SẢ JAVA
Tên khoa hoc: Cymbopogon winterianus Jawitt
Nguồn gốc và phân bố:
Sả Java còn có tên sả xoè, sả đỏ, nguồn gốc có thể là ở Na Ấn độ và Sri Lanka, đã được nhập vào Indonesia và trồng ở Java trên diện tích lớn từ cuối thế kỷ XIX. Hiện nay sả Java được trồng nhiều ở Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazin, Guatemala, Haiti, Honduras và Ghana.
Ở Việt Nam, Sả Java được nhập vào trồng từ những năm 1960 – 1963 ở các huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên (Tuyên Quang), Đồng Giao (Ninh Bình), Thạch Hà (Hà Tĩnh). Từ sau năm 1975, Sả Java còn được trồng nhiều ở một số địa phương thuộc Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.
Sản lượng tinh dầu sả trên thế giới được thống kê trong năm 1990 là 2.830 tấn. Các nước sản xuất chính: Trung Quốc (1.500 tấn), Achentina (400 tấn), đảo Đài Loan (50 tấn), Ấn Độ (4 0 tấn), Brazin (40 tân), Ghana (20 tân), Guatemala (15 tấn).
Ở Việt Nam, theo con số thống kê chưa đầy đủ lượng tinh dầu xuất khầu hàng năm trong những năm 1978 – 1987 là 50 – 70 tấn, những năm 1995 – 1998 trung bình là 225 tấn. Hiện nay diện tích trồng thu hẹp và sản lượng cũng giảm đáng kể.
Trồng trọt
Sả Java được trồng bằng các tép sả được chọn từ những bụi khoẻ, không bị sâu bệnh ở độ tuổi 1 – 2 năm. Một hecta sả giống có thể nhân thành 7 – 8 hecta. Thời vụ trồng là vào tháng 2 – 3. Có thể trồng xen với các cây cao su, ca cao, cà phê hoặc rừng cây gỗ vào những năm đầu. Ở các tính phía Nam trồng vào đầu mùa mưa. Nếu ở vùng có khả năng tưới tiêu tốt, trồng vào cuối mùa mưa (tháng 9 – 10).
Sáu tháng sau khí trồng có thể thu hoạch. Nếu chăm sóc tốt cứ sau 40 ngày thu hoạch 1 lần. Nên cắt tỉa thường kỳ vì lá non chứa nhiều tinh dầu hơn lá già. Trong điều kiện chăm sóc tốt có thể thu hoạch 5 – 6 năm. Năng suất cao nhất vào các năm thứ 2, 3 và thứ 4. Sau đó phải trồng lại, nếu không sả sẽ cho năng suất và chất lượng tinh dầu kém.
Bộ phận dùng
– Phần trên mặt đất, chủ yếu là lá để cất tinh dầu.
– Tinh dầu.
Thành phần hoá học
1. Hàm lượng tinh dầu:
Hàm lượng tinh dầu trong lá tươi thay đổi theo mùa vụ và và chế độ chăm sóc. Vào mùa khô là 0,6 – 1,2 %, mùa mưa là 0,3 – 0,5%, thậm chí có thể đạt đến 1,8% vào mùa khô và 0,75% vào mùa mưa như ở Guatemala và Honduas. Năng xuất tại Ấn Độ năm đầu là là 100kg tinh dầu trên 1 hecta, năm thứ 2, thứ 3 là 15 0 kg. Nếu chăm sóc tốt có thể đạt tới 200 – 250 kg/ha. Ở Việt Nam, năng xuất tinh dầu thường thấp hơn nhiều, phụ thuộc vào từng vùng canh tác.
2. Thành phần hoá học của tinh dầu:
Tinh dầu sả Java là chất lỏng màu vàng nhạt, mùi thơm của sả với các hằng số:d15: 0,887 – 0,895, D20: – 0,350 đến – 5,60; thành phần chính là citronelal (25 – 54%), geranilol (26 – 45%), các alcol khác như citronelol và este của chúng. Hàm lượng geraniol toàn phần là 85 – 96 %.
Tiêu chuẩn thương phẩm quốc tế quy định những chỉ tiêu sau đây với tinh dầu sả Java:
Tiêu chuẩn | Geraniol toàn phần | Citronelal |
Đạt | Không dưới 85% | Không dưới 35% |
Loại tốt nhất | Không dưới 85% | 50 – 60% |
Loại kém | justify">80 – 85% | 10 – 20% |
Công dụng
Tinh dầu sả Java (C. witerianus) tiêu thụ nhiều nhất trên thị trường thế giới. Các nước tiêu thụ nhiều nhất là Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản. Tinh dầu này dùng chủ yếu trong kỹ nghệ hương liệu: Pha chế nước hoa, kỹ nghệ xà phòng v.v… Chất có giá trị ở đây là citronelal, được chuyển thành các sản phẩm khác, đặc biệt là hydroxycitronelal, là chất điều hương quan trọng, làm cho nước hoa có mùi hoa tự nhiên (mùi hoa hồng hoặc hoa muguet).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật