Tên khoa học:

Vigna aureus (Roxb.) N.D. Khoi. Họ Đậu (Fabaceae)

Tên khác:

Thanh tiểu đậu, Đỗ xanh, lục đậu, má thúa kheo (Thái)

Mô tả:

Hạt đậu xanh tác dụng thanh nhiệt, giải độc
Hạt đậu xanh tác dụng thanh nhiệt, giải độc

Cây thảo sống hàng năm, có thân cành hơi có rãnh và lông mềm. Lá kép mọc so le, 3 lá chét mép nguyên, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt.

Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá; hoa nhiều, màu lục hoặc vàng nhạt, đài hình chuông, tràng có cánh cờ rộng, cánh thìa hình liềm, cánh bên có tai, nhị 2 bó, bâu có lông.

Quả đậu thẳng, hình trụ, nhẵn; hạt màu lục.

Mùa hoa quả: tháng 3 – 8.

Phân bố:

Trên thế giới, đậu xanh phân bố rộng rãi ở các nước vùng Nam Á và Đông Nam Á. Đây là đặc sản của vùng nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam, đậu xanh được trồng từ lâu đời ở đồng bằng, trung du và miền núi. Vùng trồng lớn hiện nay là Tây Nguyên và các tỉnh ven biển miền Trung.

Thành phần hóa học:

Hạt đậu xanh chứa 22 – 23,4% protein, 2,4% lipid, 53 – 60% carbohydrat, giàu lysin, các vitamin A, Bl, B2, pp, B6, C; acid folic, acid panthotenic, các nguyên tố Na, K, Ca, p, Fe, Cu. Các acid amin chủ yếu là methionin, tryptophan, valin, leucin, arginin, histidin, tyrosin, alanin, acid glutamic, serin…

Vỏ hạt đậu xanh chứa 0,8% Havonoid toàn phần gồm vitexin và isovitexin, chất béo và tanin.

Giá đậu xanh cũng giàu protid, glucid, vitamin và nguyên tố vi lượng, cung cấp 44 calo/100g.

Tác dụng dược lý:

Dạng chiết bằng cồn và nước từ hạt đậu xanh có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol huyết thanh trên động vật thí nghiệm.

Bột đậu xanh có tác dụng phòng và chống hiện tượng tăng lipid – máu thực nghiệm.

Theo các nghiên cứu hiện đại, đỗ xanh chủ yếu hàm chứa chất albumin, chất mỡ, chất đường, canxi, phốt pho, sắt, diệp hồng tố, vitamin B1 và B2, acid amin, mỡ lân v.v… đối với cầu trùng nho có tác dụng ức chế mạnh.

 

Phân biệt tính chất, đặc điểm:

Hạt đậu xanh tác dụng thanh nhiệt, giải độc
Hạt đậu xanh tác dụng thanh nhiệt, giải độc

Đậu xanh có hình tròn nhỏ, dài 4 – 6mm. Bề mặt màu vàng lục hoặc màu lục tôi, nhẵn bóng. Rốn hạt nằm lệch về 1 bên, dài chừng 1/3 chiều dài hạt đậu, có màu trắng hình tuyến hướng theo chiều dọc. vỏ hạt mỏng mà dai, bóc đi sẽ lộ ra nhân đậu màu xanh vàng nhạt hoặc màu trắng vàng, với 2 lá mầm mập mạp, chất cứng rắn. Loại nào hạt to, mẩy, màu vàng lục, chất cứng rắn là loại tốt.

Tính vị và công hiệu:

Lục đậu tính hàn, vị ngọt, lợi về kinh tâm, vị. Có công hiệu thanh nhiệt giải độc, giảm nóng, lợi thuỷ. Chủ trị các bệnh nắng nóng phiền khát, phù thũng, tả lỵ, da voi, ung nhọt, hoặc người bị ngộ độc vì uống nhiều ba đậu, ô đầu hoặc các vị thuốc nhiệt độc khác mà dẫn đến phiền táo, rối loạn trong cơ thể, nôn mửa, khát nước v.v…

Những cấm kỵ khi dùng thuốc:

Người bị viêm dạ dày và đường ruột mạn tính, viêm gan mạn tính, chức năng tuyến giáp trạng giảm và những người bị bệnh đái đường kiêng không được dùng. Trong thời gian uống thuốc không nên ăn nhiều đậu xanh.

