Cảm cúm là chỉ hai loại bệnh, một là đường hô hấp trên bị viêm nhiễm, hai là bị bệnh cúm. Bệnh thứ nhất là do nhiễm loại vi rút hoặc vi khuẩn gây nên, biểu hiện ở những hiện tượng như: tắc mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa cổ họng, nhắc đầu, sợ lạnh; bệnh thứ hai là do vi rút của bệnh cúm xâm nhập gây nên. Biểu hiện chủ yếu là: sợ lạnh, nhiệt độ cao, buồn nôn, đau mỏi toàn thân, nhưng hiện tượng viêm đường hô hấp trên tương đối nhẹ. Cảm cúm có thể xảy ra quanh năm, nhưng về mùa xuân và mùa đông thường nhiều hơn. Vì có nhiều loại vi rút gây nên cảm cúm, hơn nữa lại dễ biến dị, nên hiện nay trong và ngoài nước chưa có loại thuốc đặc hiệu, thường điều trị theo từng bệnh cụ thể.

Đông y gọi cảm cúm là “thương phong” và “thời hành cảm mạo”. Họ cho rằng bị nhiễm gió độc, có phân biệt cảm nóng và cảm lạnh vì vậy dùng thuốc cũng phân biệt. Biểu hiện chủ yếu của triệu chứng cảm lạnh là: không có mồ hôi, nhức đầu, chảy nước mũi, đờm trắng và có bọt, nấm lưỡi trắng mỏng. Biểu hiện chủ yếu của triệu chứng cảm nóng là: sợ lạnh, người nóng, yết hầu sưng đỏ, đờm vàng và đặc, nước tiểu vàng đỏ, nấm lưỡi vàng và dầy.

virus cúm
virus cúm

Nội dung điều trị:

Cảm cúm thường do vi rút gây nên. Đối phó với vi rút, điều chỉnh sức đề kháng của cơ thể dùng thảo dược là chính; khống chế sự đau đớn của bệnh tật trong chốc lát thì dùng thuốc tây tốt hơn. Vì vậy khi tự chữa bệnh nên kết hợp cả Đông Tây y.

Khi bị cảm cúm nên ăn uống thanh đạm. Nếu khẩu vị kém thì nên ăn nhiều bữa.

Không nên ãn thức ăn lạnh hoặc sống như dưa hấu, dưa chuột, trai, ốc, hến V.. . Các loại hoa quả khác có thể ăn chút ít sau khi ăn cơm.

Hành, tỏi có nhiều vitamin lại có tác dụng chống độc diệt khuẩn, vì vậy nên ăn càng nhiều càng tốt.

ít hút thuốc hoặc không hút thuốc, uống nhiều nước trà.

Khi sợ lạnh, rét run, không có mồ hôi, thì phải chú ý giữ gìn ấm áp. Khi ra mồ hôi, không được đứng trước gió hóng mát.

Trong thời gian bị cảm cúm không được sinh hoạt vợ chồng

Trong dân lưu truyền hai phương pháp phòng cảm cúm rất tốt đó là “Xoa hai bên cánh mũi”(1) và “đeo túi thơm”(2).

Tía tô chữa bệnh cảm cúm
Tía tô chữa bệnh cảm cúm

Phương pháp điều trị cảm cúm

Phương pháp điều trị bên trong

  • Lá tía tô 15-30 gam, gừng sống 4 miếng, lượng đường đỏ vừa phải, mỗi ngày một thang, sắc làm hai lần.
  • Kinh giới 12 gam, phòng phong 10 gam, gừng sống 3 lát, cam thảo 6 gam. Mỗi ngày một thang, sắc làm hai lần.
  • Sài hồ 10 gam, phòng phong 6 gam, trần bì 5 gam, hạch thược 6 gam, cam thảo 3 gam, gừng sống 3 miếng, mỗi ngày một thang, sắc làm hai lần.

Các phương thuốc từ 1-3 thích hợp với cảm hàn. Không nên sắc thuốc lâu quá, ngâm thuốc vào trong nước để thuốc ngấm nước, sau đó sắc khoảng 10 phút là được.

  • Bản lam căn 30 gam, gừng 10 gam, mỗi ngày một thang, sắc hai lần
  • sài hồ 30 gam, cát căn 30 gam, thổ đại hoàng 30 gam, sinh thạch cao 50 gam (sắc trước) mỗi ngày một thang, sắc làm hai lần.
  • Bồ công anh 30 gam, hoa cúc dại 30 gam, kim ngân hoa 30 gam, cam thảo 10 gam, mỗi ngày một thang, sắc làm hai lần.

Phương thuốc 5-6 thích hợp với cảm nhiệt và bệnh cúm. Khi sốt cao mỗi ngày có thể uống hai thang.

