II – MỤC ĐÍCH BÀO CHẾ, CHẾ BIẾN ĐÔNG DƯỢC.

2.1. Làm thuốc sạch và đảm bảo vệ sinh an toàn dược phẩm

Các tạp chất vô cơ và hữu cơ lẫn lộn trong dược liệu cần phải loại bỏ bao gồm: nấm mốc, mối mọt, cát, sỏi, đất, xác thực vật chết v.v…..
Các loại không phải là dược liệu (tinh chế dược liệu) và những thành phần hoá học được đưa vào khi trồng trọt và bảo quản thuốc men; các vi sinh vật luôn phải loại trừ trong quá trình sơ chế, bào chế, chế biến dược liệu và thuốc.
Bỏ bớt các bộ phận không cần thiết của dược liệu để vị thuốc tinh khiết hơn, lựa chọn được đúng bộ phận dùng: Mạch môn bỏ lõi;  Ve sầu bỏ đầu, chân; Ngưu tất bỏ đầu, Kim anh bỏ hạt, Bỏ vỏ tang bạch bì, bỏ rễ phụ tử……
Hơn nữa, trong cùng một dược liệu có thể phải tách ra các bộ phận dùng khác nhau với tác dụng thậm chí trái ngược nhau như Ma hoàng (rễ và thân), Trắc bá
diệp (lá và hạt); Câu kỷ tử (vỏ rễ và quả)….
    Ngoài ra để dễ sử dụng, tránh được các mùi vị khó chịu, giúp cho việc chiết xuất (hãm, ngâm, sắc…) thuận lợi, nâng cao chất lượng dược liệu, chất lượng thuốc và hiệu quả điều trị.

 2.2.  Tạo vị thế hàng hoá đặc biệt cho  thuốc

Thuốc là hàng hoá đặc biệt. Việc bào chế, chế biến thuốc giúp đạt những tiêu chuẩn qui định.
– Tạo ra vị thuốc có hình dáng, màu sắc đẹp, mùi vị thơm ngon hơn;
– Tạo tính hấp dẫn của vị thuốc, tính tiện lợi, tính hiệu quả trong việc sử dụng và lưu chuyển.
– Xây dựng vị thế cho thuốc cao hơn trong lòng ngưòi tiêu dùng, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, biến nó trở thành một hàng hoá đặc biệt trên thương trường, có tính cạnh tranh cao, được y học hiện đại công nhận.
Ví dụ: Nhân xâm đóng hộp, Tam thất, Linh chi tán, Lục vị ẩm, một số chế phẩm khác
  Có thể phân chia vị thuốc đến kích thước, hình dáng hợp lý, tiện lợi, phù hợp với thói quen người tiêu dùng.  Ví dụ: Thuốc dạng phiến, dạng khúc, dạng bột…
2.3. Tạo ra tác dụng chữa bệnh mới cho thuốc.
 Bào chế, chế biến một số vị thuốc có thể thay đổi tác dụng tạo ra các tác dụng mới ngoài tác dụng vốn có của nó. Ngoài ra còn một số thuốc khi ở dạng nguyên liệu thì không có tác dụng trị bệnh, chỉ có tác dụng trị bệnh và đưa làm thuốc sau khi đã bào chế theo phương pháp riêng. Đó chính là biện pháp làm tăng hoặc giảm
tính âm, tính dương của thuốc.
Ví dụ:
– Bồ hoàng sống có tác dụng hoạt huyết, thán sao có tác dụng chỉ huyết.
– Táo nhân, Tâm sen để sống gây mất ngủ; sao đen có tác dụng an thần gây ngủ.
– Sài hồ có tác dụng (khuynh hướng) thăng đề, sau khi chế với dấm có tác dụng giáng.
– Sinh địa (sống) vị đắng, ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt lương huyết; sau khi chế biến thành Thục địa. Thục địa này có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ âm, bổ huyết (thay đổi cả khí và vị).
– Tóc chỉ làm thuốc cầm máu sau khi đốt tồn tính.
– Mẫu lệ, Cửu khổng, Trân châu mẫu nung hoặc tôi trong dấm có tác dụng cố tinh sáp niệu.
– Xuyên sơn giáp sao cách cát hoặc nướng đến khi chín phồng đều được dùng để hoạt huyết, giải độc, tiêu mủ.
– Thạch cao sống có tác dụng sinh tân chỉ khát, thanh nhiệt tả hoả nhưng sau khi nung chủ yếu chỉ được dùng ngoài. ___________________________________________________________________

