Thiếu máu là chỉ hàm lượng hồng cầu và bạch cầu chứa trong dịch máu bị ít. Thông thường, lượng bạch cầu bình thường ở nam giới là 140g/ lít máu; nữ giới là 120g/ lít máu. Lượng hồng cầu ở mức bình thường là 4,0-5,5X10/ lít. Thiếu máu là dấu hiệu của rất nhiều loại bệnh, ngay từ những năm 50 đã có người chỉ ra rằng, không thể không tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu.

Gây ra bệnh thiếu máu do rất nhiều nguyên nhân phức tạp, ngày nay người ta đã biết được nguyên nhân thường thấy ở bệnh thiếu máu là do chế độ dinh dưỡng, truyền nhiễm, u, các loại thuốc, bệnh mang tính miễn dịch, đau thận, bệnh về đường ruột và những loại bệnh mang tính di truyền.

Truyền nhiễm là nguyên nhân thường thấy ở bệnh thiếu máu. Theo thống kê, có khoảng 40% những loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây ra thiếu máu, trong đó bao gồm các bệnh viêm gan virus, bệnh sỏi thận, mưng mủ ở phổi, viêm tủy xương, viêm khoang chậu, viêm màng não v.v… Những năm gần đây, do bệnh viêm gan đã trở nên phổ biến, sau khi viêm gan sẽ dẫn tới chứng thiếu máu đã không còn là chuyện mới mẻ.

Một loại nguyên nhân gây bệnh khác nữa, đó là các khối u ác tính cũng liên quan tới hiện tượng thiếu máu. Các khối u thường gây ra hiện tượng xuất huyết, di căn tới các vùng khác, ngăn cản sự hấp thụ các chất dinh dưỡng, phá hủy các cơ quan tạo máu, nên từ đó sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu.

Mệt mỏi do thiếu máu
Mệt mỏi do thiếu máu

Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Trong lá trà có hàm lượng chất tannins, là tập hợp các loại vitamin B có tác dụng quan trọng trong việc phòng chống bệnh thiếu máu. Khi ăn uống mà thiếu chất tannins thì chỉ cần uống một lượng trà xanh nhất định là có thể bổ sung được loại chất còn thiếu đó.

Các loại trà nên sử dụng

– Trà đan sâm hoàng thanh

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 5 gam lá trà; đan sâm, hoàng thanh mỗi thứ 10 gam, cho tất cả vào giã mịn. Cho nước sôi vào hãm, đậy nắp trong khoảng 10 phút, mỗi ngày uống 1 thang.

Công dụng chữa trị: Hoạt huyết, bổ huyết, sinh tinh.

Chú ý: Hoàng thanh là một loại dược liệu có vị ngọt, tính vị hơi ấm, có tác dụng bổ gan, cường gân cốt, hạ đường trong máu, kéo dài sự lão hoá. Phương thuốc trên thích hợp với chứng thiếu máu và giảm triệu chứng tế bào huyết trắng.

– Trà long nhãn trà xanh

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 9 gam long nhãn, 6 gam trà xanh. Cho vào nước nóng ngâm hãm, chờ đến khi nước ấm uống thay trà. Mỗi ngày uống 1 thang.

Công dụng chữa trị: Bổ huyết thanh nhiệt, bổ sung axit, phòng ngừa thiếu máu, cơ thể suy

Chú ý: Long nhãn, quế viên có tính vị cam, bình, không độc. Hàm lượng dinh dưỡng có trong long nhãn rất phong phú, có chứa nhiều các thành phần dinh dưỡng như protein, chất béo, các loại đường, axit amin, caroten, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C và các khoáng chất như kali, natri, canxi, magie, sắt, phốt pho, kẽm, man gan, đồng v.v… Đông y cho rằng, long nhãn rất có hiệu quả trong ích tâm thận, bổ khí huyết, an thần, lợi ngũ tạng, bồi bổ sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Nó thích hợp để điều trị tâm thận hư tổn, giúp trí nhớ tốt, điều trị mất ngủ, bồi bổ sức khỏe, thích hợp cho những người có khí huyết yếu hay phù thũng. Y học hiện đại cho rằng, long nhãn có tính chất hoạt huyết tế bào hồng cầu và các tế bào vitamin trong máu, nâng cao huyết cầu, cải thiện tính đàn hồi của mao mạch máu, giảm mỡ trong máu, lưu lượng máu thành động mạch, có tác dụng tăng cường phòng trị chứng bệnh về tim mạch.

. Hồng trà

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 6 gam a giao, 3 gam hồng trà. Cho vào nước nóng ngâm hãm, chờ cho đến khi a giao tan ra, uống thay trà.

Công dụng chữa trị: Bổ hư từ âm, trấn tĩnh tinh thần.

Chú ý: Phương thuốc trên chủ trị thiếu máu váng đầu, sắc mặt vàng vọt, thiếu máu khiến cho cơ thể suy nhược.

A giao
A giao

– Trà sữa nóng

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 1 gam hồng trà, 15 gan đường khô, 75 gam sữa bò hoặc 50 gam bơ. Đun sôi sữa bò lên, khi bắc ra cho thêm đường, và nước trà vào (hồng trà đem ngâm hãm trước lấy nước trà), khuấy lên uống thay trà.

Công dụng chữa trị: Bổ huyết nhuận phổi, nâng cao tinh thần, làm ấm cơ thể. Đây là loại thức uống rất tốt để bổi bổ thể chất và sức khỏe cho người thiếu máu.

– Trà tăng lực nâng cao sức khỏe

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 gam đẳng sâm, 12 gam cẩu tử, 15 gam mạch nha, 20 gam sơn tra, 30 gam đường đỏ, 5 gam ô long trà. Cho vào nước sôi ngâm hãm uống thay trà.

