Bệnh nhiễm khuẩn Whitmori (bệnh viêm phổi-ruột non) là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính truyền từ chuột sang người, ở những nước nhiệt đới.

Whitmori năm 1921 phát hiện ra trường hợp bệnh đầu tiên ở Rangun, đã tìm ra được tác nhân gây bệnh và gọi là Pfeifferella Whitmori hoặc Halleomyces pseudomallei. Vi khuẩn này rất giống trực khuẩn bệnh sổ mũi ngựa (Actinobacillus mallei). Ngoài ra ở Đông Dương (1926-1927), ở Xrilanca cũng đã phát hiện thấy những trường hợp mắc bệnh này ở ngoài, nhưng ít. ở một số vùng ở Trung Quốc, ấn Độ và Miến Điện đã quan sát thấy dịch ở chuột.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Trực khuẩn Whitmori phát triển tốt trên môi trường dinh dưỡng bình thường, ở nhiệt độ 37°. Khác với Actinobacillus mallei, trực khuẩn Whitmori có tính linh hoạt và làm loãng gelatin. Người ta đã gây bệnh thực nghiệm cho chuột lang, thỏ, bằng cách dùng trực khuẩn gây nhiễm qua chỗ rạch nông, qua đường hô hấp và đường tiêu hoá.

Ớ ngoài cơ thể trực khuẩn Whitmori tương đối bền vững. Đem hong khô với đất, chúng sông đến 27 ngày ở nhiệt độ trong phòng. Chúng sống được 27 ngày trong phân và 44 ngày trong nước.

Các chất tẩy uế và nhiệt độ cao giết chúng nhanh chóng.

Biểu hiện lâm sàng. Theo ý kiến của nhiều tác giả thì thời kỳ ủ bệnh kéo dài 3-14 ngày. Bệnh xuất hiện nhiều dưới nhiều thể và giống những bệnh có biểu hiện lâm sàng rất khác nhau (dịch hạch, tả, sổ mũi d ngựa). Thường thường bệnh bắt đầu bằng nôn mửa và ỉa chảy, sau 3-5 ngày thì chết. Những trường hợp này giống như dịch tả. Đôi khi, bệnh diễn biến như nhiễm khuẩn huyết có sốt, mê sảng và giống như dịch hạch.

Có những trường hợp mà bộ mặt lâm sàng phát triển dần dần và giống như thương hàn.

Ở ngày thứ hai của bệnh, có thể có áp xe ở dưới da, ở bắp và cả ở xương Đa số các người bệnh chết sau ngày thứ 15 của bệnh

Chẩn đoán: chẩn đoán lâm sàng rất khó, do bệnh có nhiều thể

Chẩn đoán bằng xét nghiệm dựa trên xét nghiệm vi phẫu các tiêu bản nhuộm màu, và nuôi cấy tác nhân gầy bệnh từ máu, nước tiểu và dịch ri.

NGUỒN TRUYỀN NHIỄM

Nguồn truyền nhiễm là súc vật ốm , thông thường là chuột. Súc vật ốm giải phóng tác nhân gây bệnh theo nước tiểu và phân. Trong điều kiện tự nhiên, súc vật bị nhiễm khuẩn khi ăn phải thức ăn bị nhiễm những chất bài tiết của súc vật ốm.

ĐƯỜNG TRUYỀN NHIỄM

Whitmori cho rằng người bị nhiễm khuẩn qua đường thức ăn bị ô nhiễm những chất bài tiết của chuột ốm. Người ta cũng phát hiện thấy tác nhân gây bệnh trong đờm và chất nhày ở mũi người bệnh.

PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH

Vì bệnh này thực chất là bệnh của chuột, cho nên biện pháp phòng bệnh có hiệu lực nhất là diệt chuột và không cho dịch phát sinh ở chuột.

Đồng thời phải bảo vệ thực phẩm khỏi bị ô nhiễm bởi các chất bài tiết của loài gậm nhấm ốm.

Phải đưa người ốm vào bệnh viện. Khi chăm sóc người bệnh phải tuân thủ các quy tắc phòng bệnh nhiễm khuẩn đường ruột. Nhất thiết phải thực hiện tẩy uế liên tục và tẩy uế kết thúc.

0/50 ratings
Bình luận đóng