Tên khoa học:

Allium fistulosum L. Họ Hành (Alliaceae).

Tên khác:  Hành ta, hành hoa, hành hương, thông bạch, co xông, hom búa (Thái), sông (Dao).

Mô tả:

Cây thảo, sống hàng năm, có thân hành nhỏ phân nhánh. Lá hình trụ nhẵn, rỗng ruột mọc thẳng từ thân hành, có bẹ rộng và dài, màu trắng đôi khi pha hồng nhạt, mọc ốp sát vào nhau.

Cụm hoa mọc trên một cán rỗng thành tán giả, hoa nhiều có 6 thùy bằng nhau, màu trắng có sọc xanh, nhị 6 dài hơn bao hoa, mọc thò ra ngoài.

Quả nang, hình cầu, hạt hình ba cạnh, màu đen.

Toàn thân khi vò ra có mùi hăng cay.

Mùa hoa quả: tháng 4-11.

Còn có cây hành nén hay hành củ có thân hành to, cũng được dùng với công dụng tương tự.

Hành tăm
Hành tăm

Thành phần hóa học:

Hành chứa tinh dầu với thành phần chính là allicin, các hợp chất diallyldisulfid, các đường glucose, saccharose, các vitamin B1, B2, C, các chất vô cơ Ca, Fe, P, các men tiêu hóa như invertin, pepsin, pancreatin, các acid béo, pectin, chất nhầy.

Tinh dầu hành còn có nhiều hợp chất sulfur.

Tác dụng dược lý:

Hành có tác dụng làm tăng sự bài tiết các dịch tiêu hóa góp phần vào quá trình chuyển hóa các chất đạm, mỡ và đường, tránh được đầy chướng và ngộ độc.

Chất allicin trong tinh dầu hành có tác dụng kháng khuẩn mạnh.

Nước chiết từ hành làm ức chế nhiều loài nấm gây bệnh ngoài da.

Một số tác dụng chữa bệnh của hành có thể kể ra như sau:

Giảm cholesterone: Chất sắt có trong hành tây chính là lý do tại sao hành tây được cho là rất tốt trong việc điều trị thiếu máu.

Chống đông máu: Chỉ cần mỗi ngày ăn nửa củ hành thôi là bạn đã có thể tự giảm đáng kể lượng cholesterone cho mình và giúp bản thân ngăn ngừa những cơn đau tim.

Chống viêm: Các chất chống viêm trong hành rất có ích trong việc giảm các triệu chứng của tình trạng viêm, đặc biệt là viêm khớp và bệnh gút.

Chống nhiễm khuẩn: Hành có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E.coli và Salmonella. Ngoài ra, nó còn có hiệu quả chống lại bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang.
Tốt cho huyết áp: Dù bạn ăn sống hoặc nấu chín, hành tây cũng giúp bạn hạ huyết áp một cách tự nhiên. Nó cũng làm loãng máu, hòa tan cục máu đông và lọc máu khỏi các chất béo không lành mạnh.

Phòng chống ung thư ruột kết: Fructo-oligosaccharides trong hành kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết và giúp giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết.

Theo những nghiên cứu ghi chép thì hành được sử dụng từ những năm trước công nguyên và là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh.Ăn hành tây đỏ, giảm cholesterol

Hành tây là một thành viên của gia đình hoa huệ tây và có “mối liên hệ mật thiết” với tỏi. Nó thường được gọi là “vua của các loại rau” vì hương vị cay nồng.

Có nhiều loại hành với đủ loại màu sắc, kích thước và vị giác. Các củ hành nhỏ thì thường được gọi là hành lá, bao gồm hẹ, tỏi tây và hẹ tây.

Lợi ích dinh dưỡng: Tuy cùng là một giống nhưng sự khác nhau về chủng loại, thời gian trồng và thời gian lưu trữ cũng làm cho các loại hành này có tác dụng dinh dưỡng khác nhau.

Hành được coi là thực phẩm có tính kháng viêm cao. Ngoài ra, nó lại rất giàu vitamin A, B, C và là một nguồn tiềm năng của acid folic, canxi, phốt pho, magiê, crom, sắt và chất xơ.

Lợi ích sức khỏe: Theo những nghiên cứu ghi chép thì hành được sử dụng từ những năm trước công nguyên và là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh.

Một số tác dụng chữa bệnh của hành có thể kể ra như sau:

Giảm cholesterone: Chất sắt có trong hành tây chính là lý do tại sao hành tây được cho là rất tốt trong việc điều trị thiếu máu.

Chống đông máu: Chỉ cần mỗi ngày ăn nửa củ hành thôi là bạn đã có thể tự giảm đáng kể lượng cholesterone cho mình và giúp bản thân ngăn ngừa những cơn đau tim.