Vị thuốc bồ công anh chữa cảm cúm
Vị thuốc bồ công anh chữa cảm cúm

Điều trị bằng ăn uống

  1. Gạo nếp 50 gam, nõn hành 7 nõn, rễ gừng sống 6 gam, đem gạo nếp nấu cháo, trước khi bắc ra cho hành và gừng vào cháo đậy vung một lát. Ăn cháo xong đắp chăn nằm nghỉ.
  2. Rượu nho đỏ 30 gam, một quả trứng gà đánh tan, cho rượu vào nổi đun sôi, đổ trứng vào quấy đều cho trứng chín thì bắc ra ãn. Mỗi ngày một lần.
  3. Lá chè già 10 gam, gừng sống 3 miếng, nấu nước uống, mỗi ngày hai lần.
  4. Củ cải trắng 250 gam, nõn hành 7 nõn, nấu nước uống thay uống trà.
  5. Ngậm quả trám mặn, mỗi ngày vài lần, có tác dụng phòng bệnh.

    Hành tăm chữa cảm cúm
    Hành tăm chữa cảm cúm

Điều trị bên ngoài:

Lấy một ít thuốc tốt hiệu thương giao nang xoa vào rốn và gan hai chân, bên ngoài dán một lá cao xạ hương chỉ thống, mỗi ngày thay một lần. Nếu được ủ ấm bên ngoài miếng cao thì hiệu quả càng cao.

Các phương pháp điều trị khác:

Nhỏ mũi bằng dung dịch kiềm: dùng dịch xôđa nồng độ 6% để nhỏ mũi, cứ hai tiếng đồng hồ một lần. Nếu không biết hoà dung dịch có thể lấy ngón tay chấm vào bột xôđa rồi hít vào khoang mũi.

Nhỏ mũi bằng dung dịch axít: dùng dấm ăn nồng độ 5% nhỏ mũi, cứ hai giờ một lần, cũng có thế đun dấm để xông mũi, xông mồm, mỗi ngày ba lần.

Phun gió nóng bằng máy sấy điện: đắp một chiếc khăn mặt ướt và nóng lên mồm và mũi, dùng máy sấy điện thổi thẳng vào khăn mặt, mỗi lần 20 phút, mỗi ngày nhiều lần, khăn mặt cần phải nóng, nhưng phải giữ độ ấm, không để phải bỏng.

Phương pháp xông bằng ấm đun nước: Kinh giới 10 gam, phòng phong 10 gam, hoắc hương 10 gam, ngân hoa 10 gam, xuyên khung 10 gam, sài hồ 10 gam, bạc hà 10 gam, cùng bỏ vào trong ấm đun sôi, đợi khi nào nước sôi bốc hơi, bệnh nhân để mũi trên ấm và hít hơi thuốc, mỗi lần 15 phút, mỗi ngày nhiều lần, tránh bị bỏng.

Những việc cần lưu ý trong khi điều trị cảm cúm

Cảm cúm phần lớn do vi rút gây nên, người bệnh chữa bằng thuốc kháng sinh là không đúng. Vì vậy, nếu không ở trường hợp đặc biệt thì không được dùng các loại thuốc kháng sinh

Có một số bệnh truyền nhiễm như bệnh sởi, bệnh ho gà, bệnh phát ban đỏ… triệu chứng ban đầu gần giống cảm cúm, cần phải chú ý quan sát, phân biệt, đề phòng nhầm bệnh.

Mắc bệnh nhiệt độ trong người tăng lên, trong một mức độ nhất định đó là phản ứng phòng ngự về sinh lí trong cơ thể, có thể nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Nếu đột nhiên tiêm thuốc hạ nhiệt, trong một thời gian ngắn nhiệt độ xuống rất nhanh, cơ thể khó có thể thích ứng nổi, ngược lại sẽ hạ thấp khả năng chống bệnh tật làm cho bệnh tật kéo dài.

Nếu nhiệt độ quá cao, sẽ có biện pháp khác.

Trẻ con bị cảm cúm phải cẩn thận khi dùng thuốc để tránh gây dị ứng thuốc.

Khi bị tắc mũi, hỉ mũi thật mạnh, đi máy bay dễ bị viêm tai giữa, viêm hốc mũi V..

Cảm cúm
Cảm cúm

Chú giải:

1 ) Phương pháp xoa cánh mũi:

Hai tay xoa vào nhau cho nóng lên, ngón tay khép sát lại, để sát lên má, bắt đầu bằng hai ngón tay giữa đưa từ hai cánh mũi đưa lên gần mắt rồi vòng ra phía lông mày và đưa lên trán, sau đó lại vòng ra hai bên thái dương kéo xuống tai, xuống má rồi lại đưa về hai cánh mũi, cứ làm đi làm lại nhiều lần như vậy, khi nào cảm thấy nóng mặt thì thôi.

Điều trị bằng cách đeo túi thơm.

Thương truật 15 gam, bạch chỉ 10 gam, sài hồ 15 gam, tế tân 10 gam, nhục quế 6 gam, ngô du 6 gam, xuyên khung 10 gam, băng phiến 3 gam, tất cả nghiền thành bột, mỗi lần lấy 15 gam cho vào túi vải nhỏ, đeo vào cổ, cách mũi khoảng 20 cm, 5-7 ngày thay một lần, khi ngủ để ở bên cạnh gối.

 

5/51 rating
Bình luận đóng