Gout là tình trạng rối loạn chuyển hóa acid uric. Bệnh xảy ra chủ yếu do tăng tạo quá mức acid uric trong máu và trong mô hoặc do giảm đào thải aid uric trong cơ thể hoặc phối hợp cả hai cơ chế. Bệnh được đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp và sau đó diễn tiến thành mãn tính, gây tổn thương mô mềm và thận.

I. CHẨN ĐOÁN

1.  Chẩn đoán xác định dựa vào các đặc điểm:
  • Giới: >90% là nam
  • Tuổi: Nam giới đa số khởi bệnh sau tuổi dậy thì. Nữ giới khởi bệnh sau thời kỳ mãn
  • Hoàn cảnh khởi phát: Sau khi uống rượu ăn nhiều thịt, nhiễm trùng, gắng sức.
  • Vị trí: Đa số bắt đầu ở khớp bàn ngón chân cái tỉ lệ 75%. Thỉnh thoảng cũng gặp ở 1 số khớp khác như cổ chân, các ngón chân.
  • Tính chất của đợt viêm khớp cấp. Đau dữ dội, sưng, nóng đỏ và rất căng ở một khớp không đối xứng, thường xảy ra ban đêm khoảng 1-2 giờ sáng, cơn kéo dài đến sáng thì giảm dần. Triệu chứng viêm khớp tăng tối đa trong 24 – 48 giờ kéo dài vài tuần, có thể tự khỏi không để lại di chứng.
  • Toàn thân sốt 380-390C có thể rét
  • Nốt Tophi tìm thấy khoảng 20% điển hình ở loa Ngoài ra còn có ở mỏm khuỷu tay, trước xương bánh chè, gân cơ.

*Tiêu chuẩn chẩn đoán Gout của Ilar và Omeract (2000).

– Có tinh thể Urate đặc trưng trong dịch khớp và hoặc: Tophi được chứng minh có chứa tinh thể urate bằng phương pháp hóa học hoặc kính hiển vi phân cực và hoặc:

Có 6/12 trạng thái lâm sàng, xét nghiệm và x-quang sau:   Có hơn 1 cơn viêm khớp cấp.

Viêm khớp ở một khớp.

Đỏ vùng khớp.

Sưng, đau khớp bàn ngón chân 1.

Viêm khớp bàn ngón chân 1 ở 1 bên.   Viêm khớp cổ chân 1 bên.

Tophi nhìn thấy được.

Sưng khớp không đối xứng.

Tăng acid uric máu: 7mg/dl nam, 6mg/dl nữ.   Nang dưới vỏ xương hốc khuyết xương.

Cấy vi sinh âm tính.

2. Chẩn đoán phân biệt:

  • Cơn viêm khớp gout cấp Δ ≠ với: Viêm khớp nhiễm trùng.

Bệnh giả gout (vôi hóa sụn khớp). Lao khớp.

  • Viêm khớp gout mạn Δ ≠ với: Viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớ

II. Điều trị:

Nguyên tắc: điều trị liên tục, lâu dài kết hợp giữa điều trị và phòng bệnh.

1.  Đợt viêm khớp gout cấp:

Giảm đau chọn một trong các thuốc theo bậc thang giảm đau của tổ chức Y tế thế giới (WHO):

Nhóm Acetaminophen  (Paracetamol,  Efferalgan),  Efferalgan  codein, Paracetamol 0,5g liều từ 1-3viên / ngày.

  • Nhóm kháng viêm nonsteroid:

+  Diclofenac (voltaren…) viên 50mg x 2 viên/ ngày hoặc viên 75mg 1viên / ngày sau ăn no.

+ Hoặc Ức chế chọn lọc COX 2:

  • Celecoxib 100 – 200mg/ngày.
  • Piroxicam 10mg x 2lần/ngày
  • Meloxicam(Mobic) 7,5mg x 2lần/ngày
  • Etodolac (edosic…) 600-1.200mg/ngày
  • Nabumeton (korum, novidol…) 1 – 2g/ngày

* Colchicin: Hiện tại ít sử dụng do có nhiều tác dụng phụ, chỉ sử dụng khi NSAIDS và glucocortinoids chống chỉ định hoặc không dung nạp.

-Liều  2-6mg/ ngày đầu tiên.

1-2mg/ngày, vài ngày sau. 1mg/ngày, cho đến khi hết đau.

* Corticosteroids: Dùng khi các thuốc trên không hiệu quả hoặc chống chỉ định.

  • Prednisolon uống 40-60mg/ngày trong 3-5 ngày rồi giảm liều dần và ngưng thuốc trong 7-10 ngày.
  • Thường dùng cho bệnh nhân suy thận, suy

2. Làm giảm và duy trì acid uric máu ở mức cho phép (<300µmol/l hay <5mg/dl)

+ Bắt đầu liều thấp, tăng dần tới liều điều trị, sử dụng liên tục.

  • Thuốc chống tổng hợp acid uric:Nếu Acid uric niệu >800mg/24h và chức năng thận bình thường.

*Allopurinol.

  • Khởi đầu 100mg/ngày, tăng liều mỗi tuần.
  • Thường dùng 300mg/ngày/1 lần uống nhiều nước.
  • Bệnh nhân suy thận.

Nếu độ lọc cầu thận -GFR<40ml/P150mg/ngày, GFR<20ml/P 100mg/72 giờ.

**Lưu ý các tác dụng phụ có hại của thuốc điều trị gout.

3. Điều trị không dùng thuốc:

  • Tập thể dục, giảm cân.
  • Kiêng thực phẩm giàu Purin: thịt đỏ (thịt trâu, bò, dê,….) phủ tạng động vật ( tim, gan, thận, óc,…)
  • Kiêng ăn hải sản, thịt rừng.
  • Không uống rượu, bia
  • Không hút thuốc lá.
  • Uống nhiều nước (2,5-3l nước/ngày) nước khoáng không có gas, có độ kiềm cao
0/50 ratings
Bình luận đóng