Nhục là chỗ gần gốc rất dày, để chữa bệnh ở Hạ tiêu. Quan là phân giữa, dày vừa, để chữa bệnh ở Trung tiêu. Chi là đâu cành nhỏ, để chữa bệnh ở Thượng tiêu. Đó là căn cứ vào lẽ: trời thì dẫn tới phần trên, đất thì vào phần dưới.

Khí vị:

Quế có khí thơm, vị cay ngọt, tính rất nóng, có hơi độc, hoàn toàn là dương dược, vào 2 kinh Can và Thận, kỵ lửa, kỵ Hành sống và Xích thạch chi.

Chủ dụng:

Cứu được khí nguyên dương đã lạnh lâu ngày, giúp ấm cho chứng Tỳ, Vị hư hàn, ức chế Can tà, thông lợi Phế khí, bổ chứng ngũ lao, trị chứng thất thương, cứng gân xương, mạnh sinh dục, dưỡng Tâm thần, thông huyết mạch, chữa đau bụng, trị chứng bôn đồn, sán khí, chấm dứt chứng hư phiền, thu liễm chứng hư hãn, nuôi tinh tủy, ấm lưng gối, chữa tê thấp, ho đờm, nhọt trong mũi, sáng mắt, điều hòa nhan sắc, tuyên thông khắp các kinh mạch (đạo đạt khắp nơi không úy kỵ gì, gọi là thông sứ). Khí của nó rất nồng hậu, có thể bổ sự bất túc của Mệnh môn chân hỏa trong Thận, thúc độc ung nhọt, đậu mùa, lại có khả năng dẫn huyết làm mũ, dùng làm thuốc thôi sinh chỉ trong chốc lát, kiến hiệu như dùng bàn tay đẩy thai xuống.

Vị thuốc Nhục quế trong thận khí hoàn
Vị thuốc Nhục quế

Hợp dụng:

Theo sách Bản thảo tuy nói có hơi độc, nhưng cũng tùy loại mà phân hóa, nếu dùng với cầm, Liên làm sứ, thì độc nhỏ ấy không làm gì được, dùng với Ô đầu, Phụ tử, Ba đậu, Can tất làm sứ thì độc ấy hóa thành độc to. Gặp Nhân sâm, Mạch môn, Cam thảo thì có khả năng điều hòa Tỳ Vị, thêm khí mà có thể uống lâu, gặp được Sài hồ và Can địa hoàng thì có khả năng điều hòa phần vinh mà ngăn được chứng mửa ói (Chữa kinh phong và ỉa chảy nên dùng Ngủ linh tản để tả hỏa và rút thấp trong Tỳ là trong bài ấy có Nhục quế để ức chế Can phong, đồng thời trợ giúp Tỳ thổ. Sách “Y dư lục” nói: Có người đau mắt đến ăn không được, mạch Can thịnh, mạch Tỳ yếu, dùng thuốc mát chữa Can thì Tỳ càng yếu thêm, dùng thuốc ấm chữa Tỳ thì Can càng thịnh lên, chỉ nên dùng thuốc bình hòa bội gia Nhục quế để ức chế Can khí, bổ ích Tỳ khí, chữa một bệnh mà được cả hai bên. Sách nói: “Can mộc gặp Quế thì khô đi” ý nghĩa là như thế.

Kỵ dùng:

Người dương thịnh âm hư thì kiêng dùng. Sách nói “mùa xuân, mùa hè cấm dùng”, là nói lúc bình thường, lúc cần thiết phải bỏ thời tiết mà đối chứng dụng dược.

Cách chế:

Kỵ sấy lửa vì mọi vị thơm tho hễ gặp lửa thì không còn công hiệu, khi dùng gọt bỏ vỏ thái nhỏ, không thì khí vị mất hết, nếu dùng vào thuốc bổ thì nhờ nó mà cổ vũ tính thuốc, nên cho vào nấu chung, nếu hành huyết chạy khắp thì chờ thuốc sắc xong mới cho vào, đun sôi vài dạo mà uống.

