Bệnh thủy đậu là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi sút thủy đậu gây nên, Bệnh thủy đậu có khả năng truyền nhiễm rất mạnh, bất cứ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh. Trẻ con từ nửa tuổi đến 4 tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Ở niêm mạc da xuất hiện các nốt chấm đỏ, mụn nước, nhọt phát triển rất nhanh, đặc điểm của các loại mụn nhọt này là phân bố theo hướng tâm. Mùa đông và mùa xuân mắc bệnh nhiều, trong nhà trẻ tập thể rất dễ trở thành bệnh dịch, phần lớn thuộc loại bệnh nhẹ, chỉ có sốt thấp và sốt vừa, chảy nước mũi, ho và người cảm thấy khó chịu. Sau khi khỏi, sẽ miễn dịch suốt đời.

Nội dung chữa thủy đậu

Trong thời kỳ có dịch thủy đậu, cố gắng không cho trẻ con đi chơi.

Khi mắc bệnh phải cách ly nghiêm ngặt, tăng cường chạy chữa cho đến khi khỏi hết các mụn nhọt mới thôi.

Chú ý giữ ấm, bảo đảm cho không khí trong phòng ở trong sạch nên uống nhiều nước đun sôi.

Chú ý: vệ sinh sạch sẽ, tránh không làm vỡ mụn nước, không được tắm tránh bị tiếp tục lây nhiễm.

Ăn uống thanh đạm dễ tiêu hoá, không ăn các thứ cay đắng, tanh tưởi, sống lạnh.

Vi rút thủy đậu xâm nhập vào mắt, phải đi ngay bệnh viện chữa bệnh.

Phương pháp chữa thủy đậu theo dân gian

Phương pháp hiệu nghiệm

  1. Ngân hoa 20 gam, cam thảo 3 gam, sắc uống, ngày 2 lần.
  2. Hoàng cầm, mộc thông, mỗi thứ 3 gam, sắc uống, ngày 2 lần.
  3. Lá dâu, ngân hoa, liên kiều, cúc hoa mỗi thứ 6 gam, hạnh nhân, bạc hà, cát cánh, ngưu bàng tử, lá tía tô, kinh giới, mỗi thứ 5 gam, hoạt thạch, rễ lau, mỗi thứ 10 gam, sắc uống, ngày 2 lần.
  4. Rễ lau tươi 60 gam, hoa cúc dại 10 gam, sắc uống, ngày 2 lần.

Chữa bệnh bằng ăn uống.

  1. Cá diếc sống 1 con, măng tươi 50 gam, rửa sạch. Cá cho nấu với măng, nấu chín cho gia vị vào ăn.
  2. Gạo tẻ 60 gam, đậu xanh 30 gam, mai hoa 15 gam, sắc mai hoa lấy nước nấu cháo gạo tẻ và đậu xanh xong, cho nước thuốc vào quấy đều, cho thêm đường phèn hoặc đường trắng vào ăn. Ngày ăn một lần, ăn hết.
  3. Gạo tẻ 60 gam, ý dĩ 30 gam, nấu cháo ăn, ngày 1 thang, ăn liền từ 3 – 5 ngày.
  4. Đậu đỏ, một ít, đường trắng, nấu chè ăn, ngày một thang ăn liền từ 5 – 7 ngày.

Chữa bệnh bên ngoài

  1. Thành đại (bột chàm) hoạt thạch cam thảo số lượng bằng nhau, nghiền thành bột rắc vào chỗ đau, hoặc hoà với dầu vừng bôi vào chỗ đau ngày 1 – 2 lần. Dùng khi mụn nhọt đỏ những loại viêm nhiễm.
  2. Cao hoàng liên bôi vào chỗ đau, ngày 1 lần. Dùng khi mụn nhọt đã vỡ hoặc đau rát (cao hoàng liên: bột hoàng liên cộng với 6 lần va dơ luyn, quấy đều).
  3. Đậu xanh, đậu bát mỗi loại 49 hạt, đốt thành than, bột trân châu than tóc rối, mỗi thứ 0,3 gam, nghiền nhỏ, quấy với nước thành hồ, lấy kim để khử trùng khêu các mụn nước, sau đó rắc thuốc vào.
  4. Nhựa đá đỏ (son) lô cam thạch, hoạt thạch, cùng nghiền thành bột, quấy đều với nước nóng, bôi vào chỗ đau.

Các phương pháp khác

  1. Phương pháp đeo túi thuốc

Thương truật, vỏ thông, xương bổ, mỗi thứ 10 gam, gốc cỏ lác 15 gam, cho vào túi vải đeo ở trước ngực (có tác dụng phòng bệnh).

  1. Phương pháp rửa nước thuốc.

Ngân hoa 20 gam, liên kiều 15 gam, bồ công anh 30 gam, hoa cúc 20 gam, ý dĩ 24 gam, xa tiền tử 15 gam, xích thược 10 gam, cam thảo 10 gam, sắc lấy nước, để nguội rửa chỗ đau. Dùng cho những người mụn thủy đậu chân đỏ, mọng nước.

  1. Phương pháp hôi thuốc:

Dùng thuốc tẩy lá can thạch bôi vào mụn chưa vỡ, mụn đã vỡ thì bôi long đán tử 2%.

Bệnh thủy đậu cần lưu ý

  1. Đừng nhầm Bệnh thủy đậu với chứng mày đay, chứng mày đay, chân tay đều có, phân bố theo kiểu li tâm và cá biệt có mụn nước.
  2. Bệnh thủy đậu kiêng dùng hóc môn, người bệnh đã sử dụng hóc môn từ lâu thì sau khi bị bệnh thủy đậu phải nhanh chóng giảm số lượng.
  3. Bệnh thủy đậu không có viêm nhiễm tiếp theo, uống thuốc kháng sinh sẽ không có hiệu quả.

Hiện nay Y học hiện đại có cách nghĩ khác với các phương pháp chữa theo dân gian, bạn cần được khám và điều trị khi có chỉ định của bác sĩ. 

Xem tiếp

Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?

Biểu hiện và chăm sóc người bệnh thủy đậu

0/50 ratings
Bình luận đóng