2.4. Tăng hiệu lực chữa bệnh của thuốc

Đây là mục đích trọng tâm của bào chế.
Theo lý luận chung, các chứng bệnh sinh ra đều xuất phát từ yếu tố nội thương hoặc ngoại thương hoặc bất nội ngoại thương có liên quan đến các tạng phủ, vinh vệ, khí huyết, đường kinh lạc, vùng bị bệnh….. không vượt quá qui nạp của âm dương ngũ hành. Nhiều phương pháp chế biến thuốc khác nhau, phụ liệu khác nhau để tăng tác dụng (hiệu lực) của thuốc và tạo cho thuốc có màu sắc, mùi vị tương ứng với hành trong thuyết ngũ hành. Đây là giải pháp nhằm tăng tính quy kinh của vị thuốc.
– Tăng tác dụng của thuốc ở tỳ, vị thì chế biến để vị thuốc có màu vàng, vị ngọt, mùi thơm. Để tăng tác dụng kiện tỳ: Chế biến thuốc sao vàng, sao với Cám gạo, sao với Hoàng thổ, Bích thổ, nước vo gạo, chích Mật ong, chích đường, chích nước Cam thảo…Ví như tăng tác dụng kiện tỳ của Bạch truật thì chế với cám, hoàng thổ hoặc sao vàng. Hoài sơn sao vàng; Hoàng kỳ trích mật….
Tăng tác dụng của thuốc ở thận, bàng quangthì chế biến để vị thuốc có màu đen, vị mặn. Qui kinh Thận: Chế biến thuốc với nước Muối, nước Đậu đen. Ví dụ : Tăng tác dụng bổ thận của Hà thủ ô thì chế biến với nước đậu đen, Đỗ trọng và Cẩu tích với muối.; Thục địa chưng; Hoa hoa thán và Trắc bách diệp thán sao để cầm máu với ý nghĩa “đen chỉ huyết”….
– Tăng tác dụng của thuốc ở phế thì chế để vị thuốc có vị cay, màu trắng. Qui kinh Phế: Chế biến thuốc với nước Gừng, nước Phèn chua, nước Cam thảo… Ví dụ: Bán hạ, đẳng sâm chế dịch nước gừng. Rễ dâu bóc lấy vỏ, bỏ vỏ ngoài tạo Tang bạch bì…
– Tăng tác dụng của thuốc ở tâm thì chế biến để vị thuôc có vị đắng, màu đỏ. Qui kinh Tâm: Chế biến thuốc với nước Đồng tiện.
– Tăng tác dụng của thuốc ở can, đởm thì chế biến  để vị thuốc có vị chua, màu xanh. Qui kinh Can: Chế biến thuốc với Dấm. Ví dụ Hương phụ, Sài hồ, Huyền hồ chế dấm….
  Trên đây chính là phương pháp tăng tính qui kinh của vị thuốc, làm cho tác dụng và chỉ định chữa bệnh của vị thuốc được mở rộng.
– Để dẫn thuốc phía trên để thăng đề, cần chế biến thuốc với rượu (như chế Xuyên khung, Đại hoàng, Thăng ma…)
   Một số chú ý quan trọng:
a/ Việc sử dụng các phụ liệu để chế biến thuốc phải phù hợp với tính qui kinh bản thân vốn có của thuốc, không bừa bãi làm thay đổi tính chất qui kinh. Ví dụ: Bạch truật qui vào kinh tỳ, vị. Chế biến để tăng tác dụng kiện tỳ vị, không thể chế biến để bổ can thận.
b/ Việc sử dụng các phụ liệu để chế biến thuốc phải phù hợp với tính qui kinh bản thân vốn có của thuốc, không bừa bãi làm thay đổi tính chất qui kinh.
Ví dụ: Bạch truật qui vào kinh tỳ, vị. Chế biến để tăng tác dụng kiện tỳ vị,
không thể chế biến để bổ can thận.
c/ Người ta thường không dùng các phụ liệu làm ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.
Ví dụ: Thuốc bổ thận dương tẩm Cam thảo sẽ hạn chế các thuốc đó qui kinh thận; Ngưu tất là thuốc cố hạ, đi xuống phía dưới cơ thể nếu  tẩm với  nước Cam thảo là thuốc cố trung sẽ làm cho Ngưu tất không phát huy tác dụng ở hạ tiêu.
d/ Có thể làm giao tính qui kinh của vị thuốc.
 Ví dụ: Để giúp cho tâm thận giao nhau thì chế Hoàng liên với nước Nhục quế hoặc ngược lại và nhằm mục đích dẫn dương vào âm, để tâm thận giao nhau giúp vị thuốc có thêm tác dụng an thần gây ngủ.
e/ Để tăng thêm “vị” cho các thuốc về khí, về dương như thuốc bổ khí kiện tỳ, thuốc bổ thận dương … thường phải chế biến về vị.
Ví dụ: – Thuốc bổ thận dương thường tẩm thêm với muối ăn có “vị mặn” để chúng có đủ cả khí lẫn vị cho thận làm cho tăng tác tác dụng của chúng đối với thận.
– Các thuốc bổ khíkiện tỳ cần bổ sung thêm vị nên chúng thường được chích Mật ong, chích đường, sữa để có thêm vị ngọt.
Như vậy, khí và vị thường hỗ trợ nhau để tăng sức cho vị thuốc

