Mục lục
Tên khác:
Thổ tinh, thần thảo, hoàng sâm, huyết sâm, bổng chuỳ, quỉ cái…
Nguồn gốc:
Đây là loại rễ khô của nhân sâm thuộc loài thực vật họ ngũ gia bì. Loại trồng gọi là Viên sâm, loại mọc hoang thì gọi là sơn sâm. Viên sâm phơi khô hoặc sấy khô rồi thì gọi là sinh sài sâm, sau khi chưng sây chế thành dược phẩm khô thì gọi là hồng sâm. Sơn sâm sau khi phơi thành dược phẩm khô thì gọi là sinh sái sơn sâm. Ở Trung Quốc, vùng sản xuất nhân sâm nhiều nhất là các vùng núi cao ở tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh và miền Bắc tỉnh Hà Bắc. Nhân sâm hiện nay phần nhiều đều là nhân sâm trồng (Viên sâm).
Phân biệt tính chất và hình dạng:
- Phần trên của thân rễ Viên sâm (gọi là lư đầu) chỉ có một phía có bạnh (gọi là lư uyên), lư thô và không có lư tròn, rễ cái dài, vân thô ăn ngang, không có hình xoắn ốc, các nốt sần trên rễ chùm nhỏ mà ít.
- Thân rễ(lư đầu) của dã sơn sâm phần trên bốn chung quanh mọc đầy lư uyển, phía dưới có lư tròn khá to hoặc hơi cong, vẫn quen gọi là “nhan bột lư”, đầu trên của rễ cái có vân xoắn ốc nhỏ, dầy đặc và khá sâu. Sơn sâm càng lâu năm thì vân xoắn càng sâu. Trên bộ rễ chùm có nhiều nốt sần, trụ gọi là “trân châu điểm”.
- Sinh sái sâm rễ cái hình trụ, bề mặt màu vàng xám, phần trên hoặc toàn bộ con sâm có vân ngang – thô – đứt đoạn – thưa, và vân nhăn dọc rõ rệt, phía dưới có từ hai đến ba rễ nhánh, mọc bộ rễ chùm có nhiều sợi dài và nhỏ, trên bộ rễ chùm thỉnh thoảng có các nốt sần nhỏ không rõ rệt lắm nổi lên. Ớ đầu mút của thân rể có nhiều hình thủ cong queo co quắp, có rễ phụ và những lư uyển thưa thớt. Chất sâm khá cứng, mặt cắt có màu trắng vàng nhạt, lộ rõ có tinh bột. Các lớp vòng tuổi có màu vàng nâu, lớp vỏ màu nâu vàng, đường dẫn nhựa cây lấm chấm đều khắp, có vết nứt hình tên bắn. Có mùi thơm nhẹ đặc biệt, vị hơi đắng, ngọt.
- Hồng sâm bề mặt màu nâu đỏ, nửa trong suốt, đôi chỗ có vân tối màu da lươn không thấu sáng, có rãnh dọc, vân nhăn và ngấn rễ nhỏ, phần trên có thể thấy đường vân vòng, phần dưới có 2-3 cái rễ nhánh. Phần gốc có ngân rề. Chất cứng mà giòn, mặt cắt bằng phẳng, có dạng vỏ sừng.
- Sinh sái sơn sâm rễ cái to mà ngắn, thường có hai nhánh rễ, xếp thanh hình chữ “nhân”. Bề mặt màu vàng xám, có vân dọc, đầu trên có vân ngang hình vòng nhỏ, dầy đặc mà ăn sãu. Rể chùm nhỏ mà dài, có những nốt sân nổi lên trên bộ rễ chùm rất rõ rệt (trân châu điểm).
Thân rễ nhỏ dài, thường thì dài bằng hoặc hơn rề cái, phía trên có ngán thân (lư uyển) dầy đặc. Rể phụ tương đôi to, thân rễ ở gần rể cái khá láng bóng và không có ngân rễ.
Sinh sái sâm, hồng sâm, sinh sái sơn sâm nếu được loại thân rễ to, chất cứng, lành lặn cả là tốt.