Nhận xét:

Các bậc hiền triết ngày xưa khi lập phương dụng dược đối với 2 vị Quế, Phụ có khi dùng cả 2 vị, có khi dùng 1 vị, rất ít nhầm lẫn, người đời nay không biết được chỗ huyền diệu ấy, có biết đâu Nhục quế vị cay ngọt mà khí cay thơm xông bốc, thăng được giáng được, đi ngang được, đi thẳng được, ra ngoài được, vào trong được, bổ được tả được, thông sướng các kinh, cổ vũ khí huyết, cho nên công hiêu tuy nhanh, nhưng tính nó chuyên chú chạy và tiết ra, mà sức ôn trung cứu phần lý không thể kéo dài, không khỏi có chỗ tiến nhanh nhưng thoái cũng nhanh. Còn như Phụ tử khí vị rất cay, hơi có cả ngọt và đắng, khí hậu, vị bạc, giáng xuống nhiều đưa lên ít, từ trên đi thăng xuống, không chạy mà giữ lại, có công năng cứu vãn phần lý, hồi phục dương khí, có sức dẫn hỏa về nguyên chỗ, có khả năng làm ấm kinh lạc, đó là chỗ sở trường của nó, khác với tính năng của Nhục quế cay ngọt nhẹ bốc, lại có thể đi ngang thấu suốt ra ngoài phần biểu, chạy khắp các kinh mạch. Phụ tử thì mùi vị có cả cay lẫn đắng, cho nên công năng của nó chuyên chú suốt xuống dưới, chạy vào trong để cứu vãn phần dương trong phần âm, là vị thuốc của chân âm chân dương Tiên thiên. Nhục quế mùi vị nồng mà cay cho nên bổ được Mệnh môn, lại hay chạy lên trên, suốt tới ngoài phần biểu, cứu vãn phần dương trong dương, lại là thuốc của phần vinh vệ khí huyết Hậu thiên. Cho nên muốn hoàn toàn ôn nhiều bổ mạnh cho trung khí của chân âm, chân dương, hoặc có khi cùng dùng 2 vị đó, hoặc dùng Sâm, Truật làm quân, Phụ từ làm tá. Như loại Bát vị hoàn, Quế và Phụ tử đều cần. Sâm Phụ thang, Truật Phụ thang, Lý trung thang thì không dùng Nhục quế là như vậy. Nếu muốn làm ấm trung tiêu, điều hòa khí huyết, chạy khắp ra ngoài giữ vững phần biểu thì dùng thuốc bồi bổ khí huyết làm quân, mà chỉ dùng 1 vị Nhục quế làm tá sứ, như loại Sâm Kỳ ấm, Thập toàn đại bổ thang, Nhân sâm dưỡng vinh thang, thì không có Phụ tử là như vậy.

Phụ:

QUAN QUẾ:

Khí vị: Vị cay, tính ấm, không độc, hoàn toàn là dương dược, vào 2 kinh Tâm, Tỳ

Chủ dụng: Chữa bệnh trung hàn, giết 3 loại trùng, thông khí huyết, lợi khớp xương, chữa đau bụng đau dạ, trừ chứng đau do gió lạnh, chủ trị chứng lao thương, bổ thêm cho trung khí, chữa đau họng, ho nghịch, khó thở, vả lại Quan quế chuyên chữa trung tiêu, là thuốc đối chứng làm cho ấm gân, thông mạch, lợi khiếu và chữa đau bụng.

QUẾ CHI: (đầu cành nhỏ, lại gọi là quế mỏng-bạc quế)

Khí vị: Vị cay, tính nóng và nhẹ, có độc nhẹ, khí nổi mà đưa lên, là dương dược, vào 2 kinh Tỳ và Bàng quang.

Chủ dụng: Vị nhạt, thể nhẹ, đi lên đầu mặt, chữa chứng đau trong bụng, giải được chứng lạnh ngoài bì phu, điều hòa vinh vệ cơ biếu, trị tê tay tê chân, giải tán phong hàn, không có mồ hôi thì làm cho ra mồ hôi, mồ hôi ra nhiều thì cầm mồ hôi, đi ngang làm thuốc dẫn kinh cho tay chân, đi thẳng làm thuốc dẫn đạo cho chứng bôn đồn.

Kỵ dùng: Bệnh dương thịnh âm hư thì kiêng dùng, với bệnh thương hàn không có mồ hôi thì chớ dùng lầm.

