BẠC HÀ ÂU
Tên khoa học: Mentha piperita L.
Họ hoa môi – Lamiaceae.
Đặc điểm thực vật và phân bố
Khác với bạc hà Á là hoa mọc thành nhiều vòng thành bông ở ngọn cành.
Bạc hà Âu có nguồn gốc ở châu Âu. Giống được ưa chuộng là bạc hà Mitcham (Anh), Milly và Maine et Loire (Pháp). Bạc hà Âu hiện nay được trồng nhiều ở một số nước châu Âu, ở Bắc Mỹ, Ấn Độ, các nước Bắc Phi. Sản lượng thế giới thống kê vào năm 1990 là 3.700 tấn, trong đó Hoa Kỳ là 3.410 tấn, Nga 200 tấn, Italy 50 tấn, Ấn Độ 40 tấn. Ở Việt Nam có di thực nhưng chưa được phát triển .
Thành phần hoá học
– Tinh dầu: 1 – 3% (tính trên dược liệu khô tuyệt đối).
– Flavonoid
Thành phần hoá học chính của tinh dầu:
+ 40 – 60% menthol toàn phần.
+ 8 – 10% menthon.
+ Lượng nhỏ menthofuran (1 – 2%).
Công dụng
Bạc hà Âu được ghi trong nhiều Dược điển các nước thuộc châu Âu. Dược liệu là cành mang hoa còn tươi hoặc lá khô, có tác dụng kích thích tiêu hoá, chống co thắt, tác dụng này là do tinh dầu. Flavonoid có tác dụng lợi mật. Dạng dùng: thuốc hãm 5%, thuốc sắc hoặc nước cất Bạc hà.
Tinh dầu Bạc hà Âu (Oleum Menthae piperitae) có mùi thơm dịu, rất được ưa chuộng. Một số tác giả cho rằng là do Bạc hà Âu có chứa menthofuran. Tinh dầu được dùng như là chất thơm trong kỹ nghệ Dược phẩm, kỹ nghệ sản xuất rượu và bánh kẹo. Tinh dầu bạc hà Âu không dùng để chiết xuất menthol.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ

Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học

Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

5/51 rating
Bình luận đóng