Chống viêm: Các chất chống viêm trong hành rất có ích trong việc giảm các triệu chứng của tình trạng viêm, đặc biệt là viêm khớp và bệnh gút.

Chống nhiễm khuẩn: Hành có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E.coli và Salmonella. Ngoài ra, nó còn có hiệu quả chống lại bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang.

Tốt cho huyết áp: Dù bạn ăn sống hoặc nấu chín, hành tây cũng giúp bạn hạ huyết áp một cách tự nhiên. Nó cũng làm loãng máu, hòa tan cục máu đông và lọc máu khỏi các chất béo không lành mạnh.

Phòng chống ung thư ruột kết: Fructo-oligosaccharides trong hành kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết và giúp giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết.

Táo bón và đầy hơi: Ăn nhiều hành tây sẽ giúp giảm táo bón mãn tính và đầy hơi.

Tiểu đường: Chromium trong hành tây giúp các tế bào trong cơ thể của bệnh nhân tiểu đường có phản ứng thích hợp để làm giảm mức độ insulin và cải thiện lượng đường glucose hấp thụ vào cơ thể.

Lợi tiểu và làm sạch máu: Hành có tác dụng giữ nước để tránh sỏi tiết niệu, viêm khớp và bệnh gút.

Chữa ù tai: Trong một số nền văn hóa, người ta nhúng bông vào nước ép hành và chấm vào tai để chống lại sự ù tai.

Rụng tóc: Một nghiên cứu đã cho thấy việc bôi nước ép hành tây trên da đầu hai lần một tuần trong 2 tháng sẽ làm cho tóc mọc lại. Biện pháp này hiệu quả mà chi phí lại chắc chắn rẻ hơn những loại thuốc mọc tóc khác.Cách trị rụng tóc

Tăng cường miễn dịch: Vị hăng của hành làm tăng lưu thông máu và sự tiết mồ hôi. Đặc biệt trong thời tiết lạnh, hành có tác dụng tránh nhiễm trùng, giảm sốt và đổ mồ hôi ra cảm lạnh và cúm rất tốt.

Loãng xương: Trong hành có chứa một hợp chất có thể ngăn ngừa các hoạt động phá vỡ xương. Đặc biệt nó có lợi cho những phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương khi họ đi qua thời kỳ mãn kinh.

Hô hấp: Mỗi ngày bạn nên uống 3-4 thìa cà phê hỗn hợp nước ép hành và mật ong để làm tiêu đờm và ngăn chặn sự tạo đờm trong cơ thể. Hỗn hợp này cũng là vị thuốc để chống lại bệnh cảm lạnh thông thường.

Nâng cao chất lượng “chăn gối”: Hành là một chất kích thích tình dục mạnh, chỉ đứng thứ hai sau tỏi.

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đun sôi hành trong nước cho đến khi nước bốc hơi. Lọc lấy nước củ hành, để nguội và uống. Các đặc tính chống vi khuẩn của hành sẽ giúp làm giảm các cảm giác nóng khi tiểu tiện.

Công dụng chữa bệnh theo Đông y:

Y học cổ truyền coi hành có vị cay, tính ôn, có tác dụng thanh nhiệt, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giúp tiêu hóa, kháng khuẩn. Hành củ dùng để làm gia vị cho các món ăn hằng ngày nhưng hành còn là một vị thuốc độc đáo mà Đông y gọi là “thông bạch”, giúp chữa cảm mạo, động thai…

Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng hành sắc uống chữa bí đái và lấy hành giã nát trộn với mật ong, đắp băng làm mau lành vết thương.

Củ hành (15 – 20g) giã nhỏ trộn với cháo nóng ăn cho giải nhiệt, làm ra mồ hôi. Nước sắc củ hành dùng uống chữa bí đái, đại tiện khó khăn; dùng xông trị cảm cúm, viêm mũi, ngạt mũi; súc miệng tránh được những bệnh về răng miệng và thụt hậu môn để tẩy giun kim. Để chữa mụn nhọt, chủ yếu làm mụn chóng mưng và vỡ mủ, lấy một củ hành giã với ít muối, gói vào vải xô sạch, hơ nóng, đắp, băng lại; ngày làm một lần.

Bài thuốc chữa bệnh từ củ hành:

Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ củ hành

  1. Trị cảm mạo, ho, mồ hôi không ra, đau đầu, đau gáy

Nguyên liệu: Hành ta 5 củ, lấy cả rễ, gạo 50g; gừng tươi 10g.

