu Á, một phần nhỏ ở Australia.
Ở Việt Nam, cây được trồng từ lâu đời và rải rác khắp các tỉnh trong cả nước, nhiều nhất ở tỉnh Hưng Yên.
BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIẾN
Quả, thu hái vào mùa nhãn chín, bóc vỏ, lấy cùi phơi hoặc sấy khô.
Hạt và lá cũng được dùng.
CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG
Cùi nhãn thường được chế biến thành long nhãn theo cách làm sau: Với số lượng ít, để cả chùm chỉ bỏ quả sâu, quả thối, nhúng vào nước sôi trong 1 – 2 phút. Lấy ra, phơi vài nắng. Sau đó, bóc lấy cùi rồi lại đem phơi nắng đến khi cầm không dính tay là được (chú ý tránh ruồi nhặng khi phơi). Nếu nhiều, sấy nhãn bằng than củi. Bóc lấy cùi, cầm nhẹ tay tránh nát vụn. Tãi mỏng cùi trên nong sạch, sấy khô ở nhiệt độ 30 – 35°c (thấp hơn nhiệt độ sấy ban đầu).
Long nhãn có màu cánh gián (nâu vàng sẫm), khô bóng và mềm, vị ngọt đậm, mùi thơm.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Cùi nhãn chứa protein, chất béo, đường khử, hợp chất nitơ, vitamin A, B, acid hữu cơ (acid succinic, acid malic, acid citric).
Hạt nhãn có saponin, chất dầu, tanin, tinh bột.
Lá nhãn chứa flavonoid quercetin, quercitrin, tanin, β-sitosterol.
Vỏ thân có hàm lượng cao tanin.
- Cùi nhãn, tên thuốc trong y học cổ truyền là long nhãn, có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ dưỡng, dưỡng huyết, an thần, chữa suy nhược thần kinh, đại tiện ra máu, kém ngủ, hay quên.
Liều dùng hàng ngày: 10 – 20g, có khi hơn, dưới dạng rượu ngâm, thuốc hãm.
Cao “Nhị long ẩm” của Hải Thượng Lãn ông gồm 50% long nhãn và 50% cao ban long là phương thuốc bổ cổ điển dùng cho người cao tuổi.
- Hạt nhãn cạo sạch vỏ đen, thái mỏng, phơi hay sấy khô, tán bột mịn, dùng đắp vết thương làm thuốc cầm máu; nếu đốt hạt cháy thành than, rắc lại chữa lở ngứa ở kẽ ngón tay, ngón chân. Hạt nhãn đốt lấy khói xông chữa chảy máu cam.
- Lá nhãn (100g) thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày chữa phù thũng. Thêm gừng khi dùng cho người máu hàn.
Ngoài ra, vỏ quả nhãn đốt thành than, tán bột mịn, hòa với dầu vừng, bôi chữa bỏng.
BÀI THUỐC
- Thuốc bổ: * Long nhãn (100g), táo tàu (50g), thái nhỏ, ngâm với nửa lít rượu, để càng lâu càng tốt. Ngày uống hai chén con trước bữa ăn.
* Long nhãn (30g), sâm Bố Chính (20g, tẩm nước gừng, sao vàng), hãm uống trong ngày.
* Long nhãn (100g) giã nhuyễn, trộn với bột hạt sen (100g) và mật ong vừa đủ làm viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g.
- Chữa suy nghĩ quá nhiều, hay quên, khó ngủ: Long nhãn (30g), hoàng kỳ (30g), phục thần (30g), mộc hương (15g), toan táo nhân (3g), nhân sâm (15g), chích cam thảo (8g), đương quy (3g), viễn chí (3g).
Tất cả ngâm rượu, uống.
Bài thuốc hay trong chữa bệnh từ quả nhãn:
Bài 1. Thuốc chữa bệnh tỳ hư, ăn kém
+ Bạch truật 30g
+ Đảng sâm 30g
+ Phục linh 30g
+ Mộc hương 30g
+ Hoàng kỳ 30g
+ Cam thảo 15g
+ Long nhãn nhục 30g
+ Đương quy 30g
+ Toan táo nhân 30g
+ Viễn trí 3g
+ Mật ong 50ml
Các vị thuốc tán bột mịn, dùng mật ong luyện viên bằng hạt ngô phơi khô. Người bệnh ngày uống 3 lần trước bữa ăn, mỗi lần một chén nhỏ rượu với 10 viên thuốc, cần uống liền 9-11 ngày.
Bài 2. Thuốc chữa bệnh tim hồi hộp
+ Bố chính sâm 20g
+ Hạt sen 16g
+ Củ mài 15g
+ Long nhãn 8g
+ Toan táo nhân (sao đen) 12g + Hà thủ ô chế 9g
+ Rau má 20g
+ Vỏ rễ bú bò 12g
+ Cam thảo 8g
Các vị thuốc rửa sạch, cho vào nồi cùng 500ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 200ml nước đặc. Người bệnh chia đều 3 lần uống hết trong ngày, trước bữa ăn. cần uống 10-12 thang.
