Thủy đậu là một bệnh nhiễm virut cấp tính đường hô hấp kèm theo phát ban kiểu nốt mọng nước, khiến có thể nhầm lẫn với đậu mùa.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN
- Tác nhân gây bênh:
Tác nhân gây bệnh thủy đậu là một virut. Tiểu thể nguyên sinh có kích thước 210-240nm và hình tròn. Các tiểu thể bao hàm bắt màu axit thấy ở trong các tế bào biểu mô của da và niêm mạc. Virut thủy đậu có sức đề kháng yếu và chết rất nhanh ở ngoài cơ thể.
Chúng đã thích nghi với lối sống ở ngoài cơ thể người, nên phân lập chúng rất khó khăn. Những động vật phòng thí nghiệm đều không cảm nhiễm virut thủy đậu. Người ta cấy virut trên mô của phôi người.
Virut thủy đậu giống virut gây bệnh zona (Herpes roster). về hình thái không thể phân biệt dược tiểu thể nguyên sinh và các tiểu thể bao hàm của 2 loại virut này. Tính chất của nốt dậu và nốt zona cũng rất giống nhau. Các quan sát dịch tễ học cũng cho thấy sự giống nhau về tính chất miễn dịch giữa 2 bệnh.
Tất cả những điều trên đã làm cho nhiều tác giả cho rằng thủy đậu và zona là một bệnh và coi bệnh zona như một biểu hiện của bệnh thủy đậu ở người lớn.
Dù sao, quan điểm trên không thể coi là đã được chứng minh hoàn toàn. Như đã biết về mặt miễn dịch học, tác nhân gây bệnh khác nhau cũng có thể giống nhau. Thí dụ tác nhân gây bệnh sốt ban lưu hành và sốt ban dịa phương, tác nhân gây bệnh đậu mùa và ngưu đậu. thủy đậu và zona là 2 bệnh khác nhau và hiện nay, không có cơ sở để coi 2 bệnh này là một.
+ Sinh bệnh học: sinh bệnh học của thủy đậu giống sinh bệnh học của đậu mùa, virut thủy đậu xâm nhập vào cơ thể bằng đoạn trên đường hô hấp, sinh sản ở đó, rồi vào máu. Virut theo dòng máu đến cư trú ở da và niêm mạc làm phát sinh những nốt ban. Có những trường hợp, virut có thể làm tổn thương màng não tuỷ có nước vàng.
Cùng với chất chứa của các nốt mọng ở da và niêm mạc, virut được giải phóng ra ngoài cơ thể. Các nốt mọng nước trên da và niêm mạc có ý nghĩa lây bệnh quan trọng, vì khi chúng vỡ ra, nước sẽ chảy trên mặt niêm mạc, điều này làm cho bệnh lan truyền theo đường không khí-giọt nhỏ. Còn các nốt mọng nước mọc trên da có ý nghĩa truyền bệnh không đáng kể và chúng thường khô đi rất nhanh và trên da đã bị hoại tử, virut chết trong một thời gian ngắn.
+ Biểu hiện lâm sàng: thời kỳ ủ bệnh là 14-16 ngày, đôi khi là 10-20 ngày. Người bệnh bắt đầu sốt, rồi thấy những nốt thuỷ dậu mới, cũ khác nhau (nốt đỏ, nốt mọng nước, nốt đóng vảy) trên cũng một vùng da, vì mọc thành nhiều đợt liên tiếp ; cũng với các triệu chứng này, cũng có khi có viêm màng não. Rất hiếm có những thể bệnh nặng (mụn mủ, xuất huyết).
- Chẩn đoán:
Bệnh thủy đậu khá điển hình, cho nên chẩn đoán lâm sàng cũng đủ. Chỉ những trường hợp nặng (nốt mủ, nốt sưng to, nốt máu) mới cần phải phân biệt với đậu mùa. Cần chẩn đoán bằng thực nghiệm Paul, virut thủy đậu sẽ không gây tổn thương trên giác mạc vì thỏ không cảm thụ.
QUÁ TRÌNH DỊCH
- Nguồn truyền nhiễm
Duy nhất là người bệnh. Thời gian lây ngắn, người bệnh chỉ nguy hiểm cho những người xung quanh trong 7 ngày, kể từ khi mọc nốt mọng nước, vì miễn dịch được tạo sớm sẽ làm cho virut bị tiêu diệt trong cơ thể người bệnh. Tính bền lâu của miễn dịch sau khi mắc bệnh loại trừ hoàn toàn tình trạng người khỏi mang khuẩn.
- Đường truyền nhiễm:
Chủ yếu là giọt nhỏ chẩy nhầy bắn vào không khí khi ho hoặc hắt hơi. Cách lây bằng đồ chơi của trẻ em ốm rất hạn chế, vì virut thủy đậu chết nhanh ngoài cơ thể.
- Tính cảm thụ và tính miễn dịch:
Tất cả trẻ em đều tiếp thụ được bệnh thủy đậu. Có thể thừa nhận rằng trong những điều kiện hiện tại, mọi người đều mắc bệnh khi còn nhỏ, cho nên người lớn không bị thủy đậu là do có miễn dịch sau khi đã mắc bệnh. Trường hợp những trẻ em chưa lên thủy đậu mà không cảm thụ, có lẽ trước kia đã mắc bệnh nhẹ mà không biết.
thủy đậu không gây miễn dịch đối với đậu mùa và ngưu đậu
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
Thuỷ dậu là một bệnh nhiễm khuẩn phổ biến khắp nơi, làm tất cả mọi người đều bị mắc. Dịch lan truyền mau chóng, nhưng ngắn ngủi ; về mặt này có thể so sánh thủy đậu với sởi.
thủy đậu thường thấy ở trẻ em từ 2-7 tuổi, còn thiếu niên trên 15 tuổi thường không bị mắc bệnh.
Cũng như các nhiễm trùng lây bằng đường không khí-giọt nhỏ, mức độ mắc bệnh thủy đậu cao hơn trong các tháng lạnh.
Dịch thủy đậu cũng có tính chất chu kỳ nhất định như dịch sởi
Không có thống kê đầy đủ về mức độ mắc bệnh. Vì cha mẹ thường không dưa con đến phòng khám bệnh khi con mắc thủy đậu. Như vậy những số liệu chỉ là tương đối.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH
- Cách ly
Chỉ cần cách ly trẻ em mắc thủy đậu ở nhà trong 7 ngày, cách ly những trẻ em tiếp xúc dưới 7 tuổi trong 11-21 ngày, kể từ ngày tiếp xúc.
Thường các biện pháp phòng chống dịch thủy đậu chỉ hạn chế trong các biện pháp cách ly.
- Huyết thanh:
Với tính cách là các biện pháp bổ sung, người ta phòng bệnh bằng huyết thanh cho những trẻ em tiếp xúc với bệnh nhân. Huyết thanh trẻ em mới khỏi thì lấy một tuần sau khi hết triệu chứng lâm sàng. Huyết thanh và gamaglobulin dùng với liều lượng như trong bệnh sởi.
Nếu tiêm trong 4 ngày đầu sau khi tiếp xúc, thì huyết thanh có thể ngăn ngừa được bệnh, nếu tiêm chậm thì chỉ làm nhẹ bệnh. Nên dùng huyết thanh eho những trẻ em yếu và cũng để hạn chế dịch ở các tập thể trẻ em (nhà trẻ, vườn trẻ).
Phương pháp gây miễn dịch chủ động bằng cách tiêm nước của nốt thủy đậu vào da không được áp dụng vì có nguy cơ gây bệnh viêm gan truyền nhiễm và các bệnh truyền nhiễm khác.