Tính vị và công hiệu:
Nhân sâm tính bình, vị ngọt, hơi đắng, lợi về các kinh tì, phế, tâm. Có thể bổ khí cố thoát, sinh ra nước bọt điều tiết cơn khát, ích trí an thần, kiện tỳ bổ phế, trấn tĩnh, giảm đau, chống mệt mỏi.
Chủ trị các bệnh nặng, suy nhược cơ thể do ốm lâu ngày, hư thoát sau khi mất nhiều máu, ra mồ hôi, chân tay giá lạnh, mạch yếu, tỳ vị hư nhược, cơ thể và chân tay mệt mỏi, kém ăn, phổi yếu, ho nhiều, thở hổn hển, nói như đứt hơi, khí huyết hư nhược, mất ngủ, chứng tim đập hồi hộp, đổ mồ hôi trộm, thương nhiệt đầy hơi, ra mồ hôi nhiều khát nước, khí đoản, tinh thần mệt mỏi v.v…
Theo các công trình nghiên cứu hiện đại, sản phẩm này có hàm chứa các chất nhờn nhân sâm, chất chua của nhân sâm, dần bay hơi, đường các loại, và các thành phần như Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin pp v.v…, có tác dụng điều tiết hai chiều đối với hệ thống thần kinh và các phản ứng của cơ thể, có thể tăng cường khả năng miễn dịch đối với cơ thể, nâng cao khả năng phòng bệnh và chống lại các bệnh tật của cơ thể người.
Bảo quản:
Đóng gói đựng trong hộp gỗ hoặc hộp giấy, cho thêm ít cây tế-tân đựng trong lọ có vôi để bảo quản, có thể phòng độc, phòng mọt.
Không đựng chung trong một thùng chứa có chất dễ bay hơi như băng phiến, long nảo, a ngụy v.v… hoặc đựng chung với các thứ thuốc khác.
Các phương thuốc thường dùng.
- Nhân sâm thang: (thang nhân sâm)
- Nhân sâm 3 – 5g – vỏ quất 10g
- Đường cát 10g
Nhân sâm, vỏ quất sắc lên lấy nước, pha đường vào, uống thay trà, thích hợp với các chứng:
- Tỳ khí hư nhược
- Mỏi mệt mất sức
- Ăn ít, nhiều đờm.
- Tim đập nhanh không ổn định.
- Nhân sâm trà (Trà nhân sâm)
- Sinh sái sâm 3g
Thái mỏng, bỏ vào cốc giữ nhiệt, đổ nước sôi vào ù trong nửa giờ.
Pha thêm nước sôi cho đủ ấm, uống lúc sáng sớm ngủ dậy, chưa ăn uống gì, hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Uống lần đầu tiên trong hai – ba ngày liền.
+ Thích hợp với các chứng hư nhược trong cơ thể.
- Là vị thuốc quí để kéo dài tuổi thọ.
Chú ỷ. Kiêng ăn hoặc uống các thứ sau để khỏi ảnh hưởng tác dụng của thuốc:
- Củ cải – Cua
- Đậu xanh – Nước chè đặc
- Nhân sâm chúc (cháo nhân sâm)
(1) – Nhân sâm 10g
- Giới bạch 12 g
- Trứng gà (bỏ lòng đỏ) 1 quả
- Ngô 50 g
- Nhân sâm sắc nhỏ lửa lấy nước
- Cho ngô vào nấu cháo, gắn chín
Cho lòng trắng trứng gà và giới bạch vào, đun chín. Chia uống làm hai lần: Buối sớm và buổi tối.
+ Thích hợp với các chứng: Trung gió bán thân bất toại.
- Bị cảm, buồn bực, bứt rứt
- Chán ăn
- Hoặc ngực đau, tê dại
- Khí hư, mỏi mệt v.v…
(2) – Nhân sâm 10 g
- Gừng sống 10g- Ngô 100 g
Cho nhân sâm, gừng Sống xay nát thành bột; cùng với ngô hẩm thành cháo loãng.
