Dịch hạch là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính truyền từ súc vật sang người. Ngày xưa, dịch hạch thường gây những vụ dịch lớn, lan truyền ở hầu hết các nước trên thế giới.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN

  1. Tác nhân gây bệnh :

Là cầu trực khuẩn Pasteurella pestis (hay còn có tên là Yersinia pestis), thuộc nhóm vi khuẩn gây nhiễm khuẩn máu và xuất huyết. Nhóm này bao gồm p.pestis và p. tularensis. Tác nhân gây bệnh đã được phân lập từ những xác người chết do dịch hạch và được mô tả bởi Yersin và Kitasato trong vụ dịch hạch ở Hương Cảng năm 1894.

p.pestis là một cầu trực khuẩn hình thoi, bắt màu đỏ ở hai cực, không bắt màu Gram. Kích thước nhỏ l,5×0,5p. p.pestis là một vi khuẩn hiếm khí, dễ nuôi cấy trên các môi trường thông thường, mọc tốt nhất ở 25-30°.

Mặc dù vi khuẩn dịch hạch thấy ở nhiều nơi, người ta cũng phân biệt được chúng nhờ tính chất sinh vật bền vững. Các chủng đã biết chỉ khác nhau rất ít và giống nhau về phương diện miễn dịch.

Ở ngoài cơ thể, vi khuẩn dịch hạch có khả năng sống tương đối dai. ở điều kiện thuận lợi, chúng có thể sống trong nước một tháng, ở đất gạch 3 tháng, trong sữa 3 tháng. Trong bộ lông của loài gậm nhấm, vi khuẩn dịch hạch sống được 17 ngày nếu phơi khô trong bóng râm, và chết sau vài giờ nếu phơi khô ngoài nắng. Trong các xác chết, chúng sống lâu hay ngắn là còn tuỳ thuộc vào tốc độ phân huỷ bởi các vi khuẩn hoại sinh, về mùa đông, chúng có thể tồn tại trong giá lạnh đến mùa xuân ; về mùa hè, chúng bị tiêu diệt ngay trong xác chết bởi các vi khuẩn hoại sinh.

Vi khuẩn dịch hạch bị tiêu diệt bởi ánh nắng, ở nhiệt độ băng tuyết, chúng sông một vài tháng, ở nhiệt dộ cao, chúng chết nhanh chóng. Thí dụ : chúng chết sau 1 giờ ở 50°, sau 5 phút ở 80°, trong vòng 1 phút ở 100°. Vi khuẩn dịch hạch rất nhạy cảm với các chất tẩy uế thường dùng. Có hiệu lực nhât là clorua vôi, dung dịch phenol 3%, dung dịch lysol 3% và clorua thuỷ ngân 1%.

Bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng : bệnh lý của dịch hạch tuỳ thuộc một phần lớn vào đường xâm nhập của tác nhân gây bệnh. Nếu bị nhiễm khuẩn qua da bằng nốt đốt của bọ chét hoặc vết sây sát thì có viêm hạch địa phương và nhiễm khuẩn máu thể hạch. Nếu bị nhiễm khuẩn bằng đường hô hấp, thì có viêm phổi xuất huyết sơ phát và nhiễm khuẩn máụ. Nếu đường xâm nhập của vi khuẩn là dạ dày-ruột thì có viêm ruột xuất huyết và huyết nhiễm khuẩn.

  • Dịch hạch thể hạch (peste buhonique). Khi người bị bọ chét đốt, tác nhân gây bệnh sẽ qua da bị tổn thương theo được bạch huyết đến các hạch địa phương. Hạch này sưng to và dính vào những mô bao bọc.

Sau khi sưng bạch hạch, sẽ xảy ra nhiễm khuẩn máu ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Đôi khi nhiễm khuẩn máu làm cho người bệnh chết. Trước đây khi chưa điều trị bằng thuốc kháng sinh, tỷ lệ chết lên tới 65%.

