PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Đối với bệnh nhân liệt hoặc yếu nửa người, việc tập luyện phục hồi chức năng, tránh biến chứng là vô cùng quan trọng. Người bệnh cần tập càng sớm càng tốt. Tốt nhất là tiến hành luyện tập ngay từ những ngày đầu tiên bị tai biến mạch máu não, nếu điều kiện sức khoẻ cho phép.

Tập phục hồi chức năng theo nguyên tắc: từ đơn giản đến phức tạp theo mức độ phục hồi của người bệnh.

Phục hồi chức năng bệnh tai biến mạch máu não
Phục hồi chức năng bệnh tai biến mạch máu não

Nguyên tắc phục hồi của các cơ liệt: cơ lớn và các cơ ở gốc chi phục hồi trước; cơ nhỏ và các cơ ở ngọn chi phục hồi sau. Vì vậy, trong quá trình tập luyện, nên tập vận động một cách toàn diện, tác động đồng thời tất cả các nhóm cơ bị liệt. Chú ý tập các động tác tinh vi, giúp phục hồi các cơ nhỏ ở ngọn chi.

Đối với người yếu nửa người

  • Ban đầu: giúp người bệnh tập vận động thụ động và chủ động trong giới hạn sức khoẻ cho phép. Không nên tập quá sức, tránh gây tổn thương và mệt mỏi cho bên liệt.
  • Tập vận động sớm để tránh cứng khớp.
  • Nên tập vận động cả hai bên vì cơ thể là một khối thống nhất cân xứng.
  • Sử dụng các phương tiện hỗ trợ vận động và luyện tập cho người bệnh như:

+ Các nẹp để tăng cường khớp gối, giầy và dây đeo treo bàn chân bên liệt để

bàn chân không bị rới khi tập đi, tránh dáng đi “phạt cỏ” và xoay giạng khớp háng.

+ Bóng và dây chun để giúp người bệnh tập các động tác của tay…

Đối với người liệt nửa người

Sớm sửa các tư thế sai: người bệnh liệt nửa người thường có xu hướng co tay, duỗi chân. Vì vậy, cần chú ý không để người bệnh giũ tư thế đó. Cụ thể: khi nằm, người bệnh không để tay bên liệt lên ngực hoặc bụng mà nên để tay xuôi theo thân mình; dưới khoeo chân nên kê gối sao cho cảng chân tạo với đùi một góc khoảng 175°- 180°.

Giúp người bệnh tập vận động thụ động trong điều kiện sức khoẻ cho phép, góp phần phục hồi chức năng của các cơ liệt và tránh cứng khớp.

Nên tập vận động cả hai bên vì cơ thể là một khối thông nhất cân xứng.

Ở những giai đoạn sau, khi người bệnh đã có thể vận động chân tay một cách chậm chạp, khó khăn, thầy thuốc giúp người bệnh tập các động tác vận động chủ động từ đơn giản đến phức tạp, dần đần phục hồi chức năng của các nhóm cơ và các khớp.

ĐIỀU DƯỠNG

Điều trị triệt để bệnh phối hợp và những bệnh có liên quan.

Thường xuyên theo dõi huyết áp và các triệu chứng bất thường khác của người bệnh, đề phòng xảy ra biến chứng.

Người bệnh nên ở nơi yên tĩnh, tránh các xúc động hoặc căng thẳng tinh thần quá mức, có chế độ luyện tập, nghỉ ngơi và sinh hoạt phù hợp, đề phòng bệnh tái phát.

Đặt người bệnh nằm quay phần thân bên liệt ra phía ngoài giường, hoặc nằm quay ra phía giường thường xuyên đặt những đồ dùng cần thiết, làm cho người bệnh phải xoay trơ để lấy vật dụng hoặc cử động, giúp người bệnh chóng phục hồi. Đồng thời giúp công việc chăm sóc người bệnh dễ dàng hơn.

Vỗ rung lồng ngực hằng ngày để tránh ứ đọng đờm dãi, để phòng viêm phổi, đặc biệt là những bệnh nhân nằm lâu.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ như đối với dự phòng tai biến mạch máu não. Đối với trường hợp liệt nửa người:

+ Trường hợp chức năng nuốt bị ảnh hưởng (nuốt sặc): đặt ống thông dạ dày để nuôi dưỡng bệnh nhân. Không đưa thức ăn qua đường miệng thông thường để tránh trường hợp sặc thức ăn vào phổi.

+ Trường hợp chức năng nuốt bình thường: chia lượng thức ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ, nên cho người bệnh ăn những thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu, phù hợp với tình trạng bệnh tật.

5/51 rating
Bình luận đóng