Đau răng là một loại bệnh thường gặp. Biểu hiện của bệnh này là chân răng sưng đỏ, gặp nóng lạnh đều đau, má bị sưng v.v… Đau răng phần lớn do viêm xung quanh răng, sâu răng, răng bị vỡ tuỷ bị viêm nhiễm gây nên. Y học Trung quốc cho rằng do ngoại cảm phong tà, dạ dày tích nhiệt, thận hư hỏa vượng, vi khuẩn đục chân răng v.v… gây nên.

Cách trị đau răng
Cách trị đau răng

Nội dung trị đau răng

Chú ý vệ sinh răng miệng, sớm tối phải đánh răng, cơm xong phải súc miệng.

Phải chọn bàn chải, đầu bàn chải không nên to quá, lông bàn chải phải mềm mại và có tính đàn hồi, khi đánh răng chải nhẹ vào kẽ răng là được.

Phát hiện răng có bệnh, phải kịp thời chữa bệnh.

Trước khi ngủ không nên ăn kẹo bánh.

Nên ăn các loại thực phẩm làm mát dạ dày. mát gan như: bí đao. dưa hấu, mã thầy, rau cần, củ cải v.v…

Kiêng uống rượu và các thứ nóng.

Tính tình cáu gắt, hay bực bội dễ gây bệnh đau răng, vì vậy tính tình phải ôn hoà, tư tưởng phải thoải mái.

Giữ cho đại tiện dễ dàng, đừng để chất độc trong phân ảnh hưởng đến dạ dày.

Không nên ăn những thứ quá rắn, ít ăn những thứ quá chua, quá lạnh, quá nóng.

Bệnh viêm tủy răng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau nhức răng
Bệnh viêm tủy răng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau nhức răng

Phương pháp trị đau răng

Phương thuốc hiệu nghiệm

  1. Từ trường khanh 12 gam, sắc làm 2 lần, sau khi trộn đều uống làm 2 lần, mỗi ngày 1 thang.
  2. Cỏ roi ngựa 30 gam, sắc uống một lần, ngày 1 thang.
  3. Ngũ bội tử 15 gam, sắc đặc ngậm, súc miệng.
  4. Dùng 5 thứ sau: Thạch cao, địa hoàng, mỗi thứ 30 gam, mạch đông 12 gam, xuyên ngưu tất 20 gam, tri mẫu 9 gam, sắc uống, ngày 3 lần, mỗi ngày 1 thang.

    Ngũ bội tử
    Ngũ bội tử

Phương pháp ăn uống

  1. Đậu xanh 100 gam. cam thảo 15 gam, nấu chín, bỏ bã, ăn đậu, uống nước, ngày 2 lần, ngày 1 thang.
  2. Cật lợn 1 quả, một ít muối ăn, thuốc bổ chữa gẫy xương 15 gam, nấu chín ăn thịt uống nước, ngày 1 thang. Dùng cho người suy thận răng sưng, đau ê ẩm, mệt nhọc.
  3. Một ít đường đỏ, rễ kiểu mạch một nắm, sắc uống, chia làm hai lần. Dùng để trị răng đau của trẻ con.
  4. Thịt lợn một ít. rễ rau cần tươi 30 gam. nấu chín, chia làm vài lần ăn.

Điều trị bên ngoài

  1. Bạch thược Vân Nam (bột) rang nóng cho nước quấy thành hồ, bôi vào chỗ sâu răng hoặc chân răng.
  2. Lấy mấy viên lục thần hoàn để vào chỗ răng sâu, cắn chặt răng lại sẽ giảm đau ngay.
  3. Cắt một miếng gừng sống để vào chỗ răng đau cắn chặt lấy, cần thiết có thể dùng lại, sẽ giảm đau ngay,
  4. Một ít long não, băng phiến cùng nghiền thành bột, để vào chỗ răng đau và bảo bệnh nhân hít khí vào, sẽ giảm đau ngay.
  5. Vải 10 quả, bỏ ít muối vào trong cùi vải rồi sao khô nghiền thành bột, bôi vào chỗ răng đau.
  6. Lấy 120 gam dấm, hoa tiêu 30 gam, nấu 10 phút, đế nguôi, ngậm trong miệng từ 3 – 5 phút rồi nhổ ra (không được nuốt) có thể giảm đau.

Các phương pháp khác

Phương pháp cắn răng.

Mỗi buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy, ngậm miệng cắn răng khoảng 300 lần, đồng thời nuốt nước bọt ba lần; mỗi lần trước khi đi tiểu cắn răng 36 lần, sau đó đi tiểu. Luyện tập như thế trong ba tháng, có thể làm cho răng không đau nữa.

Những điều cần lưu ý

  1. Nếu dùng thuốc giảm đau lâu ngày sẽ trở thành nghiện, phụ nữ có thai và người bị bệnh viêm loét sẽ gây hậu quả không tốt.
  2. Đau thần kinh sinh ba, công nâng khớp làm rối loạn thường tưởng nhầm là đau răng. Đặc điểm của đau thần kinh sinh ba là đau từng trận rất dữ dội, thời gian đau không quá 5 phút súc miệng, đánh răng, rửa mặt. nói chuyện thì bị đau. ờ khu vực đau tương ứng có thể tìm thấy điểm kích đầu. Đặc điểm của công năng khớp hàm rối loạn là: đau ở khu khớp hàm, có thể đau ra sau gáy, nhai thức ăn và há miệng khó khăn.
  3. Không nên tuỳ tiện nhổ răng, răng mà giữ được thì cố gắng giữ.
0/50 ratings
Bình luận đóng