- Ăn uống tuỳ ý.
+ Thích hợp với các chứng:
- Tỳ hư khí nhược
- Mệt mỏi toàn thân
- Buồn nôn, chán ăn.
- Nhân sâm thăng ma chúc (cháo nhân sâm thăng ma)
- Nhân sâm 5g – 10g – Thăng ma 3g
- Gạo lức 30g
Cho nhân sâm vào thăng ma vào sắc lấy nước, hầm chung với gạo lức thành cháo. Ngày dùng một thang. Uống liên tục trong một tuần.
+ Chuyên trị các chúng
- Khí hư, kinh nguyệt quá nhiều, màu nhạt, chất loãng, trong như nước.
- Kinh kéo dài
- Sắc mặt trắng nhợt.
- Hụt hơi, ngại không muốn nói
- Đánh trống ngực.
- Chân tay mềm nhũn không có lực.
- Nhân sâm phục linh thang (thang nhân sâm phục linh)
- Nhân sâm, Phục linh, hai vị lưọng bằng nhau.
Nghiền chung thành bột thó, sắc lảy nước uống thay trà.
Dùng cho người tỳ hư, phu nề, cước khí, phủ thũng .v.v…
- Nhân sâm càu kỷ thang (thang nhân sâm câu kỷ tử)
- Nhân sâm 3g (hoặc đảng sâm 30g)
- Câu kỷ tử 30g
Sắc uống ngay hai lần.
Dùng cho người khi tinh lưỡng hư sinh ra nhức đầu chống chếnh, mất hoa tai ù, lưng đau gối mỏi, chân tay lạnh giá v.v..
- Nhân sâm hoàng kỳ chúc (cháo nhân sâm hoàng kỳ)
- Nhân sâm 5 g
- Hoàng kỳ 20g
- Gạo lức 80g
- Đường trắng 5g
- Bạch truật 10g
Nhân sâm, hoàng kỳ, bạch truật bỏ sạch cặn bẩn, gia công thành miếng, ngâm nước lả 40 phút cho nở, sau đó cho vào nồi đất sắc, đun sôi, sau đó đun nhỏ lửa sắc dặc, lấy các miếng thuốc ra: cho nước vào sắc lần 2, trộn lẫn 2 nước. Ngày 2 lần sớm tối, dùng nước thuốc ấy để nấu cháo gạo lức, cho đường trắng vào uống nóng. 5 ngày là 1 liệu trình.
Dùng cho người ngũ tạng hư suy.
- Khí đoản, tự đổ mồ hôi
- Tỳ hư ỉa chảy
- Không thiết ăn uống
- Khí hư sinh ra phủ nề v.v…
- Nhân sâm cáp đản thang (thang nhân sâm trứng chim câu
- Nhân sâm 6g – Trứng chim câu 3 quả.
Nhân sâm sắc láy thang, trứng chim câu luộc chín. Uống
ngày ba lần, mỗi lần ăn một quả trứng chim, uống một phần thang nhân sâm.
+ Thích hợp với việc chữa ho và phục hồi sau khi dứt do.
- Nhân sâm chưng ỏ kê (Nhân sâm hầm gà đen)
- Nhân sâm10g
- Gà đen thịt bỏ hết lòng ruột 1 con
- Một ít muốn tinh vừa phải.
Nhân sâm ngâm mềm, thái mỏng, bỏ vào bụng gà khâu lại, bỏ vào nồi đất, cho thêm muối, đun cách thuỷ cho gà chín nhừ, ăn thịt gà uống thang hầm gà, một ngày 2 – 3 lần.
Thích hợp trị các bệnh do khí hư sinh ra; đặc biệt thích hợp trị bệnh khí hư, kinh nguyệt trước ngày, lượng nhiều, mầu nhạt, chất trong hoặc loãng.
- Nhân sâm – Hạn liên thảo chúc (cháo nhân sâm – Hạn liên thảo)
- Nhân sâm 9g
- Hạn liên thảo 9g
- Gạo lức 60g
- Đường trắng vừa phải.
