Trong mao nang lỗ chân lông và tuyến mô mỡ dưới da của người bình thường thường vẫn có vi khuẩn tồn tại. Trong điều kiện sức đề kháng của cơ thể giảm sút và không chú ý vệ sinh cá nhân thì vi khuẩn đó sẽ gây bệnh. Việc viêm nhiễm hoá mụn cấp tính của môt mao nang và tuyến mỡ dưới da của nó, gọi là mun nhọt, viêm nhiễm sẽ mở rộng đến tổ chức dưới da. Đầu, mật, cổ, nách và mông đít thường dễ sinh mụn nhọt. Lúc đầu là một cục nhỏ, cứng, đỏ và đau, sau lớn dần và lồi lên, đau đớn tăng dần, vài ngày sau thì thành mủ. Mủ được lấy đi thì viêm nhiễm cũng mất dần, sau khi khỏi sẽ thành sẹo. Mụn nhọt nói chung không có triệu chứng toàn thân, nếu viêm nhiễm mở rộng sẽ gây viêm tuyến limpho làm toàn thân hoá mủ.

Nội dung chữa mụn nhọt

Kịp thời chữa bệnh, không được đè nén, để khỏi mở rộng.

Chú ý vệ sinh cá nhân, giữ cho da dẻ chỗ đau sạch sẽ, trước khi thay thuốc phải rửa mụn nhọt sạch sẽ, xung quanh giường nằm của bệnh nhân phải lau bằng cồn 75%.

Kiêng ăn thức ăn cay đắng, dầu mỡ, ngọt và cá tanh.

Giữ cho đại tiện dễ dàng.

Mụn sưng thành cục, có thể chườm nóng để chóng tan.

mụn trứng cá
chữa mụn trứng cá

Phương pháp chữa mụn nhọt bằng cây và ăn uống

Phương thuốc hiệu nghiệm

  1. Hoa kim ngân 15 gam. sinh địa 24 gam, sắc uống, ngày 1 thang.
  2. Lá cỏ lác tươi 15 gam, sắc uống, ngày 1 thang, lấy bã thuốc đắp chỗ đau.
  3. Đinh hương tía 15 gam, hoa cúc dại 15 gam, bồ công anh 30 gam, liên kiều 12 gam, cam thảo 6 gam, sắc uống, ngày 1 thang.Cây kim ngân hoa chữa mụn nhọt

Phương pháp ăn uống

  1. Cá chép 1 con, đậu xanh 100 gam, rửa sạch cá nấu với đậu. cho muối và mì chính, không cho gừng, tỏi.
  2. Thịt lợn nạc (thịt lợn) 50 gam, sinh địa 30 gam, ninh lên ăn.
  3. Đậu xanh 100 gam, cỏ mật ruộng 25 gam, một ít đường đỏ, nấu đậu xanh và cỏ mật ruộng lấy nước, sau đó cho đường đỏ vào uống.
  4. Một ít bột mì, lá xuân hương 250 gam, rửa sạch lá xuân hương, thái nhỏ, cho nước trộn đều với bột mì, viên thành bánh, rán lên ăn.

Chữa bệnh bên ngoài

  1. Đắp thuốc
  • I-ốt tanh tuya bôi bên ngoài hoặc cao tiêu viêm nhiễm bôi bên ngoài.
  • Một ít sen nửa cánh (tươi) cho thêm muối giã nhỏ đắp bên ngoài mỗi ngày 2-3 lần.
  • Khoai sọ sống, lá mướp, mỗi thứ 50 gam, giã nhỏ bôi bên ngoài, ngày 2 lần.
  • Một ít xương rồng (bỏ vỏ) hoa sen giã nhỏ, cho thêm ít muối, đắp ngoài, ngày 2 lần.
  1. Rửa nước thuốc.
  • Khổ sâm, sắc lấy nước rửa chỗ đau ngày 2-3 lần.
  • Rau sam (tươi) 200 gam, sắc lấy nước, rửa chỗ đau, ngày 2 lần.
  • Một ít hoa cúc vàng, sắc lấy nước bôi chỗ đau, ngày 2 lần.

    Khổ sâm
    Khổ sâm

  1. Hun khói.

Lấy một ít cành dâu hoặc cành đào cho vào chậu, đốt lấy khói, lấy phễu úp vào chậu, miệng phẫu để vào chỗ đau để hun khói, ngày 1 lần.

Mụn nhọt cần lưu ý.

Xung quanh mũi và môi (thường gọi là khu tam giác nguy hiểm) có rất nhiều tuyến limpho và mạng huyết quản, không được đè nén hoặc khêu chích, nếu đè nén hoặc xử lý không đúng, vi khuẩn dễ vào huyết quản gây ra viêm nhiễm nghiêm trọng.

Mụn nhọt trên mặt sau khi đã thành mủ cố gắng tránh chích mổ để lấy mủ ra.

Thuốc bôi và thuốc đắp bên ngoài nếu dùng không đúng, sẽ làm tắc đường ra của mủ, sẽ có hai đến bệnh tình.

0/50 ratings
Bình luận đóng