Các thuốc nhóm Bivhosvhonate

Biphosphonate có cấu trúc cơ bản là pyrophosphate có tác dụng ức chế sự hủy xương, khả năng của Biphosphonate có thể gắn trực tiếp vào xương nên hầu hết các trường hợp không có tác dụng ngoài hệ cơ xương, nhưng Biphosphonate làm tăng mật độ xương và giảm gãy xương ở cột sống và khớp háng khi sử dụng đúng cách. Do đó thuốc được sử dụng rộng rãi. Tất cả các Biphosphonate có tính khả dụng ứìấp và dễ gắn kết với canxi nên các tìiuốc: Hidronate, Alen­dronate, Risedronate và dạng uống của Ibadronate cần uống khi đói, dạ dày rỗng, uống với 1 cốc nước đầy. Cách dùng theo đường tiêm truyền tĩnh mạch có Ibandronate và Zone- dronate.

Biphosphonate là lựa chọn hàng đầu để điều trị loãng xương hiện nay. Ngoài ra Biphosphonate hiện nay được phép dùng điều trị các bệnh ác tính có di căn đến xương và đang có các nghiên cứu dự phòng các bệnh lý ác tính khác có liên quan đến loãng xương như bệnh đa u tủy (ung thư vú).

Alendronate

Alendronate dạng uống là một trong số các Biphosphonat thế hệ thứ hai. Đây là nhóm thuốc được ưa dùng trong các thập niên gần đây. Alendronate không làm giảm quá trình khoáng hóa, mà là chất có khả năng ức chế quá trình hủy xương và được dùng rộng rãi để điều trị phụ nữ loãng xương sau mãn kinh.

Hiệu quả:

Nghiên cứu hiệu quả điều trị gãy đốt sống của thử nghiệm FIT (Fracture Intervention Trial). Trên 2.000 (phụ nữ bị gãy đốt sống) dùng Alendronate hàng ngày ưong 3 năm, kết quả cho thấy giảm một nửa số ca gãy đốt sống mới xuất hiện, giảm 90% nguy cơ gãy từ 2 thân đốt trở lên, giảm khoảng 50% số ca có gãy cổ xương đùi và cổ tay, giảm nguy cơ gãy xương có liên quan với việc tăng mật độ xương xuống 32% ở cổ xương đùi và 8% ở cột sống thắt lưng. Ngoài ra các triệu chứng của gãy cột sống giảm khoảng 60% sau 12 tháng và giảm 27% bất kì triệu chứng gãy xương nào sau 18 tháng.

Số liệu cộng dồn từ tất cả các công bố kết quả điều trị và dự phòng loãng xương của thử nghiệm với Alendronate cho thấy người có dùng thuốc giảm 30% gãy xương ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể và giảm 50% số gãy mới cột sống (Dựa trên phim chụp X quang).

Ở một nhánh nghiên cứu khác (hay còn gọi là FTFTI) hay là nhánh lâm sàng của FIT, ở phụ nữ có chỉ số T: (T-score) cổ xương đùi <-1,6, có hoặc không có gãy cột sống. Alendronate làm giảm gãy xương cột sống khoảng 44% ở phụ nữ có T-score <- 2,5 hoặc thấp hơn, giảm được 56% nguy cơ gãy cổ xương đùi, và giảm 36% gãy xương ở tất cả các vị trí.

Alendronate điều trị cho phụ nữ được xác định chẩn đoán loãng xương có tác dụng khá nhanh và giảm có ý nghĩa tỉ lệ gãy xương ở cột sống và gãy xương ở vị trí khác. Điều trị bằng Alendronate có tác dùng rõ nhất ở những phụ nữ có nguy cơ cao. Ví dụ: Phụ nữ trên 65 tuổi có tiền sử gãy xương, hoặc mật độ khoáng xương quá thấp.

Điều trị bằng Alendronate có tăng mật độ xương tương ứng, nhưng không có sự phù hợp hoàn toàn giữa tăng mật độ xương và giảm tỉ lệ gãy xương. Giảm chu chuyển xương, chống biến đổi cấu trúc xương và tăng mật độ khoáng xương cũng làm tăng hiệu quả chống gãy xương của Alendronate và các Biposphonate khác.