Bảo quản:

Để nơi dâm mát, khô ráo, phòng mọt.

Những bài thuốc thường dùng:

Lục đậu hoa tiêu thang (thang thuốc hoa tiêu đậu xanh)

Hoa tiêu 6g

Đậu xanh 50g

Sắc lên uống nóng. Dùng cho người hay ợ hơi, nôn thốc từ dạ dày lên.

Lục đậu tửu (rượu đậu xanh)

Đậu xanh 60g

Thiên hoa phân 45g

Bạch thược 45g

Hoàng bá 45g

Đương qui 36g

Thiên đông 45g

Nguyên sâm 45g

Sa sảm 45g

Sơn dược 60g

Mật ong 45ml

Sơn chi 45g

Ngưu tất 45g

Cam thảo 9g

Mạch đông 45g

Rượu vừa phải

Trừ mật ong, 13 vị thuốc còn lại đều nghiền nát, đựng túi vải mỏng, ngâm rượu một số ngày, sau đó đánh mật ong vào, uống tuỳ tửu lượng.

Dùng cho người phế tản bất túc, táo nhiệt sinh ra ho, ho khan ít đờm, khô miệng, dễ phiền não, có tác dụng trị liệu bổ trợ. Nếu có hiện tượng bí xuất huyết, như khạc ra máu, đổ máu cam v.v… khi dùng phải hết sức thận trọng.

Lục đậu phấn (bột đậu xanh)

Đậu xanh 300g, rửa sạch, phơi khô, nghiền bột mịn. Uống ngày 2 lần mỗi lần 30g, chia 2 lần sớm tối, uống với nước sôi trước bữa ăn.

Dùng cho người cần chữa bệnh mỡ cao trong máu.

Lục đậu chúc (cháo đậu xanh)

Đậu xanh 45g – Gạo lức 100g

Ngâm đậu xanh vào nước lã 12 giờ, gạo lức vo sạch, bỏ vào nồi cùng với đậu, cho nước vào nấu cháo. Dùng để phòng cảm nắng.

Lục đậu hồng táo thang (thang đậu xanh táo tầu)

Đậu xanh 50g – Táo tầu 50g

Rửa sạch, cho nước vừa phải, ninh cho đậu nở bung ra, táo tầu căng tròn, pha đường đỏ cho vừa miệng. Khi ăn táo, chỉ bỏ hạt, ăn cả vỏ, ngày 1 lần, mỗi liệu trình 15 ngày.

Dùng cho người bị bệnh tử điên do dị ứng và tử điến do bị giảm tiểu cầu trong máu.

Lục đậu lê tử chúc (cháo lê đậu xanh)

Đậu xanh 45g – Gạo lức 100g

Lê 100g – Đường phèn vừa phải

Đậu xanh ngâm nước lã 4 giờ để dùng sau; lê thái quân chì dùng sau; gạo lức vo sạch, bỏ vào nồi với số đậu ngâm, cho nước vừa phải đun to lửa cho sôi, sau đó đun nhỏ lửa cho tới khi gạo và đậu 10 phần chín 7, cho lê và đường phèn vào ninh cho tới khi gạo đậu nhừ, thang đậu sánh là được.

Dùng cho người phế nhiệt bị ho, đờm vàng, họng khô miệng khát.

Lục đậu trư can chúc (cháo đậu xanh gan lợn)

Đậu xanh 50g – Gan lợn 100g

Gạo tẻ 100g

Đậu xanh và gạo vo rửa sạch sẽ, cho nước vừạ phải nấu cháo. Gan lợn rửa sạch, thái vụn. Khi cháo gần nhừ cho gan vào, gan chín tói thì bắc ra ăn, không cho muối.