Bài 3. Thuốc chữa bệnh giảm bạch cầu
+ Hoàng kỳ 30g
+ Viễn trí 6g
+ Bạch truật 10g
+ Táo nhân 12g
+ Long nhãn 10g
+ Mộc hương 5g
+ Nhân sâm 20g
+ Phục linh 20g
+ Đương quy 10g
+ Cam thảo (sao thơm) 6g
Các vị thuốc rửa sạch, cho vào nồi cùng 500ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 200ml nước đặc. Người bệnh chia đều 3 lần uống hết trong ngày, trước bữa ăn. cần uống 10-15 ngày.
Bài 4. Cháo bổ tim an thẩn
+ Quả nhãn 50g
+ Táo tàu 3 quả
+ Gạo tẻ 100g
Quả nhãn bóc vỏ, bỏ hạt, táo tàu bỏ hạt; gạo tẻ vo sạch; cả ba vị cho vào nồi thêm 1 lít nước đun nhỏ lửa cho cháo nhừ. Khỉ cháo nhừ hơi đặc là được. Người bệnh chia 2 lần ăn trong ngày lúc đói. cần ăn liền 21 ngày là một liệu trình, thời gian nghỉ giữa các liệu trình là 10 ngày, cần dùng 3-5 liệu trình.
Bài 5. Thuốc bổ máu
+ Quả nhãn 50g
+ Củ mài 20g
+ Đan sâm 20g
+ Đậu đen 30g
Quả nhãn bóc vỏ, bỏ hạt; củ mài thái nhỏ, đan sâm tán thành bột mịn, đậu đen vo sạch. Cho cùi nhãn (long nhãn) cùng củ mài, đậu đen vào nồi, thêm 1 lít nước đun nhỏ lửa, cho thuốc nhừ, khi còn 400ml nước thuốc cho bột đan sâm vào đảo đều, thuốc sôi một lúc là được. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày (cả nước và cái), trước bữa ăn. cần dùng liền 11 ngày.
Bài 6. Thuốc chữa bệnh mất ngủ
+ Quả nhãn 60g
+ Táo tàu 30g
Quả nhãn bóc vỏ, bỏ hạt, cùng táo tàu cho vào nồi thêm 1 lít nước, đun nhỏ lửa cho thuốc nhừ, khỉ còn 600ml nước thuốc chia uống nhiều lần trong ngày, cần uống liền 11 ngày.
Bài 7. Thuốc bổ gan
+ Long nhãn 12g
+ Kỷ tử 12g
+ Hoàng trinh 12g
+ Trứng chim bồ câu 2 quả
Các vị thuốc cho vào nồi, thêm 500ml nước đun nhỏ lửa cho thuốc nhừ, khi còn 150ml nước thuốc chắt lấy nước, bỏ bã; đập trứng chim bồ câu vào nước thuốc quấy đều, đun tiếp, thuốc sôi lại là được. Người bệnh dùng hết một lần trong ngày, lúc đói. Cần uống liền 11 ngày
Bài 8. Thuốc bổ máu
+ Quả nhãn tươi 600g
+ Đường trắng 500g
Quả nhãn bóc vỏ, bỏ hạt cho vào nồi thêm 500ml nước, đun nhỏ lửa cho thuốc nhừ. Khi còn 250ml nước thuốc cho đường trắng vào quấy đều tay, đường tan hết là được. Để thuốc nguội cho vào lọ thủy tỉnh, đậy kín. Người bệnh ngày dùng hal lần sáng, tối, trước khi ăn, mỗi lần 2 thìa cà phê thuốc với nước sôi để nguội.
Bài 9. Thuốc chữa bệnh thiếu máu
+ Long nhãn 16g
+ Đương quy 16g
+ Hoàng kỳ 12g
+ Thục địa 16g
Các vị thuốc cho vào nồi, thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho thuốc nhừ, khi còn 250ml nước thuốc chắt lấy nước, bỏ bã. Người bệnh chia 2 lần uống hết trong ngày (sáng, tối), trước khi ăn, uống thuốc khi còn ấm. cần uống liền 21 ngày
Bài 10. Thuốc chữa bệnh hoa mắt chóng mặt
+ Long nhãn 16g
+ Câu đằng 12g
+ Táo nhân 10g
+ Thục địa 16g
+ Táo tàu 20 quả
Các vị thuốc cho vào nồi, thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho thuốc nhừ. Khl còn 300ml nước thuốc chắt lấy nước, bỏ bã. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày trước khi ăn. Cần uống liền 11 ngày.
Bài 11. Thuốc chữa ghẻ ngứa
+ Hạt nhãn 300g
Đem sao hạt nhãn cho gần cháy, sau đó tán nhỏ mịn cho vào lọ rộng miệng, thêm dầu vừng vừa đủ quấy đều bôi lên chỗ ngứa, ngày 2-3 lần.
Chú ý: Quả nhãn là loại quả có ích, bổ dưỡng, song một lần không nên ăn quá nhiều, nhất là trẻ nhỏ chỉ nên cho ăn từ 5-7 quả một lần, ngày ăn hai lần. Trẻ dưới 3 tuổi cần lưu ý bóc hạt nhãn và chỉ cho ăn 2-3 quả một lần.