Cây cà phê thuộc loại thân gỗ nhỏ, mọc thành bụi, nhánh ngang, thõng xuống, lá to dài. Cụm hoa mọc ở nách lá, có màu trắng thơm. Quả hạch, lúc non có màu xanh, khi chín có màu đỏ, thường có hai hạt. Quả cà phê cho hạt để pha uống và làm thuốc chữa bệnh.

Nơi sống và thu hái của cây Cà phê

Loài cây của Abyssini (Bắc Phi), Tây Nam Ethiôpi và Bắc Xu Đăng, được thuần hoá ở các xứ Ả rập, nhiệt đới Phi Châu, Brazin. Ở nước ta có trồng, kể cả Cà phê Mokka – var. Mokka Cram, có quả nhỏ hơn. Ở nước ta cũng trồng khá nhiều cây Cà phê vối hay Cà phê Robusta – Coffea carephora Pierre ex Froehner var. robusta (Lind. ex Willd.) Chev., gốc ở Tây Phi, có kích thước lớn hơn, cao đến 8-12m, lá có phiến dài 10-13cm, có nhiều hoa hơn, hạt cỡ trung bình. Loài Cà phê mít hay Cà phê excelsa – Coffea dewevrei Willd. et Dur var. excelsa Chev. có kích thước lớn hơn, cao tới 15-20m, lá cũng dài hơn, tới 40cm.

Quả cà phê cho hạt để pha uống và làm thuốc chữa bệnh.
Quả cà phê cho hạt để pha uống và làm thuốc chữa bệnh.

Có thể thu hái hạt Cà phê quanh năm, đem chà vỏ và lấy hạt đem phơi khô.

Thành phần hóa học

Hạt cà phê xanh giàu glucid (hơn 50%, phần lớn là các polysaccharid) và lipid (10 đến 15%) cả protein (10 đến 15%) và acid hữu cơ (đặc biệt là các acid Cà phêylquinic hay acid chlorogenic. Hàm lượng về Cafein thay đổi, từ 0,5 đến 1,8% ở Cà phê arabica (trung bình là 1-1,3%) và từ 1,3 đến 5,2% ở Cà phê vối (trung bình 2-3%), một phần của Cafein thường kết hợp với acid chlorogenic. Cà phê rang lên có những chất thơm, gọi chung là Cà phêol (acid Cà phêic, oleic, linoleic, palmitic) khoảng 0,05%, nhưng đồng thời lại tạo ra một yếu tố phức hợp độc là Cà phêotoxin (0,07%).

Từ tháng 5 năm 1975, người ta đã biết được 468 chất của cà phê, ngày nay đã biết hơn 600 chất.

Tác dụng dược lý

Cà phê có thể làm người ta thấy hưng phấn là do chứa các hợp chất mà thành phần cơ bản là Cafein, với hàm lượng 0,7- 2%, ít hơn so với trà (chè) ở mức 2-3%. Tuy nhiên, một ly cà phê có tác dụng kích thích mạnh hơn trà vì sử dụng đến 10-15g bột cà phê chứa khoảng 100mg Cafein, còn một ấm trà có ít Cafein hơn. Cafein có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, làm cho tỉnh táo, kích thích khả năng làm việc, nhất là làm việc bằng trí óc, tăng cường hoạt động cơ và sự phối hợp hoạt động. Cho nên chúng ta thích uống Cà phê trong những lúc buồn ngủ hay vào mỗi buổi sáng là như vậy.

Cà phê còn được sử dụng là thành phần trong các loại thuốc giảm đau, kích thích…thuốc trị cảm, đau nhức, giúp tăng cường tác dụng giảm đau của paracetamol, aspirin hoặc làm giảm tác dụng gây buồn ngủ của thuốc kháng histamine trị dị ứng. Không những thế một số hợp chất tìm thấy trong Cà phê có tác dụng làm giảm các tác hại do bệnh béo phì gây ra.

Cà phê còn là thứ đồ uống đem lại giá trị dinh dưỡng cao nhiều nhất là hợp chất kali và magie còn lại là 12% lipit (chất béo), 12% protit (chất đạm), 4% chất khoáng. Uống Cà phê vào mỗi buổi sáng cũng đem lại cho bạn nhiều năng lượng cho một ngày mới, đặc biệt khi bạn uống Cà phê với sữa thì sẽ tốt hơn và nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Cà phê có chứa Cafein tác động lên hệ thần kinh và tim mạch nên người bị bệnh tim mạch không nên sử dụng cà phê. Cafein có tác dụng lợi tiểu, nếu uống ban đêm thì ngoài khó ngủ do bị kích thích lại phải thức giấc đi tiểu đêm. Cafein có tác dụng kích thích làm tăng tiết axit dịch vị. Vì vậy tránh uống cà phê vào lúc bụng trống để bảo vệ niêm mạc dạ dày, nhất là những người đã sẵn yếu dạ dày. Ngoài ra Cafein còn có tác dụng gây nghiện thuộc loại nhẹ và chỉ gây tác dụng tâm lý, nghiện cà phê tới cữ mà không có cà phê uống sẽ cảm thấy khó chịu, uể oải, bần thần, thậm chí mệt mỏi… tuy nhiên không gây hại.

Trong càphê, lượng cafein giúp ích cho con người tỉnh táo, sảng khoái hơn khi mệt mỏi. Càphê được coi là một thứ nước uống có tác dụng tích cực chống stress, khi bạn quá mệt mỏi, không còn tỉnh táo. .. Theo AP: Tại Luân Đôn, người ta cho rằng nếu uống mỗi ngày một tách càphê, thậm chí tới 6 cốc có thể làm giảm các cơn đau tim.

Theo Đông y, quả cà phê có vị đắng, chát, tính âm. Tác dụng kích thích thần kinh và tâm thần, làm tăng hoạt động của tim, co mạch trung ương, co mạch ngoại vi, lợi tiểu, làm khoan khoái cơ thể, kích thích tiêu hóa. Cà phê dùng nhiều có thể gây say. Người cao huyết áp, phụ nữ có thai, trẻ em không được dùng.

Thuốc ứng dụng chữa bệnh của quả Cà phê:

Bài 1. Thuốc chữa bệnh tiêu hóa kém

+ Bột hạt cà phê                   10g

+ Đường đỏ                           5g

Thuốc pha lọc uống, ngày 2 lần, mỗi lần 60ml, uống trước khi ăn 30 phút, cần uống trong nhiều ngày, không nên uống trước lúc đi ngủ.

Bài 2. Thuốc chữa thần kinh mỏi mệt

+ Bột cà phê                          15g

+ Đường trắng                      5g

Cà phê bột pha mỗi lần với 60ml nước sôi cùng đường trắng, uống ngày 2 lần, vào buổi sáng và buổi trưa.

0/50 ratings
Bình luận đóng