Khả năng dung nạp:

Trong thử nghiệm lâm sàng trên 6.000 phụ nữ cho thấy tỉ lệ tác dụng phụ trên dạ dày, tá tràng không tăng so với giả dược. Tuy vậy có một số trường hợp bị loét thực quản được ghi nhận, do đó Alendronate có chống chỉ định ở những bệnh nhân có biểu hiện tổn thương thực quản, ở những người có nguy cơ thấp bị viêm loét thực quản. Tùy vào thể trạng từng người, khi dùng Alendronate uống với một cốc nước đầy, uống lúc đói, dạ dày rỗng và phải ngồi, hoặc đi lại ít nhất là 30 phút, uống vào trước bữa ăn sáng khoảng 30 phút và không nằm ngay sau khi ăn sáng. Không nên dùng thuốc khi nằm, hoặc trước khi ngồi dậy.

Chỉ định và liều lượng:

Alendronate được phép sử dụng để điều trị và dự phòng loãng xương sau mãn kinh ở phụ nữ với liều: 5mg-10mg dùng hàng ngày hay 1 tuần dùng 1 lần (liều 35mg- 70mg/ngày). Người ta khuyến cáo trong những bệnh nhân loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh không dùng hormone điều trị thay thế cần dùng là 10mg/ngày uống hàng ngày hoặc 70mg/tuần uống 1 lần. Hiệu quả biến đổi mật độ xương của liều 1 tuần/lần tương đương với cách dùng lOmg/ngày, dùng hàng ngày, tuy nhiên không có các bằng chứng về tỉ lệ gãy xương ở 2 phương thức dùng thuốc.

Alendronate cũng được dùng cho nam giới bị loãng xương liều 10mg/ngày và dự phòng và điều trị loãng xương do Glucocorticoid liều 5mg/ngày.

Risedronate

Là thuốc Biphosphonate thế hệ 2, thành phần có chứa Nitrogen cũng được áp dụng điều trị và dự phòng loãng xương cho cả nam và nữ ở châu Âu và Mỹ.

Tác dụng của Risedronate đã được nghiên cứu thử nghiệm đa trung tâm với hơn 3.600 phụ nữ sau mãn kinh, toàn bộ số bệnh nhân này đã có gãy ít nhất ở 1 đốt sống được uống Risedronate loại 5mg hoặc 2,5 mg/ngày, dùng hàng ngày. Liều 2,5mg/ngày đã bị dừng, còn liều 5mg ngày tiếp tục cho đến khi kết thúc nghiên cứu. Sau 3 năm kết quả giảm 45% gãy mới xương đốt sống, giảm rõ rệt gãy xương mới ngoài cột sống (trừ gãy cổ xương đùi): Không giảm tỉ lệ gãy mới cổ xương đùi nhưng có tăng mật độ xương ở cột sống khoảng 5% và mật độ cổ xương đùi tăng khoảng 3% so với giả dược. Tác dụng chống gãy xương xuất hiện sớm trong vòng 1 năm sau khi bắt đầu liệu trình điều trị.

Tác dụng giảm gãy xương của Risedronate đã được nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát, các đối tượng được chia 2 nhóm với 5.445 người (tuổi 70-79) có loãng xương ở cổ xương đùi và có ít nhất 1 nguy cơ dễ ngã và nhóm gồm 3.886 người bằng hoặc trên 80 tuổi, có loãng xương cổ xương đùi hoặc có ít nhất 1 nguy cơ dễ ngã. Kết quả: Tỉ lệ gãy xương ở những người điều trị với Risedronate là 2,8% so với 3,9% ở nhóm chứng dùng giả dược, liều dùng là 2,5mg và 5mg/ngày (RR: 0,7, CI: 95%). Khi phân tích riêng rẽ 2 nhóm (ở nhóm trẻ tuổi hơn tỉ lệ giảm gãy cỗ xương đùi khác biệt có ý nghĩa (RR: 0,6, CI95%). Nhưng ở nhóm tuổi cao trên 80 tuổi sự khác biệt về tỉ lệ giảm nguy cơ gãy cổ xương đùi không có ý nghĩa.

Thử nghiệm trên nam giới với thời gian điều trị 2 năm trên 284 người bị loãng xương liều Risedronate 35mg/tuần đã cải thiện rõ mật độ xương ở cột sống sau 6-12 và 24 tháng.