Nhận xét:

QuẾ chi khí và vị đều nhẹ, cho nên có khả năng giải nhiệt tán tà, các chứng thương hàn có mồ hôi, thì dùng để giải nhẹ biểu tà, tà hết thì mồ hôi tự hết, chứ chẳng cần phải giữ vững phần biểu để cầm mồ hôi. Trong Bản thảo nói Quế chi phát hãn mà Trọng Cảnh chữa bệnh thương hàn lại dùng Quế chi lúc đang có mồ hôi, lại bảo rằng không có mồ hôi thì không được dùng Quế chi, mồ hôi nhiều thì dùng Quế chi Cam thảo thang, đó là dùng Quế chi để hãm mồ hôi, một vị thuốc mà 2 cách dùng. Bản thảo nói Quế chi cay ngọt có khả năng thông các mạch làm ra mồ hôi, đó là điều được huyết thì mồ hôi tự ra, còn Trọng Cảnh nói bệnh Thái dương nóng không có mồ hôi là phần vinh yếu, phần vệ khỏe, âm đã hư thì dương lấn vào cho nên phải dùng Quế chi cho ra mồ hôi, hòa được phần vinh thì phần vệ tự lợi, tà không còn chỗ dung thân mà mồ hôi tự ra, không phải Quế chi có khả năng mở chân lông thớ thịt để phát hãn. Mồ hôi ra nhiều mà lại dùng Quế chi là dùng nó để điều hòa vinh vệ thời tà theo mồ hôi bài xuất, mồ hôi mới hết được, chứ không phải Quế chi cầm được mồ hôi. Không hiểu y lý gặp bệnh thương hàn không có mồ hôi cứ dùng bừa quế chi là rất sai.

QUẾ TÂM (Gọt bỏ hết bì thô, lấy phần bên trong có màu tía, rất ngọt là đúng)

Khí vi: Vị ngọt tính ấm, là thuốc âm trong dương dược, công dụng bổ vào tâm huyết, gọi Quế tâm là có ý khen ngợi.

Chủ dùng:

Giết được 3 loại trùng, hạ được rau sót, chữa chứng huyết xung lên, đau bụng hậu sản, ngăn được chứng thổ ra máu, thông kinh, hành huyết, đạo trệ, có công năng bổ âm bổ dương (Dùng Quế tâm vào thuốc bổ âm thì có khả năng lưu hành sự ngưng trệ của huyết dược để bổ Thận, do vị cay vào Phế kim, có thể sinh thủy để hành huyết là như thế), chữa chứng chân mêm nhũn, câu không biết đau và chứng trúng phong bán thân bất toại, nghiến răng, đờ lưỡi, tắt tiếng, có khả năng ôn bổ Thận khí, lại chuyên chữa được chứng đau vùng thượng vị và tinh hoàn sưng đau.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

Hải Thượng Lãn Ông nói: Quan quế và Quế tâm tính ấm là khác với Nhục quế nói chung tính đại nhiệt, Lại nói Quế chi tính nóng, trong lúc nhiều tài liêu khác nói Quế chi tính ôn. Có thể trên thị trường hiện nay không có Quan quế và Quế tâm chăng? Trong các đơn thuốc hiện thường dùng, danh từ Quế chi được hiểu là Quế nhỏ đầu cành, còn có tên gọi là Quế chi tiêm (không phải là quế mỏng). Nếu không phân biệt rõ các loại Quế dẫn đến dùng liều lượng không phù hợp có thể sai lầm.

Viện Y học cổ truyền phân biệt Quế tốt xấu như sau:

  • Cạo bỏ vỏ ngoài, mài với tý nước, nếu nước ra trắng như sữa là tốt nhất, như nước chè xanh là loại nhì, màu đỏ là loại ba.
  • Gọt bỏ vỏ thô, cắt đôi, chỗ cắt trông như sáp rất mịn và thấy có đường “bạch chỉ phân du” như sợi chỉ trắng là tốt, đường chỉ này phải thẳng, nếu ngoằn ngèo thì không tốt lắm.

Dưới đây là một số bài thuốc để minh họa:

“Tuệ tĩnh toàn tập”

  • Chữa bỗng nhiên tắt tiếng: tán nhỏ Quế tâm, để chút ít trên lưỡi, nuốt dần.
  • Chữa tinh hoàn sưng to, đau nhức: mài Nhục quế với nước thật đặc, bôi vào.
  • Chữa đau đầu chính giữa hay một bên, hễ gặp trời mưa gió thì phát: Tán nhỏ 10đ Quế tâm hòa với nước, đắp lên đỉnh đầu và phía dưới trán.
  • Chữa trẻ nhỏ sưng rốn: hơ nóng Quế tâm, chườm vào rốn, ngày chườm 4-5 lần.