Nhiễm khuẩn máu có thể gây viêm phổi xuất huyết thứ phát, viêm phổi có kèm theo ho. Đờm ho ra thường có lẫn máu, chứa nhiều vi khuẩn dịch hạch. Người bị bệnh viêm phổi thứ phát có khả năng lây bệnh cho những người xung quanh qua không khí (dịch hạch thể phổi tiên phát)

  • Dịch hạch thể phổi (peste pulmonaire). Người bị bệnh dịch hạch thể phổi (tiên phát hay thứ phát) là nguồn truyền nhiễm nguy hiểm nhất.

Viêm phổi do vi khuẩn dịch hạch gây ra có kèm theo ho nhiều, đờm có lẫn máu. Trong đờm có rất nhiều vi khuẩn dịch hạch dễ phát hiện khi phết thành lớp mỏng soi dưới kính hiển vi.

Dưới đây là những dấu hiệu nghi là dịch hạch (bảng kèm theo)

  1. Chẩn đoán bằng xét nghiệm :

Để chẩn đoán bệnh dịch hạch bằng xét nghiệm, cần tìm Y.pestis trong nước vàng của hạch đờm và máu bằng cách nhuộm và soi trực tiếp.

  • Nuôi cấy trong canh thang

Tiêm truyền cho chuột lang

Trong những trường hợp chết khả nghi thì lấy một mẫu phổi để nhuộm và soi trực tiếp.

  • Trích máu từ gan, xương sườn, phổi để tiêm truyền cho chuột lang.

Cần phải tôn trọng triệt để các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với bệnh phẩm khả nghi : lọ phải nút kỹ, bọc vải có tẩm thuốc sát khuẩn và dể trong hộp kẽm.

Phát hiện chuột và bọ chét bị nhiễm khuẩn bằng cách soi trực tiếp và tiêm truyền cho súc vật để tìm chỉ số chuột và bọ chét bị nhiễm khuẩn.

Dấu hiệu lâm sàngDịch tễ họcXét nghiệm
– Thể trạng chung rất nguy kịch, nhiệt độ cao

+ Hạch bạch huyết sưng to, đau, dính với mô lỏng lẻo dưới da + Không có tổn thương tại chỗ (không có vết thương, áp xe, chín mé)

+ Không có các quá trình khác có thể là nguyên nhân sưng bạch hạch

+ Chết sau 4-8 ngày (60-90% nqười bênh)

Người bệnh hoặc người tiếp xúc với người bệnh từ nơi có dịch súc vật đến.

Có những bệnh tương tự làm nhiều người chết xảy ra ở địa phương của người bệnh.

Ổ địa phương của ngươi bệnh loại gậm nhấm chết hàng loạt.

Nước vàng hút từ hạch bị sưng và phết trên kính có nhiểu trực khuẩn hình thoi Gram (-), bắt màu đỏ ở hai cực.

Chẩn đoán dứt khoát trên cơ sỏ xét nghiêm vi khuẩn hạch đầy đủ.

–  Thể trạng chung rất nguy kịch, nhiệt độ cao Ho có đởm lẫn máu tươi, đau nhói ở sườn.

–  Thể trạng chung nguy kịch không phù hợp với một vài tiếng rên ướt khi nghe phổi. Thể trạng trở nên xấu dẩn trong một thời gian ngắn 3-6-9 ngày, nếu dùng kháng sinh để điều trị, nhiệt độ sẽ giảm nhất thời. Chết sau 2-3 nqày (100% người bệnh)

Người bệnh hoặc người tiếp xúc với người bệnh từ nơi có dịch súc vật tới.

Có bệnh viêm phổi lảm nhiếu người chết xảy ra ở địa phương của người bệnh.

Ổ địa phương của người bệnh, loại gậm nhấm chết hàng loạt.

Đờm phết trên phiến kính (hoặc 1 mẫu, phổi lấy ở xác chết) có nhiều trực khuẩn hình thoi Gram (-) bắt màu đỏ ở hai cực.

Chẩn đoán dứt khoát trên cơ sỏ xét nghiệm vi khuẩn một cách đầy đủ.