Khả năng dung nạp:

Trong các thử nghiệm lâm sàng, Risedronate không có liên quan đến các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, ngay cả khi bệnh nhân đang có bệnh ở đường tiêu hóa. Song điều quan trọng cần chú ý là cũng giống như Alendronate, khi uống thuốc Risedronate bệnh nhân cần nuốt cả viên thuốc và cùng với một cốc nước đầy, sau đó đi lại hoặc ngồi ít nhất là 30 phút. Thuốc có thể uống vào bất kì thời điểm nào trong ngày. Nhưng cần uống thuốc cách xa bữa ăn, thức ăn và các đồ uống khác cần tránh trước và sau khi uống thuốc khoảng 2 giờ.

Chỉ định và liều lượng:

Risedronate có thể dùng liều 5mg/ngày uống hàng ngày hoặc 35mg/tuần uống 1 lần, thậm chí có thể dùng 150mg/tháng uống 1 lần để dự phòng loãng xương, hoặc điều trị loãng xương sau mãn kinh làm giảm nguy cơ gãy cột sống và gãy cổ xương đùi. Risedronate 5mg liều hàng ngày dùng điều trị loãng xương ở nam giới, phòng và điều trị loãng xương do Glucocorticoid ở phụ nữ mãn kinh.

Ibadronate

Ibadronate cũng là loại Biphosphonate trong thành phần có chứa Nitrogen và được sử dụng điều trị loãng xương ở châu Âu và Mỹ.

Hiệu quả:

Hiệu quả của 2 chế độ dùng thuốc Ibadronate trên cột sống ở bệnh nhân nữ sau mãn kinh bị loãng xương đã được kiểm chứng trong nghiên cứu Bắc Mỹ và châu Âu. Đối tượng nghiên cứu gồm 2.946 phụ nữ chia ngẫu nhiên hoặc dùng giả dược hoặc Ibadronate liều hàng ngày 2,5mg/ngày hoặc liều ngắt quãng Ibadronate 20mg luân phiên dùng 12 liều trong 3 tháng (khoảng 1 tuần uống 1 lần). Sau 3 năm điều trị tỉ lệ gãy xương mới ở cột sống đã giảm 6% với chế độ dùng thuốc hàng ngày và 50% với chế độ dùng luân phiên so với dùng giả dược. Tăng mật độ xương ở cột sống thắt lưng và cổ xương đùi khoảng 5% và 3,5-4% so với dùng giả dược ở những phụ nữ được điều trị bằng Ibadronate. Không thấy giảm tỉ lệ gãy xương mới ở các vị trí ngoài cột sống. Phân tích số liệu cho thấy có giảm tỉ lệ gãy xương vị trí ngoài cột sống ở những người dùng liều hàng ngày mà không giảm khi dùng liều ngắt quãng.

Sau đó tác dụng của Ibadronate làm tăng mật độ xương cũng được nghiên cứu trên 1.609 phụ nữ chia ngẫu nhiên theo các chế độ điều trị 2,5mg/ngày liều hàng ngày, 50mg + 50mg (1 liều 2 ngày liên tục) dùng hàng tháng, loại 100mg/hàng tháng hoặc 150mg/tháng. Sau 1 năm tất cả bệnh nhân dùng thuốc theo chế độ hàng tháng cho thấy hiệu quả tăng mật độ xương ở cột sống và cổ xương đùi tương đương như chế độ dùng thuốc hàng ngày. Liều 150mg dùng hàng tháng thì mật độ xương ở cột sống tăng cao hơn so với chế độ dùng liều hàng ngày.

Ibadronate truyền tĩnh mạch liều 3mg/l lần, cách 3 tháng truyền 1 lần và liều 2mg/lần, cách 2 tháng truyền 1 lần cho kết quả cao hơn so với thuốc uống liều 2,5mg/ngày dùng hàng ngày. Sau đó người ta đã sử dụng cách truyền tĩnh mạch 3mg/lần sau 3 tháng lặp lại một lần.

Khả năng dung nạp:

Ibadronate có khả năng dung nạp tốt, không thấy có sự khác biệt về các triệu chứng tác dụng ngoại ý so với giả dược. Ở những phụ nữ có tiền sử bệnh dạ dày, ruột hoặc có nguy cơ cao bị bệnh tiêu hóa cũng không phải loại trừ khỏi nghiên cứu.

Liều uống được khuyến cáo là uống vào buổi sáng sớm, khi bệnh nhân đã nhịn đói qua đêm (thường vào khoảng 6 giờ sáng, khoảng 1 giờ trước khi ăn, uống buổi sáng). Khi uống thuốc cần phải nuốt cả viên và uống một cốc nước đầy khoảng 180-240ml nước, sau đó bệnh nhân cần phải ngồi hoặc đứng sau khoảng 1 giờ, bệnh nhân không được nằm ít nhất là 1 giờ sau khi uống thuốc.