2. 5. Giảm độc tính và tạo đường dùng mới cho thuốc

Hầu hết các dược liệu độc phải bào chế để giảm độc trước khi dùng cho người bệnh.
Thuốc độc trong y học cổ truyền được chia làm hai loại: Loại có tác dụng mạnh gây nguy hiểm đến tính mạng người dùng (tương đương như độc bảng A và các thuốc gây nghiện) như Phụ tử, Hoàng nàn, Mã tiền… và loại khác gây kích ứng ngứa, nôn… như Bán hạ, Nam tinh, Ráy…
Giảm độ độc tức là giảm mức độ độc gây nguy hiểm cho tính mạng, hoặc gây kích ứng gây ngứa, buồn nôn.v.v… cho người sử dụng.
Muốn đạt điều đó, người ta phải sử dụng các phương pháp chế biến như:

 2.5.1. Hoả chế

Dùng nhiệt độ để giảm độc tính của vị thuốc
Ví dụ: Sử dụng nhiệt độ cao từ  200˚C – 250˚C để phân huỷ chất độc trong dược liệu như đối với Mã tiền…, sấy ở nhiệt độ trên 190˚C Bán hạ sẽ mất vị ngứa.
Chất độc bị phân huỷ theo 3 cơ chế sau:
 –  Nhiệt phân:  Do độ cao phân huỷ một số thành phần hoá học cấu tạo nên vị thuốc; các chất khác nhau sẽ bị phân huỷ ở mức độ khác nhau; men sinh học bị giảm hoặc mất hoặt tính khi nhiệt độ tăng cao tới 100°C.
 – Bay hơi: Một số chất dễ bay hơi như tinh dầu, một số chất có cấu tạo ester
 – Thăng hoa: Antranoid, một số chất trong nhóm alcaloid (cafein…)

