Mục lục
Muốn trẻ tăng chiều cao không phải chỉ dựa vào dinh dưỡng
Mỗi bậc cha mẹ đều mong muốn con mình cao lớn, cho nên bình thường cứ tăng thêm rất nhiều chất dinh dưỡng. Kỳ thực cách làm như vậy chỉ ngược lại với ý nguyện, kết quả không những không làm cho trẻ cao lên, ngược lại còn làm cho chúng béo ra.
Mọi người đều biết, con người ta cao thấp có liên quan nhất định đến sự di truyền, nhưng chủ yếu là do chất kích tố sinh trưởng của việc phân tiết thuỳ thể não điều tiết. Mà việc phân tiết của chất kích tố sinh trưởng có liên quan đến nhiều nhân tố như dinh dưỡng, vận động, ngủ và việc phân tiết chất tuỷ v.v…Nếu cứ mù quáng chỉ dựa vào việc tăng cường dinh dưỡng, thì trẻ con không nhất định có được một thân hình cao lớn khỏe mạnh.
Trong cả cuộc đời con người ta có hai giai đoạn cao lớn nhanh nhất, đó là từ khi đẻ được một tháng cho đến một năm là lớn lên nhanh nhất, sau đó là đến thời kỳ thanh xuân. Người ta trong khi vận động và trong lúc ngủ việc phân tiết chất sinh trưởng cao nhất. Cho nên các bậc cha mẹ hãy chú ý những thời kỳ con trẻ cao lớn, bảo đảm cho chúng ăn uống có đủ chất dinh dưỡng, vận động thoải mái và có giấc ngủ đầy đủ. Đặc biệt là phải đủ chất canxi và chất phôt-pho để cho xương gân phát triển được tốt.
Không nên lạm dụng thuốc bổ cho trẻ thơ
Có những bậc cha mẹ, vì muốn tăng chất dinh dưỡng cho con, muốn cho con được khỏe mạnh, cường tráng, nên đã cho con dùng sữa ong chúa, sâm nhung cùng những chất bổ cao cấp khác. Sau khi dùng những thứ này thì sức khỏe của trẻ thơ không tăng tiến mà ngược lại.
Bởi vì sau khi trẻ thơ dùng thuốc thường hay xuất hiện những tác dụng phụ, như mồm khô, lưỡi đắng, chảy máu cam, táo bón, không thiết ăn uống, nếu cứ kéo dài tình trạng này nhất định sẽ ảnh hưởng đến sự lớn lên của đứa trẻ. Cho nên trẻ thơ không nên lạm dụng thuốc bổ. Khi cần thiết thì phải do y bác sĩ căn cứ vào tình hình cơ thể, bệnh tật cụ thể mà chỉ định, cho thuốc theo bệnh.
Trẻ thơ không nên luyện cơ bắp quá sớm
Để cho trẻ em luyện cơ bắp quá sớm sẽ không có lợi cho việc phát triển bình thường công năng tim phổi của các em.
Bởi vì trong quá trình phát triển lớn lên của con người, sự tăng trưởng chiều cao bao giờ cũng phát triển sớm hơn sự tăng trưởng về cân nặng. Khoảng 8 tuổi thì trọng lượng của cơ bắp chỉ chiếm khoảng 27,2% trọng lượng cơ thể, đến tuổi thành niên mới tăng lên đến 45%. Trong tuổi trẻ em, do hàm lượng nước của cơ bắp tương đối nhiều, hàm lượng prôtêin và muối vô cơ tương đối ít, sức khỏe yếu, dễ mệt nhọc. Ngoài ra trong khi luyện tập phải gắng sức nhiều nên thường hay bị ngột ngạt, lúc đó áp lực trong ngực tăng lên đột ngột, thậm chí có thể tăng thành áp lực chính, gây trở ngại cho việc tĩnh mạch hồi lưu, làm cho tim co bóp xuống. Sau khi ngột ngạt, một lượng lớn máu ứ đọng ở trong tĩnh mạch mới vội vàng chảy vào tim lại làm cho tim quá căng, gây nên sự kích thích quá mạnh đối với tim. Qua sự nghiên cứu của ngành y học sinh lý chứng minh rằng, để cho trẻ em tiến hành luyện tập cơ bắp quá sớm, có thể làm cho các thớ cơ của thành tim dầy lên quá sớm mà hạn chế sự phát triển dung tích của buồng tim. Từ đó ta thấy không nên để cho trẻ em tiến hành luyện tập cơ bắp nặng quá sớm.
Trẻ em không nên chạy nhanh trên đường dài
Mùa đông chạy đường dài là một phương pháp rèn luyện rất tốt. Song phải tuỳ người, tuỳ sức mà rèn luyện. trẻ em mà chạy đường dài theo người lớn là không thích hợp.
Bởi vì trẻ đang ở giai đoạn phát triển lớn lên, cơ bắp phát triển theo chiều dọc, cơ lực kém, trọng lượng nhẹ, chạy đường dài quá độ dễ khiến cho cơ bắp bị mệt mỏi, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cơ bắp. Buồng tim của các em nhỏ và nhẹ, sức co bóp yếu, sức chịu đựng nhỏ, chạy nhanh trên đường dài sẽ làm cho việc cung cấp dưỡng khí không đủ; bộ ngực của trẻ còn nhỏ, lượng không khí vào phổi ít, khả năng hít không khí kém, khả năng thay thế dưỡng khí ít; do chạy nhanh trên đường dài, khó có thể cung cấp đủ năng lượng mà cơ thể đã tiêu hao. Cho nên trẻ em không nên chạy nhanh trên đường dài. Chỉ nên chạy từ từ, tuần tự mà tiến, lượng sức mà làm thì mới đạt được kết quả rèn luyện.