QUÁ TRÌNH DỊCH

  1. Nguồn truyền nhiễm :

Chủ yếu là dộng vật, trước hết là chuột. Trong số rất nhiều loại chuột thì chuột đen R.rattus sống ở trong nhà (nhà hầm, nhà kho, nhà ở) tại các nơi đông dân và chuột xám (R.decumanus) sông ở trong cống đều giữ vai trò lớn nhất trong dịch tễ học của dịch hạch

Trên chuột cống ký sinh nhiều nhất là loại bọ chét Xenopsylla cheopis (ở chuột đen) và Ceratophyllus íasciatus (ở chuột xám).

Dịch ở chuột có thể xảy ra bất cứ mùa nào trong một năm. Cường độ của dịch tuỳ thuộc vào mật độ của chuột và của bọ chét nhiều hay ít. Người ta đã xác định là có thể phát sinh khi chỉ số bọ chét là trên 1, nghĩa là phải có 1 con bọ chét trên 1 con chuột.

Chuột trên tầu biển giữ một vai trò quan trọng trong việc làm lan truyền bệnh dịch hạch. Trước kia, khi cập bến cảng những nước nhiệt đới, các chuột bị nhiễm bệnh xâm nhập lên tầu và truyền cho chuột trên tầu. Sau đó, thì đỗ ở cảng khác trên hành trình, chuột bị bệnh lại từ tầu biển chạy vào các công trình ngầm ở bến cảng và lại gây ra dịch chuột ở đấy.

Trong số nhiều loại chuột nhỏ sống ở nơi đông dân, thì chuột nhắt, chuột nhà và chuột chù có ý nghĩa quan trọng nhất đối với dịch tễ học của bệnh dịch hạch.

Bệnh dịch hạch làm chết chuột cho nên bệnh không thể duy trì lâu dài ở chuột. Dịch thường xẩy ra trong thời gian có nhiều chuột và truyền từ loài gậm nhấm hoang dại. Dịch chu.ột rất nguy hiểm, vì chúng sống ở những nơi đông dân và tiếp xúc với người nhiều hơn là những loài gậm nhấm sống ở thảo nguyên và sa mạc (chuột nhỏ ở thảo nguyên, chuột sa mạc to, chuột sa mạc đuôi đỏ).

Trong các ổ thiên nhiên trên trái đất, người ta thấy có trên 100 loài gậm nhấm có khả năng lây bệnh dịch hạch, ổ dịch tiềm tàng ở đông bắc Trung Quốc, Tây Tạng là do con tarabagan sống ở trong rừng. Dịch ở động vật tự nhiên tắt trong mùa đông khi súc vật ngủ đông, rồi tái diễn trong mùa xuân khi súc vật tỉnh giấc : các súc vật bắt đầu ngủ đông trong thời gian ủ bệnh và bệnh phát khi tỉnh giấc. Mùa đông bệnh vẫn được duy trì trong cơ thể chuột ngủ và trong cơ thể bọ chét.

+ Ngoài loài gậm nhấm, trong các điều kiện thiên nhiên, người ta còn thấy những động vật sau đây bị bệnh dịch hạch : thỏ, chó núi (chacol), cáo, chồn, nhím, chuột xạ V.V..

Trong số các gia súc có thể là nguồn truyền nhiễm có lạc đà và mèo chó.

+ Người ốm chỉ làm lây bệnh khi mắc dịch hạch thể phổi và thể ruột. Người mắc bệnh dịch hạch thể hạch không biến chứng trên thực tế là không nguy hiểm cho người chung quanh.