 2.5.2. Thuỷ chế 

Dùng nước hoặc phụ liệu ngâm, tẩm…. vị thuốc sẽ hạn chế được tác dụng bất lợi theo cơ chế loại trừ hoặc thuỷ phân.
 – Loại trừ: Sử dụng nước hoặc dịch phụ liệu hoà tan hoạt chất độc và một số thành phần khác.
Độ tan của thành phần hoá học phụ thuộc vào độ pH của dịch ngâm. Alcaloid dạng muối tan trong dịch có pH acid, coumarin tan tốt trong dịch có pH kiềm.  coumarin tan tốt tan trong dịchhân_____________________________________________________________________________________
  Ví dụ: Dịch ngâm nước vo gạo làm giảm hàm lượng alcaloid độc trong Hoàng nàn, giảm ngứa của Ráy, giảm tanin và antranoid trong Hà thủ ô đỏ.
 – Thuỷ phân: Nhiều thành phần có cấu trúc dễ bị thuỷ phân bởi nước (khi ngâm hoặc ủ) thành chất khác.
Ví dụ: Thông qua các phương pháp bào chế, chất Aconitin trong Ô đầu (độc bảng A) bị thuỷ phân thành Benzoylaconin có độ độc giảm  400  – 500 lần so với Aconin, riêng Aconin có hàm lượng giảm 1000  – 2000 lần.
Sau khi bào chế sẽ tạo thêm hai vị thuốc mới là Phụ tử gồm Bạch phụ tử và Hắc phụ tử (độc bảng B).

  2.5.3. Thuỷ hoả hợp chế:

Ở nhiệt độ cao có dịch phụ liệu (chưng, cất, nấu…. để giảm nhanh độc tính) dễ chuyển hoá thành phần chất độc trong dược liệu như đối với Phụ tử, Bán hạ.
Các phụ liệu được sử dụng bào chế với các vị thuốc độc để giảm độc như Cam thảo, Đậu đen, Đậu xanh, Magie clorid ( MgCl2), nước đảm ba…;
Các phụ liệu dùng bào chế để giảm vị ngứa trong thuốc như nước vôi, nước Tro bếp, Gừng tươi , nước vo gạo, nước phèn chua..;
Các phụ liệu dùng bào chế để làm giảm tác dụng gây nê trệ, đầy bụng như Sa nhân, Sinh khương, rượu;
Các phụ liệu dùng bào chế để làm giảm tác dụng gây táo bón như nước vo gạo, Mật ong.
Tuy nhiên, chế biến không hợp lý có thể làm giảm hoạt chất dẫn tới làm giảm chất lượng vị thuốc và giảm hiệu lực chữa bệnh của thuốc.

2. 6. Giảm tác dụng không mong muốn của thuốc.

Một số vị thuốc có thành phần hoá học gây tác dụng không có lợi cho người bệnh như antranoid, saponin triterpenic, chất nhầy … Các chất này thường gây ỉa chảy ở người đang rối loạn tiêu hoá, một số tinh dầu gây kích ứng dạ dày. Thậm chí một số chất gây tác dụng ngược lại với tác dụng của hoạt chất. Việc chế biến có thể làm giảm hoặc mất tác dụng này là cần thiết để tăng hiệu lực trị bệnh, tăng độ an toàn cho người bệnh.
Ví dụ: Quyết minh tử dùng sống sẽ gây ỉa chảy, liều cao có thể tả hạ, sau khi sao vàng thì thuốc có tác dụng nhuận hạ và giáng áp, sao cháy có tác dụng an thần. Đó là do quá trình sao thuốc, một số hoạt chất mang tính dương, dạng ô xy hoá, tồn tạo tự do. Dạng này, các hoạt chất có tác dụng kích thích thành ruột. Sau khi sao, chúng chuyển sang dạng khử, dạng liên kết và mang tính âm nên giảm hoặc mất tác dụng kích thích thành ruột.
Mỗi vị thuốc thường có nhiều tác dụng khác nhau, trong bệnh cảnh của người
bệnh này thì nó là tốt, nhưng trong bệnh cảnh của bệnh nhân khác trở thành tác dụng bất lợi, chế biến có thể làm giảm tác dụng bất lợi này.
Ví dụ: Thục địa bổ âm, bổ huyết sinh tân dịch. Khi dùng cho người bệnh tâm, tỳ hư thì sẽ gây đầy chướng bụng, rối loạn tiêu hoá. Nếu sao khô thì sẽ hạn chế tác dụng này (giảm bớt tuỷ trong thuốc để tránh hiện tượng tương thừa).
Bạch truật có tác dụng kiện tỳ táo thấp. Khi dùng cho người âm