“Y tông kim giám”

Bài Chửng dương lý lao thang

Nhục quế 3g, Nhân sâm 8g, Bạch truật 4g, Hoàng kỳ 8g, Cam thảo 4g, Trần bì 4g, Ngũ vị tử 2g, Sinh Khương 4g, Đại táo 2 quả, Đương quy 6g.

Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Chữa mệt nhọc hao khí, biếng nói, động làm là suyễn, biểu nhiệt, tự ra mồ hôi, Tâm phiền, đau nhức toàn thân.

“Cảnh Nhạc toàn thư”

Bài Đại doanh tiễn

Nhục quế 4g Đương quy 12g, Đỗ trọng 8g, Thục địa 24g, Ngưu tất 8, Câu kỷ tử 8g, Cam thảo 4g.

Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Có tác dụng ôn bổ Can Thận, thêm khí huyết.

Chữa chân âm, chân hỏa đều suy tổn, ốm yếu, kinh nguyệt không đều.

Bài Hồi dương cứu cấp thang

Nhục quế 4g, Bạch truật sao 12g, Bán hạ chế 12g, Nhân sâm 8g, Chích cam thảo 6g, Ngũ vị tử 4g, Sinh Khương 3 lát.

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày, khi uống thêm 0,01g Xạ hương. Lúc tay chân đã ấm đều thì không uống nữa.

Nếu mửa ra bọt dãi hoặc bụng dưới đau thì thêm Ngô thù sao muối, vô mạch thì thêm 1 thìa nước Mật lợn.

Tiêu chảy không cầm thì thêm Thăng ma, Hoàng kỳ.

Nôn mửa không cầm thì thêm Khương chấp.

Có tác dụng: hồi dương, cứu nghịch, ích khí, sinh mạch. Chữa hàn tà trúng thẳng vào tam âm kinh, sợ rét, nằm co, tay chân quyết lạnh, bụng đau, thổ tả, không khát, không nóng, môi xanh, hoặc mửa ra bọt dãi, mạch trầm trì vô lưc, thâm chí không có mach.

“Ngoại khoa toàn sinh tập”

Bài Dương hòa thang

Nhục quế 4g, Thục địa 20-40g Lộc giác giao 12g, Bào Khương 2g, Ma hoàng 2g, Bạch giới tử 6-8g, Cam thảo 4g.

Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Có tác dụng thông dương khí, kinh lạc, trừ đàm kết.

Chữa lao hạch, mụn nhọt vở không liền miệng, viêm tắc động mạch, người bênh rêu lưỡi trắng, mach trầm tế.

“Hòa tể cục phương”

Bài Hắc thần tán

Nhục quế 32g, Hắc đậu 100g, Thục địa 32g, Đương quy 32g, Can Khương 32g, Xích thược 32g, Bồ hoang 32g, Cam thảo 32g.

Cùng tán nhỏ, mồi lần sắc 12g với nửa Rượu, nửa Đồng tiện, ngày uống 2 lần.

Chữa sau khi đẻ huyết xấu ra không dứt, rau thai không ra, Tâm hung bĩ đầy, hoặc bụng trướng ran và đau, huyết vâng chóng mặt, mắt tối xầm, cấm khâu, các bệnh thuộc huyết ứ của sản phụ sau sinh.

“Y học phát minh”

Bài Thập toàn đại bổ thang

Nhục quế 3-6g, Đảng sâm 12g, Bạch truật 12g, Bạch linh 8- 12g, Hoàng kỳ 12g, Đương quy 12g, Thục địa 12-24g, Bạch thược 8- 12g, Xuyên khung 6g, Chích thảo 4-6g, Đại táo 3 quả, Sinh Khương 3 nhát.

Sắc, chia uống 3-4 lần trong ngày.

Có tác dụng ôn bổ khí huyết.

Chữa khí huyết bất túc, hư lao, ho suyễn, chân gối yếu mỏi, băng lậu lâu ngày không khỏi, lở loét lâu không lành, mach 6 bô đều vi tế, nhuyễn nhươc.

Thập toàn đại bổ chữa băng lậu lâu ngày không khỏi do khí huyết hư hay như thần (không cần gia giảm gì thêm).

“Cảnh Nhạc toàn thư”

Bài Noãn can tiễn

Đương quy 8g, Tiểu hồi hương 8g, Nhục quế 4-8g, Ô dược 8g, Bạch linh 8g, Câu kỷ tử 12g, Trầm hương 4g, Gừng tươi 3-5 nhát.

(Không có Trầm hương thì thay Mộc hương 4g).

Sắc uống ấm, sau bữa ăn, chia 2 lần trong ngày.