  1. Đường truyền nhiễm :

Ớ các ổ dịch hạch, người bị nhiễm khuẩn vì bọ chét đốt. Chuột thường mắc thể nhiễm khuẩn máu vì bọ chét. Khi xác chuột lạnh toát, bọ chét phải lìa bỏ xác chết sang đốt chuột khác hoặc người. Trên chuột, sốhg ký sinh nhiều nhất là loài bọ chét Xenopsylla cheopis (ở chuột đen) và Ceratophyllus fasciatus (ở chuột xám). Còn các loại khác không có vai trò quan trọng như :

  • Ceratophyllus tesgmorum (cũng ở chuột xám)
  • Xenopsylla (ở chuột sa mạc)
  • Pulex canis (ở chó), Pulex felis (ở mèo)
  • Pulex irritans (ở người)

Sau khi hút máu của súc vật ốm, bọ chét có thể truyền bệnh cho người nhưng chỉ sau một vài ngày, tuỳ theo từng loài và tuỳ theo nhiệt độ bên ngoài (ảnh hưởng đến tốc độ sinh sản của vi khuẩn). Một khi đã lây bệnh, thì bọ chét mang bệnh suốt đời. Bọ chét sống bao lâu còn tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng. Bọ chét của chuột đen sống 50 ngày, của chuột nhỏ thảo nguyên sống 180-275 ngày.

Bọ chét của chó, mèo và người truyền bệnh bằng phân

Cơ chế truyền bệnh : vì bọ chét Xenopsylla cheopis, Ceratophyllus fasciatus có khác do cấu trúc của đường tiêu hoá. Giữa ngăn sau dạ dày và ngăn trước dạ dày có một chỗ eo hẹp lại, do vi khuẩn có nhiều trong máu ở dạ dày trước, cho nên sẽ tạo thành một cục máu đông không thể qua đoạn eo hẹp và bị tắc ở đó, nên bọ chét phải cố hút máu người khác vào để làm tan cục máu đông, nhưng sau đó bọ chét lại phải nhả máu đã lẫn vi khuẩn vào người bị đốt. Như vậy bọ chét phải hút máu nhiều lần mới đủ no, và là một vật truyền bệnh dịch hạch rất tích cực. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua da bị tổn thương bởi vết dốt hoặc gãi.

+ Dịch hạch thể phổi làm truyền từ người nọ sang người kia bằng những giọt nước bọt bị bắn ra khi ho. Lúc dó, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc mắt và nhất là đoạn trên đường hô hấp. Cách truyền bệnh bằng không khí đã được chứng minh ở phòng xét nghiệm và bằng thực nghiệm (1 giọt canh trùng nhỏ trên niêm mạc mũi chuột có thể gây được dịch hạch thể phổi).

+ Có trường hợp người bị dịch hạch thể ruột, vì ăn phải thịt súc vật ốm (lạc đà, tarabagan). Nhưng đó chỉ là những trường hợp dặc biệt. Thường thì dịch hạch truyền từ chuột sang người bằng bọ chét. Bọ chét trải qua 4 giai đoạn biến thái (trứng, ấu trùng, kén và imago) bọ đã trưỏng thành về mặt sinh dục. ấu trùng và kén sống trong hang ổ của vật chủ và ăn những chất hữu cơ có trong rác rưởi. Chỉ ở giai đoạn imagô, bọ chét mới sống trong hang ổ hoặc lông của vật chủ và hút máu.

Từ những điều trên, có thể kết luận rằng những động vật tiếp thụ bệnh dịch hạch sống trong những ổ thiên nhiên là những động vật duy trì bệnh dịch hạch.

  1. Đặc điểm của vụ dịch súc vật :

Cường độ của vụ dịch chuột thay đổi rất nhiều. Nó phụ thuộc vào mật độ súc vật, điển hình là các loài gậm nhấm. Dịch súc vật sẽ mạnh hơn, nếu mật độ chuột cao. Thí dụ ở chuột nhỏ thảo nguyên dịch sẽ chấm dứt nếu số lượng chuột giảm xuống đến mức dưới 1 con trên 1 hecta.

Một yếu tố quan trọng khác của dịch súc vật là số lượng bọ chét. Dịch chuột có thể phát triển nếu số lượng bọ chết là một con trên một chuột. Đó là đối với những loài bọ chét hoạt động nhất như Xenopsylla cheopis có tập quán hút máu thường xuyên. Còn đối với những loại bọ chét khác hoạt dộng kém hơn, hút máu ít lần hơn, thì số lượng bọ chét phải cao hơn. Bọ chét có nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào những điều kiện bên ngoài chi phôi sự phát triển và sinh sản của chúng.