Chỉ định và liều lượng:

Ibadronate có thể dùng viên 150mg mỗi tháng uống 1 lần hoặc tiêm tĩnh mạch 3mg/lần cách 3 tháng truyền 1 lần tiêm trong vòng 15-30 giây. Cách này dùng cho phụ nữ sau mãn kinh bị loãng xương.

Zoledronate

Zoledronate là loại Biphosphonate có chứa Nitơ. Hiện nay đang được sử dụng điều trị loãng xương ở châu Âu và Mỹ.

Hiệu quả:

Zoledronate liều 5mg đã được kiểm chứng trong nghiên cứu trên 7.765 phụ nữ sau mãn kinh bị loãng xương, nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chiếu với giả dược. Sau 3 năm điều trị tỉ lệ gãy đốt sống, cổ xương đùi và toàn bộ các gãy xương ngoài cột sống giảm 70%, 41% và 25% khi so với giả dược.

Gãy cột sống trên lâm sàng giảm được 77%. Mật độ khoáng của xương tăng ở cột sống, khớp háng sau điều trị.

Một nghiên cứu khác thử nghiệm có đối chứng với giả dược mẫu gồm 2.027 ở phụ nữ và nam giới hiện đã có gãy cổ xương đùi, chia ngẫu nhiên 2 nhóm. Nhóm dùng Zoledronate 5mg truyền tĩnh mạch 1 năm 1 lần và nhóm dùng giả dược. Tỉ lệ gãy xương mới ở bất kì vị trí nào được theo dõi trung bình 1,9 năm là 8,6% ở nhóm được điều trị và 13,9% ở nhóm dùng giả dược. Điều trị bằng Zoledronate đã làm giảm 35% nguy cơ gãy xương. Gãy xương cột sống và tất cả những vị trí gãy xương ngoài cột sống đều giảm có ý nghĩa ở những bệnh nhân dùng Zoledronate. Mật độ khoáng xương vùng xương đùi và toàn bộ vùng khớp háng tăng có ý nghĩa. Giảm 28% tất cả các nguyên nhân dẫn đến tử vong ở nhóm được điều ư-ị so với nhóm dùng giả dược.

Khả năng dung nạp:

Khi truyền Zoledronate tác dụng phụ hay gặp nhất là các biểu hiện của phản ứng phụ cấp trong đó có các triệu chứng giống cúm xuất hiện sớm ngay sau khi truyền, thường các triệu chứng kéo dài 24-48 giờ. Tác dụng phụ gặp ở khoảng 30-40% tổng số bệnh nhân, nhưng hầu hết các trường hợp chỉ xuất hiện ở lần truyền đầu tiên. Trong nghiên cứu nguy cơ xuất hiện rung nhĩ đáng kể, tuy nhiên các nghiên cứu khác không thấy rõ tác dụng phụ kiểu nêu trên, trong đó nhiều bệnh nhân có gãy cổ xương đùi, già yếu.

Chỉ định và liều lượng:

Zoledronate 5mg truyền tĩnh mạch 1 năm 1 lần. Thời gian truyền ít nhất 15 phút. Thuốc được chỉ định dùng điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ gãy xương cao.

Etidronate sodium

Đây là thuốc thuộc nhóm Biphosphonate thế hệ 1 được dùng theo chu kỳ 2 tuần dùng thuốc – nghỉ 3 tháng sau đó dùng lại làm giảm tình trạng ức chế khoáng hóa xương ở phụ nữ có mật độ khoáng xương thấp. Có nhiều

Bisphosphonate có hiệu lực mạnh hơn có thể thay thế thuốc này.

Hiệu quả:

Sau 3-5 năm điều trị, mật độ xương ở cột sống ửiắt lưng tăng lên từ 3-5%. Ở phụ nữ sau mãn kinh có mật độ xương thấp và gãy xương thì Etidronate có thể làm giảm tỉ lệ gãy xương cột sống trong tương lai.

Khả năng dung nạp:

Nhìn chung Etidronate có khả năng dung nạp tốt. Bệnh nhân cần nhịn ăn 2 giờ trước và sau khi uống thuốc. Điều trị theo chu kỳ Etidronate/canxi có thể gây các tác dụng phụ trên ống tiêu hóa. Tác dụng phụ này thường do canxi hơn là do Etidronate.