Công dụng chữa trị: Bổ khí ích huyết, nâng cao sức khỏe và tinh thần.

Chú ý: Đẳng sâm có tác dụng bổ trung ích khí, dùng để trị gan thận khí hư. Ngoài ra, nó còn có tác dụng dưỡng huyết, sih dịch, dùng để trị chứng thiếu máu, thiếu dịch, là một loại thuốc thường dùng kết hợp với các loại thuốc bổ huyết khác.

Loại trà trên là thức uống đặc biệt tốt phù hợp với người cơ thể hư nhược.

– Trà bạch thuật cam thảo

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 15 gam bạch thuật, 3 gam cam thảo, 600 ml nước, 3 gam hồng trà. Cho bạch thuật, cam thảo vào nước, đun sôi trong khoảng 10 phút, thêm hồng trà vào là được. Chia làm 3 lần, uống khi còn nóng, có thể đun sôi lên để uống tiếp, mỗi ngày uống 1 thang.

Công dụng chữa trị: Kiện tỳ bổ thận, ích khí sinh huyết.

Chú ý: Bạch thuật tính ôn, vị cam, đắng, có tác dụng kéo dài sự lão hoá.

– Trà gừng tươi đại táo

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 25 – 30 gam đại táo, 10 gam gừng tươi; 0,5- 1,5 gam hồng trà. Cho đại táo vào nước sôi đun cho đến khi cạn nước. Gừng tươi thái mỏng, sao khô, thêm mật ong vào sao cùng cho đến khi có màu hơi vàng. Cho đại táo, gừng tươi và hồng trà vào ngâm hãm nước sôi trong khoảng 5 phút, mỗi ngày làm 1 thang, chia ra làm 3 lần uống và uống khi nóng, ăn đại táo.

Công dụng chữa trị: Kiện tỳ bổ huyết, hoà vị, trợ tiêu hoá.

Chú ý: Phương thuốc trên thích hợp chứng ăn không ngon miệng, thiếu máu, ăn xong lại nôn.Quả đại táo, tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, ích khí, nhuận tâm phế,

Những điều cần ghi nhớ

Tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu tương đối cao, thường gặp nhiều nhất là thiếu máu do thiếu sắt, đặc biệt thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chỉ cần điều chỉnh cuộc sống hàng ngày và chú ý chế độ ăn uống mỗi ngày là có thể đề phòng được bệnh thiếu máu. Sắt là nguyên tố quan trọng hàng đầu trong việc tạo máu, trong tình huống thông thường, người lớn mỗi ngày cần 1 mg sắt, phụ nữ thời kỳ sinh đẻ cần 1,5 -2 mg sắt, phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú thì nhu cầu sắt càng cao hơn.

Vì vậy, chúng ta cần thường xuyên chú ý bổ sung thực phẩm có chứa nhiều chất sắt, ví dụ như thịt nạc, gan lợn, lòng trắng trứng, rong biển, rau xanh, mộc nhĩ. Đồng thời phải kết hợp ăn uống điều độ, ví dụ sau khi ăn cơm xong có thể ăn một lượng hoa quả thích hợp, vì trong hoa quả có chứa lượng vitamin C và axit thực vật phong phú, có thể giúp tăng hấp thụ chất sắt. Nhưng nếu sau khi ăn xong mà uống trà ngay thì lại không tốt, do chất tenin trong trà và chất sắt trong thực phẩm sẽ kết tủa, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hoá. Ngoài ra, nếu dùng nồi bằng gang để nấu thực phẩm, cũng có tác dụng rất tốt đối với việc phòng chống bệnh thiếu máu. Axit và vitamin B12 cũng là một loại chất không thể thiếu để tạo máu. Trong các loại rau xanh và tươi, hoa quả, các loại dưa, các loại đậu và các loại thịt cũng có rất nhiều chất axit thực vật. Thịt động vật và nội tạng động vật như gan, thận, tim… cũng rất phong phú chất vitamin B12, nhưng nếu sau khi nấu chín ở nhiệt độ cao, có thể làm mất đi tới hơn 50% chất axit thực vật và khoảng 10-30% vitamin B12. Cho nên, trong cuộc sống hàng ngày, nên chú ý đến vấn đề tiêu hoá thực phẩm, càng cần chú ý đến biện pháp chế biến, làm sao để tránh việc thực phẩm được nấu chín quá, dẫn đến mất đi chất dinh dưỡng vốn có trong thực phẩm.

Cần bảo vệ tốt “nhà máy tạo máu” của cơ thể. Có rất nhiều chất hoá học và vật lý học ảnh hưởng đến tuỷ sống. Các chất hoá học đó là ben zen, demobane thuốc chống u bướu, các loại thuốc kháng sinh (ví dụ như chloramphenicol, stơrep tômicin), thuốc có chứa lưu huỳnh, thuốc chống chứng động kinh, thuốc chống phong thấp (ví dụ như: bảo thái tùng, thuốc tiêu viêm) v.v… Các chất vật lý học ví dụ như tia X, tia gama, hạt nơ tron đều có thể làm hại tuỷ sống, đây là kẻ thù của tổ chức tạo máu. Cho nên, cần áp dụng nghiêm túc các biện pháp phòng chống, tuân thủ đúng các thao tác quy trình, đặc biệt là không lạm dụng dùng những loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến khả năng tạo máu, càng nên tránh chụp X-quang.

Bị mất máu cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến thiếu máu. Vì vậy, đối với những chứng bệnh gây ra mất máu, ví dụ như bị bệnh giun móc, bệnh trĩ, xuất huyết tử cung mang tính chức năng v.v… nên tích cực điều trị khỏi bệnh.

0/50 ratings
Bình luận đóng