Thường thường dịch súc vật bắt đầu một cách cấp tính. Trong thời gian này, chuột chết nhiều và từ 90% xác chuột nhặt dược trên mặt đất đã phân lập được vi khuẩn dịchhạch (bằng nuôi cấy). Đồng thời, đã có thể nuôi cấy vi khuẩn dịch hạch từ 68% bọ chét lấy từ xác chuột và từ 50% bọ chét bắt được trên chuột sống.

Giai đoạn dịch mạnh nhất ở chuột kéo dài khoảng 2-3 tuần, đôi khi đến 2 tháng. Sau đó tiếp đến thời kỳ dịch giảm, lúc này số lượng xác chết và số lượng chuột lây bệnh giảm nhiều. Cuối cùng chuột thôi không chết nữa và chỉ phát hiện được những bọ chét bị bệnh.

Ở thời kỳ giữa 2 vụ dịch súc vật, tác nhân gây bệnh dịch hạch vẫn được bảo toàn trong cơ thể các con vật gậm nhấm và cả trong cơ thể của bọ chét.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

+ Dịch hạch là một bệnh đại lưu hành. Nhiều lần trong lịch sử loài người, bệnh dịch hạch đã phát triển thành những tai nạn khủng khiếp. Ở thế kỷ V sau công nguyên, đã xảy ra một vụ dịch hạch lớn ở đế quốc La Mã, làm gần 100 triệu người chết do dịch hạch lan truyền trong 50 năm liền. Ớ thế kỷ XVI, một vụ dịch xuất phát từ Trung Quốc, rồi lan truyền tới châu Âu, đã giết hại 35 triệu người ở châu Á và 25 triệu người ở châu Âu (nghĩa là 1/4 dân số châu Âu thời bấy giờ). Ở nửa sau thế kỷ XVIII và trong thế kỷ XIX, bệnh dịch hạch đã hoành hành ở tất cả các nước trên thế giới. Trong vụ dịch hạch ở Hương Cảng năm 1894, Yersin và Kitasato đã tìm thây vi khuẩn dịch hạch.

Ngày nay, dịch hạch còn thấy ở ấn Độ và các nước lân cận, ở Trung Phi và Nam Mỹ mặc dù những biện pháp kiểm dịch và thuốc kháng sinh đã hạ thấp về căn bản số người ốm và số người chết. Mức độ mắc bệnh trong dân chúng sống ở các ổ dịch thiên nhiên, cho đến nay vẫn chưa chấm dứt. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn luôn đề phòng.

NămSố người mắc bệnh trẽn toàn thế giới
1921-19301.613.026
1931-1940502.133
194558.782
194777.738

Trước đây chưa dùng các thuốc kháng sinh, tỷ lệ chết là 99-100% trong dịch hạch thể phổi và thể ruột; 70% trong thể hạch.

+ Ổ dịch hạch từ vĩ độ nam 35-4o° đến vĩ độ bắc 35-40°, chủ yếu ở vùng sa mạc, bán sa mạc và ở vùng rừng rậm.

Trong các ổ dịch thiên nhiên, có những chuột sa mạc, người ta thấy 2 thời kỳ mà quá trình dịch súc vật trở nên mạnh. Đó là mùa xuân (tháng 4-5) là mùa chuột giao phối và mùa thu (tháng 11-12) là mùa chuột chuẩn bị dự trữ thức ăn và xây dựng hang cho mùa rét. Tại những ổ dịch này người hay mắc bệnh vào mùa thu.

+ Dịch súc vật không nhất thiết kèm theo dịch ở người. Sự phát sinh dịch ở người tuỳ thuộc không những vào nồng độ dịch súc vật, mà còn vào các điều kiện xã hội. Dịch thường xảy ra trong những năm mất mùa và đói, những người sống trong các nhà chật chội, lắm chuột thường mắc bệnh.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ CHỐNG DỊCH

  1. Các biện pháp chống dịch :

Điều rất quan trọng là phải phát hiện ra bệnh sớm. Trong các vùng có dịch súc vật, cán bộ y tế vẫn phải nghĩ đến bệnh dịch hạch.