Dùng cho người suy dinh dưỡng, phù thũng.

Lục đậu thái tâm chúc (cháo đỗ xanh, bạch thái tâm)

Đậu xanh 100g – Bạch thái tâm 3 chiếc

Đậu xanh rửa sạch, cho nước vừa phải nấu cháo, khi nhừ gần được, cho bạch thái tâm vào đun tiếp 20 phút. Uống ngày 1 thang chia 2 lần, uống 4 ngày liền. Chữa trẻ em lên quai bị.

Lục đậu trấp (Nước đậu xanh)

Đậu xanh 150g, vo sạch, đổ 2500ml nước vào nấu nhừ, đánh nhiễn, để lắng, lọc lấy nước. Hàng ngày uống 2 lần sớm, tối, mỗi lần 1 chén con.

Dùng cho người bị tiêu khát, tiểu tiện như thường.

Lục đậu ý mễ chúc (Cháo đậu xanh hạt ý dĩ)

Đậu xanh 60g – Hạt ý dĩ 30g

Đường trắng vừa phải.

Đậu xanh và hạt ý dĩ rửa sạch nấu cháo, pha đường vào ăn, ngày 1 thang. Dùng cho người bị viêm da do tiếp xúc.

Lục đậu cam thảo giải độc thang (Thang đỗ xanh, cam thảo giải độc)

Đỗ xanh 120g – Cam thảo 30g

Rửa sạch đậu xanh, cho nước vào nấu với cam thảo làm thang. Uống thật nhiều. Dùng cho người bị ngộ độc ô đầu, phụ tử, ba đậu, ngộ độc nấm, ngộ độc chì, ngộ độc thuốc sâu v.v…

Lục đậu hải đới đường thuỷ (Nước đường, rau câu, đậu xanh)

Rau câu 100g – Đỗ xanh 250g

Đường đỏ vừa phải.

Rau câu khô hấp cho mềm, rửa sạch, thái nhỏ, nấu với đỗ xanh cho nhừ, pha đường vào. Uống nóng ngày 1 thang chia 2-3 lần.

Dùng cho người cao huyết áp, cước khí, phù nề, viêm tràng nhạc, viêm tuyến giáp trạng có tính chất đơn thuần, trẻ em mùa hè bị rôm sảy nặng, bị ho đờm nhiệt v.v…

Tam đậu ẩm (nước giải khát 3 loại đậu)

Đậu xanh 100g

Đậu đỏ 100g

Đậu đen 100g

Đường trắng vừa phải

Đậu rửa sạch, cho cả vào nồi đất nấu nhừ, pha đường trắng vào. Dùng làm nước giải khát, uống nhiều lần.

Dùng cho người chữa bị phù nề. Người khoẻ mạnh uống cũng tốt, nhất là mùa hè.

Lục đậu trư đảm hoàn (viên đậu xanh, mật lợn)

Đậu xanh 500g – Mật lợn 4 cái.

Đậu xanh nghiền bột, trộn nước mật lợn vào viên thành viên, to bằng hạt đậu xanh. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 6 – 9g. Uống hết thang thì thôi. Dùng cho người xơ cứng gan biến thành nước trong ổ bụng.

Lục đậu ngẫu trà (trà đỗ xanh ngó sen)

Đỗ xanh vừa phải. – Ngó sen vừa phải.

Nấu thang, uống tuỳ ý. Dùng cho người đổ máu cam, ho ra máu, phát sốt.

Lục đậu bồ công anh chúc (cháo đỗ xanh, bồ công anh)

Bồ công anh 10g – Đỗ xanh 30g

Đường phèn vừa phải.

Bồ công anh sắc lấy nước. Đậu xanh nấu cháo, pha nước bồ công anh, đường phèn vào, uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Dùng cho trẻ con tưa lưỡi.

5/53 ratings
Bình luận đóng