1. Ghi những tín hiệu sinh vật trên màn hình

– Trên thực tế, những dao động của một số điện thế sinh học (biopotentials) như trong điện cơ (EMG), điện thần kinh (ENG) hoặc điện thế kích thích (EP) đều xảy ra rất nhanh mà với cách viết bằng hệ thống bút cơ như trong điện não (EEG) ghi trên giấy chúng ta không thể ghi lại được. Trong điện não, một sóng alpha 10 chu kỳ/gy có thời khoảng là ỊOOms thế nhưng thời khoảng điện thế cảm giác của 1 dây thần kinh ngoại vi hoặc các điện thế kích thích thính giác của thân não rất ngắn – chỉ là 1ms. Để ghi được các điện thế trên người ta phải dùng máy ghi đặc biệt (máy ghi dao động tia âm cực bằng kathodenstrahloszilogragh). Đây là phần cấu tạo nhân lõi của một máy ghi điện cơ.ở các máy hiện đại có số hoá, người ta còn dùng màn hình theo dõi như trong máy vi tính để việc ghi điện cơ được thuận tiện hơn.

– Màn hình của máy ghi điện cơ thường được chia thành nhiều ô vuông nhỏ, mỗi chiều của màn hình là 10 ô. Cạnh của các ô vuông nhỏ đó dài 1cm. Trục tung được gọi là trục Y và trục hoành gọi là trục X. Trong kỹ thuật ghi điện thần kinh, trục hoành biểu diễn thời gian. Ngư­ời ta có thể lựa chọn và đặt tốc độ quét (svveep velocity) của các tia trên màn hình. Một quá trình điện sinh lý xảy ra càng nhanh bao nhiêu, tốc độ quét của các tia trên màn hình càng phải đặt lớn bấy nhiêu. Trục tung biểu diễn độ lớn của tín hiệu điện sinh học và được chia thành mV hay pV. Sự lựa chọn độ nhạy (sensibility) tuỳ thuộc vào mức độ cần phóng đại của các điện thế. Như vậy, các giá trị được đặt càng nhỏ (ví dụ 1μV/ô) thì độ phóng đại càng lớn. Ngược lại giá trị càng lớn (ví dụ 100 mV/ô) thì độ phóng đại càng nhỏ.

  1. Phóng đại các tín hiệu sinh vật

Các điện thế sinh vật thông thường có biên độ điện thế trong phạm vi mV thậm chí pV thì màn hình EMG không thể cho được những tín hiệu như chúng ta mong muốn. Bản thân màn hình cần có những điện thế với biên độ vào hàng 1V mới có thể tạo thành hình ảnh một điện thế với biên độ nhất định trên trục tung được. Như vậy, có nghĩa là điện thế sinh vật cần phải được nhân lên một trăm ngàn lần để đáp ứng yêu cầu của kỹ thuật màn hình và như vậy, điện thế sinh vật có độ lớn 10μV máy ghi điện cơ mới ghi lại được, công việc này do bộ khuếch đại đảm nhiệm.

  1. Lọc các tín hiệu sinh vật

Chức năng khuếch đại của máy không những chỉ khuếch đại các điện thế sinh học cần nghiên cứu mà khuếch đại tất cả các điện thế nhiễu từ ngoài (điện xoạy chiều, sóng radio, điện thoại…) cũng như các điện thế sinh học không mong muốn (điện thế cơ, của não…). Đẻ giữ cho các nhiễu trên ít ảnh hưởng nhất tới điện thế sinh học cần được khảo sát người ta phải dùng thiết bị lọc đặc biệt trong máy nhằm loại bỏ các tín hiệu tần số cao và thấp hơn tín hiệu điện sinh học mà ta cần nghiên cứu.

  1. Chiết lọc và làm hiện các tín hiệu rất nhỏ bằng kỹ thuật trung bình cộng (everage technic)

– Để có thể lưu ghi được các điện thế sinh học mong muốn thì không những chỉ biên độ tuyệt đối của riêng nó mà biên độ của điện thế nhiễu cũng có vai trò quan trọng, ở đây người ta nói đến tỷ lệ tín hiệu – nhiễu. Như vậy, trong thực tế một điện thế cảm giác (cần được ghi) có biên độ 3pV bên cạnh một nhiễu của bộ phận khuếch đại có biên độ là 1μV (tỷ lệ tín hiệu – nhiễu sẽ là 3:1) thì điện thế mong muốn đó vẫn có thể được nhận biết, thế nhưng một điện thê kích thích cảm giác thân thể – SEP (cần được ghi) có biên độ 5μV nhưng sóng điện não (sóng nhiễu) có biên độ 50μV (tỷ lệ tín hiệu – nhiễm là 5:50) thì điện thế SEP đó sẽ không thể quan sát thấy được.

– Để có thể chiết lọc, tách được các tín hiệu (cần được ghi) luôn xuất hiện tại một điểm cố định (trên màn hình) ra khỏi các tín hiệu nhiễu người ta dùng phép trung bình cộng của nhiều đạo trình. Khi ghi SEP người ta lấỵ trung bình cộng của khoảng 500 lần kích thích, khi đó điện thệ điện não (điện thế nhiễu) sẽ tiến dần tới 0 (zero) vì nó xuất hiện không có quy luật và điện thế SEP có biên độ nhỏ nói trên sẽ có được giá trị trung bình cộng của 500 biên độ và ta sẽ nhận biết được nó trên màn hình. Người ta có công thức tính và đã chỉ ra rằng: trung bình cộng cần thiết khi ghi SEP là 400, ghi VEP là 100, ghi FAEP (điện thế sớm kích thích thính giác) là 2500.

  1. Kích thích điện các dây thần kinh ngoại vi

Trong khi ghi điện thần kinh (electroneurography = ENG) và ghi điện thế kích thích cảm giác (sensory evoked potential = SEP) người ta phải dùng kích thích điện, kích thích này do hai điện cực lá tạo nên, trong đó cực âm (cathode) luôn được đặt bên trên dây thần kinh cần kích thích, dòng điện sẽ đi từ cực âm vào trong dây thần kinh và qua cực dương quay máy. Xung kích thích là xung chữ nhật, thời khoảng và biên độ có thể điều chỉnh được. Hiệu ứng sinh học của dòng điện phụ thuộc vào thời khoảng (ít nhất từ 0,1 đến 1ms), cường độ của xung kích thích và điện thế suy giảm của tổ chức thần kinh. Tần số kích thích có thể đặt tự động trước là 3/s hoặc tuỳ theo thao tác của kỹ thuật viên.

 

0/50 ratings
Bình luận đóng