+ Nếu có một trường hợp nghi là dịch hạch, thì phải khai báo ngay cho trạm vệ sinh phòng dịch để báo cáo ngay lên Bộ y tế.

+ Phải cách ly người ốm ở bệnh viện lây, trong một buồng riêng, phải tẩy uế phân của người ốm. Để chữa bệnh dịch hạch, những năm gần đây, người ta đã dùng các thuốc kháng sinh như streptomyxin, biomyxin, aureomyxin và các sunfamit có kết quả tốt. Để chữa dịch hạch thể phổi nên dùng phương pháp kết hợp kháng sinh – sunfamid. Dùng huyết thanh chông dịch hạch là rất hợp lý. Nếu chữa bệnh ngay từ lúc đầu, thì có thể hy vọng là bệnh sẽ tiến triển tốt ; ngay bệnh dịch hạch thể phổi tiên phát cũng có thể chữa được.

Các người chết vì dịch hạch có thể nguy hiểm trưức lúc chôn cất, vì bệnh có thể lây khi liệm xác. Trong mùa hè, xác bị phân huỷ nhanh chóng bởi các vi khuẩn hoại sinh và sẽ hết tác dụng gây bệnh này. Một số tác giả nêu ra khả năng các súc vật gậm nhấm có thể bị lây từ các xác đã chôn rồi. Nhưng các loài chuột đào hang không sâu quá 25-40cm, như vậy chúng không thể đào đến huyệt được. Xác chết phải rắc clorua vôi hoặc chất tẩy uế khác như vôi bột, crêsyl : và chôn sâu l,5-2m.

+ Những người tiếp xúc với người bệnh, xác chết hoặc các vật liệu nhiễm khuẩn phải mặc quần áo kín đáo (nhất là ở cổ, cổ tay và cổ chân), đeo găng tay, đi ủng để tránh bọ chét đốt. Nếu là thể phổi, thì phải đeo kính để tránh vi khuẩn bắn vào mắt và đeo khẩu trang (tẩm cồn long não) để tránh bị lầy qua đoạn trên đường hô hấp. Những người tiếp xúc phải cách ly trong 6-8 ngày để theo dõi, tiêm streptomyxin và vacxin hoặc uống sulíamit và tiêm vacxin.

Ớ nơi tập trung dân có thể xảy ra bệnh, thì phải khám xét dịch tễ học :

  • Hàng ngày phải di khám tại nhà và đo nhiệt độ
  • Phải xét nghiệm chuột xem chúng có bị dịch không, và phải xác định phạm vi của dịch súc vật.
  • Trong vùng có dịch súc vật và những vùng tiếp cận, phải tiêu diệt chuột và bọ chét và phải tiêm chủng toàn dân. Khi dịch lan rộng có thể bao vây cả một khu, những biện pháp này không ngăn nổi chuột di ra xung quanh.
  1. Diệt chuột :

Những biện pháp phòng dịch chủ yếu là diệt chuột và diệt bọ chét

Trạm vệ sinh phòng dịch cần kiểm tra thường xuyên những ổ dịch hạch thiên nhiên để phát hiện và tiêu diệt chuột. Nếu số chuột bị nhiễm khuẩn chiếm 10-15% thì có nguy cơ xảy ra dịch ở người.

cần tiêu diệt chuột và bọ chét ở những nơi tập trung đông người và những hải cảng cần diệt chuột trong khắp thành phố và vùng xung quanh. Thường dùng bả chuột làm chết chuột trong vài giờ và những hơi độc như SƠ2, cloropicrin vừa diệt chuột vừa diệt bọ chét. Chỉ dùng bẫy khi nào cần xét nghiệm chuột để phát hiện dịch.

  1. Biện pháp phòng dịch đặc hiệu :

Dân chúng ở những vùng có dịch súc vật phải được tiêm chủng vacxin phòng dịch hạch.

