Tên khác: Cây thuốc cứu – Ngải – Nhã ngải – Ngải cao
Tên khoa học: Artemisia vulgaris L.
Họ: Cúc (Asteraceae)
1. Mô tả, phân bố
Ngải cứu thuộc loại cây thảo sống lâu năm, cao 0,4 – 1,5m, lá mọc so le, phiến rộng, xẻ theo nhiều kiểu khác nhau, mặt trên xanh thẫm, mặt dưới màu tro trắng do có nhiều lông mịn như nhung. Hoa mọc tập trung đầu cành, hình đầu, màu vàng lục nhạt. Quả bế nhỏ, dài và nhẵn. Toàn cây có mùi thơm hắc.
Cây mọc hoang hay được trồng khắp nơi trên đất nước ta vừa làm rau ăn, vừa làm thuốc.
2. Bộ phận dùng, thu hái
Bộ phận dùng làm thuốc của Ngải cứu là thân cành mang ngọn và lá. Thu hái quanh năm khi chưa ra hoa và lá đang tươi tốt. Cắt lấy đoạn thân cành dài 40cm, phơi trong râm hay sấy nhẹ cho khô.
3. Thành phần hóa học
Dược liệu ngải cứu có chứa tinh dầu, Aavonoid, coumarin, các chất sterol…
4. Công dụng, cách dùng
Dược liệu ngải cứu có tác dụng điều hòa khí huyết, điều kinh, an thai, cầm máu. Dùng chữa các chứng bệnh: Kinh nguyệt không đều, bụng lạnh đau, băng huyết, rong kinh, động thai, thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, viêm ruột…
Cách dùng: .
Uống 6 – 1 2g/ngày, dạng thuốc sắc hay dùng lá Ngải cứu tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống.
Lưu ý: Người âm hư, huyết nhiệt không dùng.