hư nội nhiệt, nếu chế với nước vo gạo sẽ giảm tính ” ráo” của thuốc. 

2.7. Thay đổi tính (khí) vị, từ đó thay đổi tác dụng của thuốc

Tính vị là hai đặc trưng của vị thuốc và  biểu hiện xu hướng và cường độ tác dụng củathuốc. Các yếu tố có thể gây ra thay đổi khí vị của thuốc như nhiệt độ (sao, nướng…), phụ liệu (tính chất của phụ liệu…)
– Tăng tính ấm, giảm tính hàn bằng phương pháp hoả chế, thuỷ hoả hợp chế hoặc dùng các phụ liệu tính ôn như sa nhân, gừng, rượu…
 Ví dụ: Sinh địa vị đắng, hơi hàn, tác dụng thanh nhiệt lương huyết.  Thục địa (chế từ Sinh địa) vị ngọt, tính hơi ôn, tác dụng bổ âm, bổ huyết.
 – Giảm tính đại nhiệt, đại hàn có thể chế bằng cách ngâm trong dịch nước vo gạo, nước cam thảo hoặc sao đen…

2. 8.  Ổn định tác dụng của thuốc

Phương pháp sao, sấy khô (nhiệt độ khoảng 50 – 70°C) làm giảm độ ẩm tránh phân huỷ thành phần hoạt chất của thuốc và tiêu diệt được men, nấm mốc gây hại cho thuốc.
Ví dụ: Hoa hoè sao qua, có thể hạn chế sự phân huỷ Rutin trong hoa, duy trì tốt tác dụng lương huyết, hạ huyết áp.
Tương tự đối với vị thuốc Hoàng cầm
Ngoài ra, để ổn định các dược liệu có chứa Glycozid (tránh Enzym tác động xấu), người ta thường áp dụng phương pháp này.

2. 9. Giảm tính bền vững cơ học, tăng khả năng giải phóng hoạt chất

Điều đó có nghĩa là tăng hiệu lực của thuốc, thuận lợi cho việc sử dụng.
Ví dụ: Cửu khổng, mẫu lệ nung ở nhiệt độ cao (vô cơ hoá) để tán bột.
Nhiệt độ có thể làm giảm độ bền cơ học.

2.10. Bảo quản thuốc được tốt hơn

Do qua chế biến, thuốc có thể tránh được mối mọt, men mốc. Cụ thể:
– Làm khô hoặc giảm độ ẩm của vị thuốc.
– Làm thay đổi tính chất của một số thành phần hoá học dễ gây nấm mốc như pectin, chấy nhầy, tinh bột, chất đường, chất béo… và diệt nấm mốc
– Diệt men (làm mất hoạt tính của men ở nhiệt độ cao) có trong thuốc để ổn định thuốc. Ví dụ: Nhiệt độ cao làm mất hoạt tính của men glycosidase, bảo vệ thành phần glycosid
– Tạo thành lớp bảo vệ (Hoàng kỳ chích mật ta được ra lớp màng caramen hoá ở bên ngoài tạo thành lớp bảo vệ ngăn hạn chế vi khuẩn, ký sinh, côn trùng xâm nhập).
https://hoibacsy.vn

0/50 ratings
Bình luận đóng