Có tác dụng noãn Can, ôn Thận, hành khí, trừ hàn, chỉ thống.

Chữa can, Thận âm hàn, trúng hàn, gây đau bụng dưới, sán khí.

Nguyên Chu nói: Hàn nặng thêm Ngô thù du, Can Khương, nặng hơn thì thêm Phụ tử. Cho thấy hàn có nặng, nhẹ, dùng thuốc cũng theo đó tăng dần lên.

Chú ý: Bài này đặt ra là vì chứng sán khí do âm hàn thiên thinh, nếu vì thấp nhiệt dồn xuống; bìu dái sưng đỏ, nóng đau thì bài này không thích hợp.

“Hòa tễ cục phương”

Bài Dưỡng tạng thang

Kha tử nhục 12g, Đương quy 6g, Nhục đậu khấu 10g, Bạch truật 10g, Nhân sâm 12g, Nhục quế 3-6g, Mộc hương 6g, Bạch thược 12g, Anh túc xác 6g, Cam thảo 3g.

Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Có tác dụng ôn Tỳ, chỉ tả, lỵ.

Chữa ỉa chảy, kiết lỵ mạn tính, sa trực tràng.

“Thương hàn luận”

Bài Quế chi thang

Quế chi 6-8g, Đại táo 2 quả, Bạch thược 6-8g, Cam thảo 4g, Sinh khương 3 nhát.

Sắc, chia uống 2 lần trong ngày.

Có tác dụng giải cơ, phát biểu, điều hòa vinh vệ.

Trị ngoại cảm phong hàn có chứng biểu hư: sốt, nhức đầu, ra mồ hôi, sợ gió, nghẹt mũi, nôn khan, không khát, rêu lưỡi trắng, mach phù hoãn hoăc phù nhươc.

Bài Quế chi hoàng kỳ thang

Là bài Quế chi thang gia Hoàng kỳ 6-8g.

Chữa các chứng lắm mồ hôi, đổ mồ hôi trộn, bệnh ngứa, rôm sẩy, tê ngoài da, thúc đẩy quá trình lên da non, cũng chữa

liệt thần kinh mặt, viêm tai giữa, tiêu mũ độc ngoài da, chừa chứng hoàng đản, phù thũng và bổ dưỡng cho người gầy yếu

Bài Quế chi cát căn thang

Quế chi, thược dược, đại táo 6-8g, Sinh khương 8g, Cam thảo 4g, Cát căn 12g.

Là bài Quế chi với cắt căn vào kinh Dương minh Vị, Đại trường, trừ chứng khát, khô da, trị chứng đau mình mẩy, cơ bắp. Trị cảm mạo, ỉa chảy. Bội thêm Cát căn và thêm Ma hoàng, thành bài Cát căn thang trị sốt không có mồ hôi, cổ lưng đau cứng.

Bài Quế chi gia thược dược thang

Là bài Quế chi thang gia Bạch thược (gấp rưỡi Quế chi). Chữa nhiệt ở Vị Tràng lâu hại âm, làm đau, chướng bụng, viêm sa giãn Dạ dày, Đại tràng, sinh thoát vị bẹn, trĩ nội, viêm phụ khoa, phúc mạc, kiết lỵ, táo bón xen ỉa lỏng.

Thược dược có Quế chi làm lành các chứng bệnh trên nhờ công tư âm, sinh huyết, làm yên các chứng ở 0 bụng nên bài này được gọi là bài thuốc chữa đau bụng.

Bài Quế chi gia mẫu lệ long cốt thang

Quế chi 8g, Bạch thược 8g, Đại táo 8g, Sinh Khương 8g, Mẫu lệ 6g, Long cốt 4g, Cam thảo 4g.

Sắc, chia uống 2 lần trong ngày.

Chữa âm dương không giao hòa, thần kinh dễ bị kích thích, trẻ em khóc đêm, đái dầm, người lớn mất ngủ, gầy yếu, nam thì thất tinh, hoạt tinh, tình dục yếu, liệt dương, nữ thì kinh nguyệt không đều, bạch đới, bạch trọc, có thể vô sinh.

Bài thuốc này vào âm, bổ Tỳ Thận làm cân bằng khí huyết âm dương nên chữa được các chứng bệnh trên.

Bài Quế chi phục linh hoàn

Quế chi 16g, Đan bì 16g, Bạch thược 16g, Đào nhân 16g, Bạch linh 16g. Cùng tán nhỏ, hãm uống 6-12g, ngày vài lần.