Sắc hạn liên thảo làm thang, sau đó bỏ bã, cho gạo lức vào cùng đường trắng nấu thành cháo.
Nhân sâm hầm riêng, được thì cho lẫn vào với cháo để uống.
Uống ngày một thang, liên tục trong một số ngày.
+ Thích hợp trị bệnh tử điển có tính chất phản ứng biến thái, do tình trạng khí không dưỡng huyết gây ra.
- Nhân sâm chưng kê (nhân sâm hấp gà)
- Nhân sâm 30g
- Gia vị thích hợp
- Gà trống giò 1 con (khoảng 750g)
Cách làm:
- Gà sau khi giết bỏ đầu, cổ, cánh.
- Nhân sâm dùng nước ấm rửa sạch đất cát.
Dùng một chiếc liễn canh, bỏ nhân sâm và gà vào, thêm nước dùng muối tinh mì chính, rượu, gia vị, tiêu bột, đậy nắp, cho vào nồi chưng, hấp trong một giờ. Ăn thịt gà, uống thang.
+ Thích hợp trị các bệnh:
- Huyết áp thấp
- Suy dinh dưỡng
- Thiếu máu
- Tỳ hư thể nhược…
Đối với người già còn có tác dụng chống già yếu.
- Khai tâm phì kiện phương (phương thuốc khai tâm, béo, khoẻ)
- Nhân sâm 150g – Mỡ lá lợn 2000g (2kg)
+ Cách làm: Xay nghiền nhân sâm thành bột, mỡ lá rán lấy mỡ để nguội cất đi mỗi lần uống 1 phần nhân sâm 10 phần mỡ. Uống bằng rượu gạo.
+ Thích hợp chữa trị bệnh mất ngủ, hay quên v.v… do thiếu cả khí lẫn huyết sinh ra.
- Nhân sâm cáp giới chúc (cháo nhân sâm tắc kè)
- Tắc kè 2g
- Bột nhân sâm 3g
- Gạo nếp 50 – 100g,
Gạo nếp vo sạch nấu cháo loãng, sau đó cho bột tắc kè, bột nhân sâm vào, trộn đều, uống lúc nóng.
Dùng cho người tỳ thận lưỡng hư sinh ra ho lâu, hen suyễn, mặt phù chân thũng v.v…
- Sâm linh chúc (cháo nhân sâm phục linh)
- Sinh sái sâm 10g
- Bạch phục linh 15g
- Gạo lức 100g
Sắc nhân sâm, phục linh lấy nước, cho gạo lức vào nấu cháo, ăn lúc đói.
Khi sắc nhân sâm có thể gói riêng, sắc xong lấy ra, có thể dùng như vậy được 3 lần liền.
+ Dùng để chữa các bệnh:
- Khí hư ra mãi không cầm
- Tỳ hư thấp thịnh
- Hư doanh thiều khí
- Khí hư trong, loãng
- Đầy, trướng
- Không thiết ăn uống
- Lâu dần sinh ra gầy mòn.
- Nhân sâm tam thất thang (thang nhân sâm tam thất)
- Hồng sâm 30g
- Tam thất 30g
Nghiền chung thành bột mịn uống ngày 2 lần, mỗi lần l,5g. Uống bằng nước sôi nóng.
Dùng cho người bị đau ngực ở vùng tim, tim đập hốt hoảng, hụt hơi, hiện nay đa phần dùng để chữa bệnh cơ tim, cũng rất thích hợp với người trung niên và người già trong việc phòng bệnh cơ tim.
Những cấm kỵ trong khi dùng thuốc:
- Người nào có bệnh thực nhiệt và thấp nhiệt không nên dùng.
- Khi dùng nhân sâm phải bỏ phần hư đi, vì nó dễ gây nôn mửa.
- Kỵ dùng đồ sắt
- Khi pha chế thuốc cấm ky: phản lê lô, ác lai phục tử, sợ ngũ linh chi, không nên dùng chung.