Khái niệm
Thể lưỡi mập bệu phù nhẹ hoặc rìa lưỡi có vết răng, sắc non nhạt gọi là chứng Lưỡi mập bệu.
Lưỡi mập bệu cũng gọi là “ Bạn đại thiệt”, “Xỉ ngân thiệt”. Lại có tài liệu xếp chung vào loại “Thiệt thũng” (Lưỡi sưng trướng). Nhưng chứng “Thiệt thũng” là do nhiệt uất hoặc chất độc của thuốc làm cho thể lưỡi sưng trướng biến ra to, mầu sắc phần nhiều tôi sạm, chất lưỡi cứng rắn già dặn, có khi cứng chắc và đau thuộc Thực. Còn chứng Lưỡi mập bệu ở đây là do dương khí của Tỳ hư suy, hoặc kiêm hàn thấp dẫn đến thể lưỡi sưng to, phù nhẹ non mềm, sắc nhợt thường có vết răng thuộc Hư. Hai chứng này thể lưỡi tuy đều to hơn bình thường nhưng tính chất khác nhau, nguyên nhân bệnh cũng không giống nhau cần phải phân biệt cho chính xác.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
- Lưỡi mập bệu do Tỳ hư: Có chứng thể lưỡi mập bệu mà non, sắc nhợt, rìa lưỡi có vết răng, rêu lưỡi trắng mỏng, mặt nhợt, thể trạng lạnh, thiểu hơi biếng nói, mệt mỏi kém ăn, bụng đầy, đại tiện nhão, mạch Hư Hoãn hoặc Trì Nhược. Nếu có kiêm chứng hàn thấp thì thể lưỡi mập và to, chất lưỡi non nhạt càng rõ, lại thêm cả hiện tượng trơn nhuận, rêu lưỡi trắng trơn hoặc trắng nhớt có kiêm chứng buồn nôn, đầu nặng, thân thể phù nề, mạch Nhu Hoãn hoặc Trầm Hoãn.
- Lưỡi mập bệu do Thận hư thuỷ tràn lan: Có chứng lưỡi mập non và lo, sắc nhợt, ven lưỡi có vết răng, từ lưng trở xuống phù nề nặng, tiểu tiện ít, người ớn lạnh, tinh thần mệt mỏi, tứ chi quyết lạnh, sắc mặt tối sạm hoặc trắng, nhợt, mạch Trầm Trì, hoặc Trầm Tế.
Phân tích
Chứng Lưỡi mập bệu do Tỳ hư với chứng Lưỡi mập bệu do Thận hư thuỷ tràn lan: Chứng lưỡi non bệu chính như sách Trung y chẩn đoán học – Thiệt hình có viết: “Non là châ^t lưỡi, mập bệu non nớt hoặc là cạnh lưỡi có vết răng bất luận là rêu lười thế nào đều thuộc Hư”. Điểm cộng đồng của hai chứng này là đều có chứng lưỡi non bệu, sắc nhợt, ven lưỡi có vết răng và ớn lạnh, tinh thần mệt mỏi, yếu sức kiêm chứng thủy thũng. Điểm khác nhau là loại trên chú trọng vào Tỳ khí hư, loại sau chú trọng vào Thận dương hư. Khi biện chứng loại trên có kiêm các chứng chán ăn, trướng bụng, đại tiện nhão, nôn oẹ, loại sau kiêm các chứng mỏi lưng, chân tay yếu, tứ chi giá lạnh, từ lưng trở xuống thũng nặng, mạch Trầm Trì. Loại trên bệnh khá nhẹ, loại sau bệnh tương đôi nặng. Loại sau thường là do loại trước phát triển thành. Lưỡi mập bệu do Tỳ hư điều trị nên kiện Tỳ ích khí dùng các phương như Lý trung thang, Bổ trung ích khí thang. Lưỡi mạp bệu do Thận hư thủy tràn lan điều trị nên ôn dương lợi thủy dùng các phương Kim quỹ Thận khí hoàn hoặc Chân vũ thang. Cũng cần nói rõ là hai chứng tuy khác nhau nhưng lâm sàng thường đồng thời xuất hiện cho nên cần linh hoạt xử lý không nên cố chấp.
Trích dẫn y văn
- Sắc lưỡi trắng nhợt, bề mặt lưỡi trơn bóng nước, bên trong thể lưỡi giống như ứ nước khá nhiều mà sưng mập đó là Tỳ Thận dương hư thủy thấp tràn lan gây nên (Trung ỵ thiệt chẩn – Thũng trướng thiệt).
- Lưỡi mập bệu ngắn mà nhuận thường gặp ở lúc huyễn vậng tột cùng hoặc khi ngừng hô hãp {Biện thiệt chỉ nam – Biện thiệt chi thai cấu).