Phân tích và áp dung: Quế chi, Bạch thược bổ và hành huyết; Đan bì, Đào nhân tan huyết ứ, sinh huyết mới; Bạch linh điều hòa khí huyết. Huyết ở dưới bị ứ trệ, sinh các chứng kinh nguyệt không thuận, đau, rối loạn khi mãn kinh và các người khác vì máu ứ trễ sinh rám da, bầm tím da, chân tay lạnh, chóng mặt và máu dồn lên đầu. Có nhiều bài hành huyết như: sư vật đại hoàng đan bì thang, Đào hạch thừa khí thang, Đương quy thược dược tản…nhưng bài Quế chi phục linh hoàn được dùng rộng rãi hơn cả vì có tác dụng tán và sinh huyết. Bài này gia Ý dĩ là bài Quế chi phục linh hoàn gia Ý dĩ chữa chân tay khô ráp, chứng trứng cá của thanh niên, chứng môi lưỡi thâm tím, cứng da, tắc tia sữa…

Bài Sài hồ quế chi thang

Sài hồ 10g, Bán hạ 8g, Quế chi 4-6g, Bạch thược 6g, Đại táo 4g, Đảng sâm 5g, Hoàng cầm 4g, Cam thảo 4g, Can hoặc sinh Khương 2g. Đây là bài Tiểu sài hồ họp với bài Quế chi thang. Áp dụng rộng rãi chữa người cảm cấp và mãn với các biến chứng như đau đầu, sốt, ớn lạnh, đau khớp, viêm Phổi, hoàng đản, viêm Gan, sỏi Mật, viêm Tụy, Đại tràng, viêm Thận, bể Thận, viêm Dạ dày, Tá tràng, suy nhược thần kinh, đái dầm, động kinh.

Quế chi gia thược dược đại hoàng thang

Bạch thược 12g, Quế chi 8g, Đại táo 8g, Can (Sinh) Khương 4g, Cam thảo 4g, Đại hoàng 2-4g.

Sắc, chia uống 2 lần trong ngày.

Hàn hạ thì dùng Tiểu thừa khí, Đại thừa khí thang với Đại hoàng, Phác tiêu. Ôn hạ thì dùng Đại hoàng với Phụ từ, Tế tân,

Quế chi. Nhưng trường hợp đau bụng co thắt, viêm ruột, tảo bón, đầy trướng, các cách hạ trên không có lợi thì phải dùng Quế chi thang bội Thược dược và gia thêm Đại hoàng mới được. Những người hư nhược, hay đau bụng, táo xen ỉa lỏng, sốt, đau đầu, kiết lỵ thì phải dùng bài này.

Bài Quế chi gia Bạch thược sâm khương thang

Là bài Quế chi thang bội Bạch thược, Sinh Khương, thêm Nhân sâm (Bạch thược 8-12g, Sinh Khương 8-10g, Quế chi 6-8g, Đại táo 8g, Nhân sâm 6-8g, Cam thảo 4g). sắc, chia uống 2 lần trong ngày. Chừa người sau cảm bị liệt nhược, đau Thượng vị, đau cơ nhục, khí huyết hư, mach trầm trì.

“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”

Bài Quế ma các bán thang

Quế chi 6g, Bạch thược, Cam thảo, Sinh Khương, Ma hoàng, Đại táo đều 4g, Hạnh nhân 4-5 g

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Bài thuốc chữa cho người yếu ớn nóng, ớn rét, ho hen, da dẻ khô khan, âm dương, khí huyết đều hư. Thuốc còn dùng chữa mề đay mới phát, bệnh ngứa đầu cho thanh niên, ngừa cả người cho người già yếu, có hiệu nghiệm cho người không ra mồ hôi.

Bài thuốc kinh nghiệm:

Chữa mồ hôi chân ra đầm đìa dùng: Quế chi 12g, lá Sung 1 nắm, Dầu không 10 lá. Đầu tiên đun Quế chi và lá sung khoảng 30 phút sau cho tiếp lá Dầu không, đun thêm chút nữa, bắc nồi ra, bỏ vung lấy rổ đậy lên, đặt 2 chân lên trên rổ,lấy mền trùm chân, nước nguội đun lại xông tiếp vài lượt, cuối cùng ngâm chân vào. Mỗi ngày làm 2 lần sáng và chiều, làm độ 7- 10 ngày thì khỏi hẳn.

0/50 ratings
Bình luận đóng