Chỉ định và liều lượng:

Etidronate điều trị theo chu kỳ, liều 400mg, uống hàng ngày trong vòng 14 ngày sau đó dùng Calcium citrate 500mg/ngày dùng hàng ngày trong 70 ngày, sau 90 ngày lặp lại chu kỳ như ữên. Etidronate sodium được phép dùng cả trong dự phòng và điều trị loãng xương sau mãn kinh ở Anh và một số vùng ở châu Âu.

Bệnh nhân cần lưu ý các tác dụng phụ có thể gặp khi điều trị bằng Biphosphonate:

-Hoại tử xương hàm (osteonecrosis of the Jaw): Hoại tử xương hàm có liên quan tới điều trị bằng các Bisphosphonate liều cao ở các bệnh nhân bị ung thư. Tuy vậy vẫn chưa rõ liệu hoại tử xương hàm có xảy ra ở bệnh nhân không bị ung thư dùng Bisphotphonate với liều thấp. Nguy cơ hoại tử xương hàm tăng lên ở những bệnh nhân có nhiều khuẩn răng miệng, hoặc chấn thương vùng miệng (ví dụ: nhổ răng) và hầu hết các khuyến cáo cho rằng những bệnh nhân có bệnh răng, miệng cần phải được giải quyết trước khi dùng Bisphosphonate.

-Gãy xương đùi: Một số trường hợp được ghi nhận có xuất hiện gãy xương bất thường trong vòng một số năm, đặc biệt là gãy thân xương đùi ở những bệnh nhân loãng xương được điều trị bằng Bisphosphonate. Dấu hiệu đau là yếu tố cảnh báo trước của gãy thân xương đùi và khó liền xương. Căn nguyên của sự phối hợp dùng Bisphosphonate và gãy xương vẫn chưa được xác định, nhưng vẫn không thể loại trừ vai trò của các thuốc này.

Các chất điều hòa thu thể estroọen chon loc (SERM)

Các chất điều hòa thụ thể estrogen chọn lọc (selective estrogen – receptor – modulator) tác động lên thụ thể tiếp nhận estrogen bằng nhiều cách khác nhau dẫn đến kết quả có tác dụng phối hợp chủ vận và đối vận trên các mô khác nhau.

Raloxifene

Ở những phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh thì Raloxifene có tác dụng dự phòng mất xương và làm tăng nhẹ khối lượng xương tại cột sống, cổ xương đùi và cho toàn bộ các xương.

Hiệu quả:

Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên trên 7.705 phụ nữ sau mãn kinh bị loãng xương đã được nghiên cứu cho thấy Raloxifene làm tăng mật độ xương ở cột sống và cổ xương đùi. Sau 3 năm điều trị bằng Raloxifene liều 60mg/ngày dùng ngày ngày nguy cơ gãy xương cột sống giảm được khoảng 30% tổng thể giảm 30% gãy xương ở phụ nữ đã bị gãy xương tại thời điểm nghiên cứu và giảm 50% nguy cơ gãy xương ở những người chưa có gãy xương trước đó. Gãy xương cột sống trên lâm sàng giảm trong vòng 1 năm sau khi bắt đầu liệu trình điều trị và giảm gãy xương cột sống cũng thấy ở phân nhóm phụ nữ sau mãn kinh bị giảm mật độ xương (osteopenia) rõ hơn so với những người bị loãng xương thật sự. Tuy nhiên chưa thấy giảm tỉ lệ gãy xương ngoài cột sống trong nghiên cứu này.

Khả năng dung nạp:

Không giống với việc điều trị bằng hormone thay thế, Raloxifene không kích thích nội mạc tử cung, do đó không có biểu hiện tăng tần xuất rong kinh và ung thư nội mạc tử cung.

Ở những bệnh nhân bị ung thư vú dùng Raloxifene sau 4 năm làm giảm có ý nghĩa nguy cơ xâm lấn của ung thư vú đối với tất cả các loại ung thư vú.

Raloxifene có tác dụng lên nồng độ lipid huyết thanh tương tự như estrogen. Nhưng tác dụng của Raloxifene lên bệnh tim mạch và tỉ lệ tử vong cho đến nay vẫn chưa xác định rõ mặc dù đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành. Tương tự như vậy, tác dụng của Raloxifene lên khả năng nhận thức, vận động được nghiên cứu.

