QUÝT
Tên khoa học: Citrus sp.
Họ Cam – Rutaceae.
Đặc điểm thực vật và phân bố
Quýt có nhiều loài. Trong nông nghiệp và thương mại người ta phân thành 4 nhóm theo cách sắp xếp của S.Wingle:
– Nhóm quýt thông thường, có nguồn gốc Philipin: Citrus reticulata Blanco, cây có gai nhỏ, quả mọng hình cầu, đáy lõm, vỏ quả xốp khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ tươi, loài này phát triển tốt ở vùng nhiệt đới.
– Nhóm quýt sành, hay quýt “King”: Citrus nobilis Loureiro, có nguồn gốc ở Đông Dương, quả to, vỏ dày.
– Nhóm quýt “Satsuma”: Citrus unshiu Marcovitch, có nguồn gốc Nhật Bản. Cây hầu như không có gai, qủa cỡ trung bình, khi chín có màu vàng da cam, không có hạt.
– Nhóm quýt Địa Trung Hải: Citrus deliciosa Tenore, có nguồn gốc Italia, lá có dạng hình mác, qủa cỡ trung bình, nhiều hạt.
Trồng trọt và thu hái
Quýt được trồng bằng phương pháp ghép mắt hoặc chiết cành. Sản lượng hàng năm trên thế giới khoảng 8 triệu tấn. Đứng đầu là Nhật Bản (48%), Tây Ban Nha (16%), Brazin (8%), Italy 6%), Marốc (5%), Hoa Kỳ (4%). Thái lan hàng năm sản xuất 561.000 tấn.
Sản lượng quýt ở các nước Đông Nam Á là 5 tấn quả/ha. Các nơi khác trên thế giới là 25 tấn/ha, có khi đạt đến 50 tấn/ha.
Ở Việt Nam , một số quýt được trồng phổ biến: Lý Nhân (Hà Nam), quýt Bố Hạ (Bắc Giang), cam canh (Hà Nội), quýt Hương Cần (Huế), quýt đường và quýt Xiêm (các tỉnh phía Nam).
Bộ phận dùng
– Vỏ quả phơi khô gọi là trần bì – Pericarpium citri deliciosae.
– Tinh dầu vỏ quả – Oleum Mandarinae.
– Hạt
Thành phần hoá học
Trong phần ăn được quả quýt có chứa nước 90%, protein 0,6%, lipid 0,4%, đường 8,6%, vitamin C 0,42%.
Tinh dầu vỏ quýt, Oleum Mandarinae, tên thương phẩm là Mandarin oill,  là chất lỏng màu vàng đỏ có huỳnh quang xanh nhẹ. Huỳnh quang sẽ xuất hiện rõ ràng nếu pha loãng tinh dầu trong alcol. d15: 0,854 – 0,859, D20: + 650 đến + 750, nD20: 1,475 – 1,478.
Thành phần chính tinh dầu vỏ quýt là limonen ( > 90%), methylanthranilat (1%).
"Chảy máu" dược liệu quý sang Trung Quốc

class="MsoNormal" style="text-align: justify">Công dụng

Trần bì là vị thuốc thường dùng trong Y học cổ truyền, có tác dụng hành khí hoà vị, dùng trong trường hợp đau bụng do lạnh, chữa ho, viêm phế quản mạn tính.
Hạt quýt dùng chữa đau ruột non, đau tinh hoàn, thoát vị bẹn
Tinh dầu vỏ quýt được dùng trong kỹ nghệ thực phẩm và kỹ nghệ hương liệu.