Cách chế biến: Gừng tươi xắt lát rồi giã nát. Nấu gừng và gạo thành cháo nhuyễn (nấu loãng). Hành thái nhỏ cho vào cháo, cho thêm 3 – 5 ml giấm ăn, trộn đều, cho vào tí muối và tiêu. Nên ăn lúc cháo đang còn nóng để cho ra mồ hôi. Lưu ý, khi ra mồ hôi nhiều rồi thì không nên ăn nữa. cũng có thể làm theo cách: nấu một bát cháo lòng, hành củ đập dập cho vào, gia vị ít tiêu, muối vừa đủ, ăn lúc cháo đang còn nóng.Cảm cúm

  1. Động thai

Dùng từ 20 đến 50g củ hành tươi giã nát, cho vào một chén nước và nấu đến sôi, lọc bỏ bã, lấy nước uống từ từ.

  1. Giải cảm

Hành củ 50g, đậu xị 50g, gạo trắng 60g. Giã nát củ hành, rồi cho cả 3 thứ vào nồi nấu cháo, ăn lúc còn nóng…

Ngoài ra, hành củ còn có công dụng làm thông kinh hoạt huyết, ấm thận, giảm mỡ. Lưu ý, không được ăn hành cùng với mật ong.

  1. Chữa cảm cúm, nhức đầu:

Hành (3 củ gồm cả lá), lá tía tô (1 nắm), gừng sống (1 – 2 lát), trứng gà (1 quả). Lá hành và lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ; củ hành và gừng giã nát. Tất cả đựng trong một bát sạch, đập trứng gà vào, trộn đều, thêm ít nước mắm hoặc muối. Lấy một nắm gạo tẻ, vo sạch, nấu thành một bát cháo to. Khi cháo chín, đang lúc còn nóng sôi, đem đổ vào bát có hành, tía tô, gừng và trứng, khuấy đều, ăn nóng. Sau đó, đắp chăn nằm nghỉ cho ra mồ hôi. Có người lại chỉ dùng hành và gừng.

  1. Thuốc kích thích tiêu hóa, chống nôn mửa:

Hành (1 củ) phơi khô, gừng già (2 -3 lát) sao cho thơm. Hai vị giã nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

  1. Chữa vết thương, vết hỏng:

Hành nấu thành cao đặc rồi trộn với mật lợn và nước ép tỏi, là trầu không, lá ớt, dùng bôi hàng ngày.

  1. Chữa cảm sốt, đau đầu, ngạt mũi:

Hành (30g), đạm đậu xị (15g), sinh khương (10g), chè hương (10g). Đun sôi với 300ml nước, gạn bỏ bã. Uống lúc nóng rồi đắp chăn cho toát mồ hôi.

Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ củ Hành

  1. Bệnh cổ trướng

Bệnh cổ trướng nguyên nhân do tì vị hư, không phân hóa được các thực vật, nên nó thành nước, tích chứa trong tạng phủ, làm bụng căng như cái trống, hay như bụng cóc. Có rút nước ra bao nhiêu thì nó càng căng lên.

Xin giới thiệu cách chữa trị trong dân gian như sau: 1 kg hành đỏ giã, nấu sôi kỹ, gạn nước để uống, uống được một lúc sẽ thấy muốn tiểu tiện, uống thay nước đến khi hết.

  1. Cảm mạo – Nghẹt mũi – Nhức đầu như búa bổ

Hành lá 300g (cả rễ lá) gừng 40g, sắc kỹ uống cho ra mồ hôi là khỏi.

Bát cháo giải cảm: Hành tươi 3 củ gừng 3 lát, tía tô 10g, thêm chút muối nấu cháo ăn. Có thể thêm quả trứng gà vào bát cháo.

Hành tươi 30g, gừng 10g. sắc nước uống đắp mền cho ra mồ hôi.

  1. Viêm mũi, nghẹt mũi

Giã vài củ hành, chế nước sôi lấy một vật rộng hở lỗ nhỏ úp lại, rồi hít hơi đó cho thông mũi.

Có thể lấy nước cốt thành nhỏ mũi, hoặc pha chút nước cho loãng rồi nhỏ, chỉ làm vài lần.

  1. Trị giun đũa làm nghẽn ruột

Hành củ 30g, xay nát, pha với 30g dầu mè, cho uống ngày 2 lần mỗi lần 5g.

  1. Trị sưng đầu gối

Hành lấy cả lá, rễ, củ giã với củ gừng bằng đầu ngón chân cái, với chút muối giã đắp.

  1. Trị di tinh, hoạt tinh

Nâu canh hành ngày ăn 2 lần, từ 3 đến 5 lần là đủ.

Không nên ăn hành nướng với mật.

Chú thích: Hành có tính phát tán, xông lên, không nên dùng nhiều hại mắt.

0/50 ratings
Bình luận đóng