Làm sàng ở bệnh thiếu máu là chứng phù da, vàng vọt, sắc diện nhợt nhạt, hay nhức đầu chóng mặt, ù tai, cơ thể suy nhược, mắt kém, khả năng ăn uống suy giảm, khả năng tiêu hóa kém. Vậy người bệnh thiếu máu ăn gì?

Căn nguyên

Bệnh thiếu máu có những nguyên nhân sau đây, hoặc đơn thuần hoặc phối hợp:

  • Do xuất huyết cấp hoặc mạn tính.
  • Do giảm sinh sản hồng cầu.
  • Do tăng phá huỷ hồng cầu.

Triệu chứng

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh thiếu máu, dù là do nguyên nhân nào, cũng phụ thuộc chủ yếu vào sự giảm khả năng vận chuyển oxy của máu, dẫn tới giảm oxy ở tế bào, và tăng lưu lượng tim bù trừ.

TÁI NHỢT: thường rõ rệt nếu nồng độ hemoglobin thấp dưới 9 g/dl; tái nhợt nhìn thấy rõ nhất là ở kết mạc mí mắt, ở môi và móng tay chân.

CÁC TRIỆU CHỨNG CHỦ QUAN: bệnh nhân cảm thấy yếu, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, nhìn như thấy ruồi bay ở phía trước mắt, xu hướng dễ bị ngất, đôi khi trỏ nên dễ bị khích thích hoặc ngủ lơ mơ.

KHÓ THỞ VÀ NHỊP TIM NHANH: trong trường hợp thiếu máu nhẹ thì tăng lưu lượng tim chỉ đủ bù trừ khả năng vận chuyển oxy của máu bị giảm trong lúc bệnh nhân nghỉ ngơi, nhưng khi gắng sức thì bệnh nhân cảm thấy hồi hộp, tim đập nhanh và khó thở. Trong trường hợp thiếu máu nặng thì có những dấu hiệu suy tim và tim bị giãn.

RỐI LOẠN TIÊU HOÁ: chán ăn, nôn, ỉa chảy.

VÔ KINH XẢY RA ở phụ nữ và bất lực ở nam giới.

VÀNG DA VÀ LÁCH TO xảy ra trong một số thể thiếu máu.

Tuỳ theo thể thiếu máu, điều trị phải đặc hiệu theo nguyên nhân và chính hiệu quả đạt được thường khẳng định chẩn đoán. Trong bệnh thiếu máu ác tính, điều trị phải tiếp tục suốt đời.

Sau đây giới thiệu các món ăn có tác dụng tốt cho người bệnh thiếu máu, có thể dùng lâu dài, hàng ngày để chữa bệnh thiếu máu.

Món 1: CHÁO XƯƠNG DÊ

Nguyên liệu:

  • Xương dê 1kg – Gạo tẻ 100gr.

Cách chế biến:

Rửa sạch, chặt khúc, đập dập xương dê sau đó đổ nước vào hầm rồi dùng nước đó nấu cháo. Thêm muối, gừng, hành trước khi nhắc xuống dùng.

Cách ăn: Ăn vào buổi sáng và tối.

Món 2: CHÁO GÀ

Nguyên liệu:

  • Gà mái tơ 1 con – Gạo tẻ 100gr.

Cách chế biến:

Gà làm sạch, luộc chín rồi mới bỏ gạo đã vo vào đế lửa lớn nấu cho sôi rồi để lửa nhỏ nấu cho đến khi chín.

Cách ăn: Ăn lúc cháo còn nóng, ăn vào buổi sáng và tối.

Công hiệu: Bổ ích khí huyết. Chữa thiếu máu.

Món 3: TỦY HEO CHƯNG NHÃN NHỤC

Nguyên liệu:

  • Thịt chim cút 90gr – Tủy sống của heo 30gr.
  • Nhãn nhục 60gr – đường phèn 6gr – Quế hoa 3gr.

    Vị thuốc Long nhãn trị da khô nứt nẻ
    Vị thuốc Long nhãn

Cách chế biến:

Thịt chim cút rửa sạch, xắt khúc nhỏ rồi trụng qua nước sôi. Tủy sống làm sạch luộc qua nước sôi một lượt, gỡ sạch gân máu rồi vớt ra cho vào chén sau đó cho thịt cút, Yihãn nhục, đường phèn vào đem chưng cho đến khi chín mới rắc quế hoa lên trên.

Cách ăn: Ăn với cơm.

Công dụng: Bổ huyết sinh huyết, chữa thiếu máu.

Món 4: KÊ HUYẾT ĐẰNG CHƯNG

Nguyên liệu:

  • Kê huyết đằng 30gr – Trứng gà 2 quả.Kê huyết đằng

Cách chế biến:

Kê huyết đằng rửa sạch, cho vào một cái chén, đổ nước vào chén đem chưng. Trứng gà luộc chín rồi lột vỏ sau đó nấu thêm 15 phút nữa. Cho thêm ít đường trắng vào cũng được.

Cách ăn: Uống canh huyết đằng, ăn trứng gà.

Công hiệu: Hoạt huyết và bổ huyết. Chữa thiếu máu.

Món 5:

Nguyên liệu:

  • Bắc kỳ (hoặc hoàng kỳ) 50gr – Gà ác 1 con.

    Vị thuốc Hoàng kỳ
    Vị thuốc Hoàng kỳ

Cách chế biến:

Gà ác nhổ lông làm – sạch rồi cho vào một cái nồi đất chung với hoàng kỳ. Sau đó đem chưng cách thủy cho đến chín. Nêm vào ít muối cho dễ ăn.

Cách ăn: Ăn với cơm mỗi bữa.

Công hiệu: Bổ thận ích khí, dưỡng âm ích huyết. Chữa thiếu máu.

0/50 ratings
Bình luận đóng