Raloxifene không làm giảm và có thể làm tăng các triệu chứng vận mạch do mãn kinh. Do đó không nên kê đơn thuốc ở giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ có các triệu chứng rầm rộ. Tác dụng phụ của Raloxifene thường nhẹ bao gồm nóng bừng mặt, phù cẳng chân, chuột rút, chỉ số nguy cơ tương đối bị nghẽn tắc tĩnh mạch tăng lên gấp 3 lần tương tự như khi dùng điều trị hormone thay thế. Hiện nay thấy tăng nguy cơ bị đột quỵ não khi dùng Raloxifene ở phụ nữ. Vấn đề này cần có các nghiên cứu với cỡ mẫu nghiên cứu lớn và cách tiếp cận khoa học mới có thể đưa ra kết luận chính xác.

Chỉ định và liều lượng:

Raloxifene được chỉ định để dự phòng và điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh, liều 60mg/ngày dùng hàng ngày. Nhất là cho các bệnh nhân đã có loãng xương cột sống và không dung nạp với các thuốc điều trị khác. Trong các nghiên cứu này thiếu các bằng chứng về tác dụng chống gãy cổ xương đùi, do đó thuốc này thường ít phù hợp với người cao tuổi có nguy cơ gãy cổ xương đùi cao. Điều trị hormone thay thế (Hormone – Replacement therapy HRT).

Vai trò của thiếu estrogen trong cơ chế bệnh sinh của loãng xương đã được chứng minh. Điều trị estrogen thay thế cho đến nay vẫn được dùng khá rộng rãi trong dự phòng gãy xương do loãng xương. Với liều thông thường estrogen có tác dụng chống hủy xương, mặc dù ở liều cao thuốc có tác dụng tăng đồng hóa xương.

Các thuốc Hormone thay thế

Thuật ngữ điều trị hormone thay thế (HRT) dùng để chỉ 2 nhóm thuốc:

-Estrogen đơn thuần (không kết hợp).

-Kết hợp estrogen và progesterone.

Vì dùng estrogen đơn thuần làm tăng nguy cơ tăng sản nội mạc tử cung và ung thư. Progesterone thường được cho tối thiểu 10-14 ngày/1 tháng và lặp lại chu kỳ ở những phụ nữ tử cung bình thường. Estrogen có thể cho liên tục (21 ngày trong chu kỳ 28 ngày) dùng đơn độc hoặc phối hợp thuốc. Thuốc uống hoặc thuốc dán trên da, hoặc tiêm dưới da cho kết quả điều trị dự phòng mất xương. Tuy nhiên thuốc đặt qua đường âm đạo không đem lại hậu quả dự phòng mất xương một cách tương xứng.

Hiệu quả của HRT dùng đơn độc hoặc phối hợp làm chậm quá trình mất xương sau mãn kinh ở cột sống, xương đùi và đầu dưới xương quay. Cho đến nay các bằng chứng cho thấy giảm nguy cơ gãy xương xuất phát từ các nghiên cứu quan sát. Dù vậy giảm rõ rệt gãy xương cột sống và gãy xương ngoài cột sống thu được từ nghiên cứu ở phụ nữ khỏe mạnh, thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng ở các phụ nữ sau mãn kinh khỏe mạnh.

Khả năng dung nạp:

Hầu hết các tác dụng phụ gây phiền hà trong thời gian ngắn điều trị HRT là hiện tượng rong kinh, đó chính là lí do làm bệnh nhân bỏ điều trị và ít tuân thủ phác đồ điều trị, nhất là ở phụ nữ lớn tuổi. Tác dụng phụ khác là cảm giác căng tức ở tuyến vú, buồn nôn, mất ngon miệng, đầy hơi, đau đầu, thay đổi tính khí.

Các bằng chứng hiện nay cho thấy HRT không có tác dụng dự phòng các bệnh mạch vành như trước đây người ta đã tin tưởng tác dụng như vậy. Hơn nữa HRT làm tăng tỉ lệ ung thư vú và nguy cơ đột quỵ não và huyết khối tĩnh mạch.

Khuyến cáo chung là mặc dù có tác dụng dự phòng loãng xương (và ung thư đại tràng) nhưng sự cân bằng lợi ích giữa nguy cơ không cho phép dùng chủ yếu cho phụ nữ sau mãn kinh.

0/50 ratings
Bình luận đóng