Cây nhót mọc leo nhờ tay quấn, cành vươn dài, đôi khi có gai. Lá to, hình bầu dục, mọc so le, mặt trên lá có màu lục bóng, mặt dưới trắng bạc. Quả nhót hình bầu dục khi chín có màu đỏ, một hạt. Quả nhót ăn được, quả xanh, quả chín đều được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 – 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Ngoài quả, lá, nhân hạt, rễ của cây nhót cũng có tác dụng chữa bệnh.
Theo Đông y, quả nhót có vị chua, ngọt, tính bình. Tác dụng trị hen suyễn, cầm tiêu chảy, chữa kiết lỵ mãn tính.
Thuốc chữa bệnh từ quả nhót:
Bài 1. Thuốc chữa đi ngoài
+ Quả nhót xanh 10 quả
+ Rễ cây nhót 4g
+ Rễ cây mơ 2g
Các thứ rửa sạch, cho vào nồi cùng 400ml nước đun sỏi kỹ, chắt lấy 180ml nước đặc. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, trước bữa ăn. cần uống liền 5 ngày.
+ Quả nhót xanh 6 quả
+ Vỏ dộp ổi 4g
+ Vỏ lựu 3g
+ Cam thảo đất 3g
Các thứ rửa sạch, cho vào nồi cùng 450ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 180ml nước đặc. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, trước bữa ăn. cần uống liền 5 ngày.
Bài 2. Thuốc chữa bệnh kiết lỵ mãn tính
+ Quả nhót chín 7 quả
+ Lá mơ lông 25g
+ Lá khổ sâm 10g
Các thứ rửa sạch, cho vào nồi cùng 400ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 180ml nước đặc. Người bệnh chia đều 3 lần uống hết trong ngày, trước bữa ăn. cần uống liền 8-10 ngày.
Bài 3. Thuốc chữa ho lâu ngày
+ Quả nhót xanh 10 quả
+ Trần bì 10g
+ Quả quất 10 quả
Các vị thuốc rửa sạch, cho vào nồi cùng 400ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, trước bữa ăn. cần uống liền 5 ngày.
Những điều cần tránh khi dùng nhớt
Kiêng kỵ: Lá và rễ nhót không dùng cho phụ nữ có thai.
Khi sử dụng nhót, cần tránh nhầm lẫn với vị thuốc nhót tây, còn gọi nhót Nhật Bản, hay tỳ bà diệp. Nhót tây mọc hoang và được trồng ở nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội… Nhót tây cao tới 6 – 8m. Lá mọc so le, hình mác, có răng cưa, dài 12 – 30cm, rộng 3 – 8cm, phía mặt dưới của lá có rất nhiều lông màu xám hay vàng nhạt. Đây là đặc điểm nổi bật để phân biệt với nhót. Lá nhót tây cũng được sử dụng để trị ho, hen.