Viêm tai giữa thường gọi là “thối tai” là do niêm mạc trung nhĩ bị viêm. Vi rút xâm nhập vào trung nhĩ, sức đề kháng giảm sút hoặc độc tố của Vi rút tăng cường nên sinh ra viêm nhiễm. Biểu hiện của bệnh này trong tai đau đớn (nhất là ban đêm) nóng sốt, sợ rét, đắng miệng, nước tiểu đỏ hoặc vàng, táo bón, thính lực giảm sút. Nếu niêm mạc trung nhĩ bị xuyên thủng, trong tai sẽ chảy mủ ra, đau đớn sẽ giảm, viêm đầu vú mạn tính thường tồn tại với bệnh này. Thời kỳ cấp tính không chữa bệnh triệt để sẽ chuyển thành viêm tai giữa mạn tính, cùng với sự thay đổi của thể chất, khí hậu, trong tai thường xuyên chảy mủ, lúc nhiều lúc ít kéo dài nhiều năm.

Nội dung chữa bệnh

Tích cực điều trị các bệnh mũi họng, để vi rút khỏi vào tai giữa gây viêm nhiễm.

Không hỉ mũi quá mạnh và tuỳ tiện rửa lỗ mũi, không nên ấn mạnh hai lỗi mũi cùng lúc, nên thay nhau hi mũi.

Trước khi bôi thuốc vào trong tai, nên dùng thuốc khử trùng rửa sạch lỗ tai, rửa sạch mủ và nhỏ thuốc.

Sau khi bôi xong là chờ, cần ghé tai nhảy một chân để nước trong tai chảy ra, tốt nhất là lấy bông thấm hết nước. Người mắc bệnh viêm tai giữa không nên bơi lội.

Trong thời kỳ viêm cấp tính phải nghỉ ngơi, khi năm thì để bên tai bị viêm nằm xuống phía dưới để mủ dễ chảy ra. Giữ cho mũi hít thở dễ dàng.

Tăng cường rèn luyện thể dục, nâng cao thể chất, giảm bớt cảm mạo.

Kiêng ăn những thứ kích thích cay đắng như: Gừng, ớt, rượu, thịt dê, hồ tiêu v.v…

Không nên uống loại thuốc bổ tính nhiệt như nhân sâm, nhục quế, phụ tử, lộc nhung, ngưu tiện, cao đại bổ v.v…

Nên ăn các loại rau tươi có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc như rau cần, mướp, cà, mã thầy, dưa chuột, mướp đắng.

Phương pháp chữa bệnh.

Phương thuốc hiệu nghiệm.

  1. Kim ngân hoa 30 gam, cam thảo tươi 10 gam, sắc uống, ngày 1 thang, uống liền 3-4 ngày.
  2. Bồ công anh, Xa tiền thảo, Hoa đinh hương đất mỗi thứ 30 gam, mỗi ngày một thang, sắc làm 3 lần, uống liền 3-4 ngày.
  3. Hoa cúc dại 12 gam, hạt hoa quỳ 10 gam, đan sâm 15 gam, trạch tả 15 gam, lá lưỡi rắn 30 gam, sắc làm 2 lần.Cây kim ngân hoa chữa viêm tai giữa

Phương pháp ăn uống.

  1. Bí ngô đường 30 gam, lá viên ngọc chín rồng 13 lá, lấy một bát ô tô nước sắc lấy nửa bát, mỗi ngày 1 thang, uống liền 5 ngày (thang thuốc này rất tốt đối với người viêm tai giữa mãn tính.
  2. Ý dĩ 18 gam, kim ngân 12 gam, sài hồ 9 gam, mai ba ba 15 gam, một ít đường đỏ, cho hoa kim ngân, sài hồ, mai ba ba vào nồi sắc lấy nước rồi cho hai vị kia vào nấu cháo ăn, mỗi ngày 1 thang, uống liền 5 ngày.

Chữa bệnh bên ngoài.

  1. Lòng đỏ trứng gà một quả, cho vào nồi (không dùng nồi kim loại) rang lên, dầu chảy ra, lọc lấy dầu, khi rang không được cho cháy, để nguội lấy dầu nhỏ vào tai, mỗi lần 3 giọt, mỗi ngày 2 lần, dùng cho người viêm tai giữa mãn tính.
  2. Giun đất 5 con, mổ ra rửa sạch cho khoảng 10 gam đường trắng, sau 30 phút, lấy vải màn sạch lọc lấy nước rỏ vào tai, mỗi lần 4 giọt, ngày 3 lần.
  3. Mật lợn tươi( hoặc mật gà ) 50 gam, băng phiến 5 gam, nhỏ vào tai.
  4. Bột hạt tai hổ, thổi vào tai, ngày 3 lần ( dùng cho người ít mủ tai )
  5. Tỏi sống 2 củ mướp 1 quả, giã nhỏ lấy vải vắt nước nhỏ tai. mỗi lần 3-4 giọt, ngày 3 lần.
  6. Hạt hồ đào giã lấy dầu, cho thêm một ít băng phiến, nhỏ vào tai
  7. Sau thời kỳ cấp tính, niêm mạc trung nhĩ bị thủng, mủ chảy ra, bệnh nóng sốt không mất, hoặc những thứ bẩn chảy ra liên tục, có khả năng phát ra bệnh khác, cần phải đi bệnh viện để kiểm tra, tránh gây hậu quả nghiêm trọng.
  8. Triệu chứng của trẻ con khi mới mắc bệnh rất khó phân biệt, ngoài việc sốt cao gào khóc ra, thường thấy trẻ con lấy tay bịt tai, không chịu nằm nghiêng về một bên lấy đầu cọ vào gối  cha mẹ phải quan sát kỹ để tìm ra bệnh .
  9. Bôi và nhỏ thuốc vào tai, nếu không thường xuyên rửa ráy, thì thuốc và mủ sẽ kết thành cục ở trong tai làm tức lỗ tai, bệnh tình càng thêm nặng.
0/50 ratings
Bình luận đóng