  • Vacxin chết: chế bằng vi khuẩn giết chết bởi nhiệt độ hoặc íbcmalin tiêm 2 lần (2,4ml) cách nhau một tuần, chỉ gây nên miễn dịch ngắn (5 tháng).
  • Vacxin sống EV là loại phổ biến nhất thế giới, chế từ chủng E.v tự nhiên đã mất khả năng gây bệnh và được làm yếu bằng cấy truyền trên thạch ở 18-20° trong 5 năm. Vacxin này được tiêm dưới da (lml), trong da (0,2ml) hoặc chủng trên da (3 giọt). Các công trình nghiên cứu chứng tỏ là tiêm trong da và chủng trên da gây miễn dịch lâu dài hơn.

Vacxin sống gây phản ứng mạnh hơn vacxin chết (nhất là khi tiêm dưới da) nhưng tạo miễn dịch lâu bền. Miễn dịch kéo dài 1 năm, cho nên chỉ cần tiêm chủng hàng năm. Hiệu quả của vacxin này đã được xác nhận bằng nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên súc vật và những quan sát dịch tễ. Thí dụ ở Madagasca sau khi tiêm chủng hàng loạt, mức độ mắc bệnh dịch hạch (kể cả thể phổi tiên phát) đã giảm 6 lần trong 3 năm.

NămSố các trường hợp dịch hạch
1934-19393.493
1935-19363.605
1936-1937 
(năm đẩu tiêm chủng)3.035
1937-1938 
(năm thứ hai tiêm chủng)1.376
1938-1939 
(năm thứ ba tiêm chủng)596
  1. Biện pháp kiểm dịch quốc tế:

Dịch hạch là một bệnh đại lưu hành đòi hỏi những biện pháp xử lý trên phạm vi quốc tế. Các biện pháp đó bao gồm: thông báo cấp tốc, áp dụng những biện pháp đặc biệt đối với những tầu biển từ nơi có dịch tới, diệt chuột và diệt côn trùng.

+ Theo quy tắc bảo vệ vệ sinh biên giới thì tất cả các nước phải thông báo cho nhau biết về sự di chuyển của bệnh, về sự có mặt của dịch súc vật trong các loài gậm nhấm và cả về biện pháp đã được thực hiện. Thí dụ tại các hải cảng và các vùng có dịch súc vật, phải xét nghiệm các con gậm nhấm một cách có

hệ thống, phải đề ra những biện pháp nhằm ngăn chặn chuột lọt lên tầu, tiến hành diệt chuột nếu cần.

+ Trạm kiểm dịch của cảng có quyền khám xét những tàu tới. Căn cứ vào thời gian ủ bệnh quy định là 6 ngày, người ta phân biệt 3 trường hợp: tầu có dịch, tàu khả nghi và tàu không có dịch. Tàu có dịch là tàu hiện có một người mắc bệnh, hoặc trường hợp xảy ra quá 6 ngày sau khi rời bến, hoặc có chuột bị nhiễm khuẩn. Tầu khả nghi là tầu có một trường hợp xảy ra trong 6 ngày đầu kể từ khi rời bến hoặc có chuột chết khả nghi. Tầu không có dịch là tầu khởi hành từ một nơi có dịch, nhưng không có người ốm hoặc chuột bị nhiễm khuẩn hoặc không có chuột chết khả nghi.

Đối với tàu có dịch, phải cách ly người ốm ở bệnh viện riêng, tẩy uế quần áo, phòng ở, diệt côn trùng và diệt chuột, theo dõi người tiếp xúc trong 6 ngày. Đối với tàu khả nghi thì hành khách và thuỷ thủ được lên bộ , nhưng hành khách phải đến trạm vệ sinh phòng dịch nơi đến để theo dõi trong 6 ngày. Cũng cần phải diệt côn trùng và diệt chuột trên tàu. Đối với tàu không có dịch, chỉ cần diệt chuột.

Trên biên giới đường bộ: có thể giữ lại và bắt cách ly trong 6 ngày những người bị nghi mắc bệnh dịch hạch hoặc đã có tiếp xúc với người dịch hạch.

0/50 ratings
Bình luận đóng