Không nên ăn nhiều trứng gà

Chất dinh dưỡng ở trứng gà tương đối nhiều, đặc biệt là chất anbumin và nhiều chất khoáng, cho nên mọi người đều thích ăn. Nhưng không phải cứ ăn nhiều là tốt. Căn cứ vào kiểm nghiệm lâm sàng của các nhà dinh dưỡng học, thì trong vòng 24 tiếng đồng hồ, một người ăn 40 quả trứng gà và một người ăn 3 quả trứng gà đều hấp thu được một lượng anbumin như nhau. Nói chung mỗi ngày một người chỉ nên ăn 3 đến 4 quả trứng gà là đủ. Sản phụ ăn nhiều hơn cũng không có lợi, bắt dạ dày và thận phải làm việc nhiều, không có lợi cho sức khỏe.

Để nâng cao giá tri dinh dưỡng của trứng gà, nên chú ý ăn nhiều chất rau, hoa quả, cũng nên ăn thêm các chất xơ, ăn thêm các chế phẩm làm từ đậu, ăn tôm, cá, thịt , để cho các chất dinh dưỡng của các món ăn bổ sung cho nhau.

Những người nào không nên dùng sữa ong chúa

Sữa ong chúa là loại dinh dưỡng cao cấp, nhưng không phải người nào dùng cũng đều tốt cả, mấy loại người sau đây không nên dùng sữa ong chúa :

1/ Huyết áp thấp : Vì trong sữa ong chúa có những chất có thể cản trở hoạt động của buồng tim, làm nở động mạch huyết quản, có tác dụng hạ huyết áp. Cho nên người huyết áp thấp thì không nên dùng sữa ong chúa.

2/ Đường huyết thấp : Trong sữa ong chúa có chất insulin, có thể tăng cường tác dụng của chất insulin trong cơ thể, càng làm tăng phản ứng đường huyết thấp.

3/ Người quá mẫn cảm : Trong sữa ong chúa có chất anbumin lạ lấy từ phấn hoa mà ra và chất độc của nọc ong, đối với người quá mẫn cảm hoặc người có phản ứng với phấn hoa thì sẽ sinh phản ứng quá mẫn cảm.

4/ Đau bụng đi ngoài : Trong sữa ong chúa có chất độc của nọc ong có tác dụng làm rối loạn công năng của đường ruột, cho nên người bị đau bụng đi ngoài không nên dùng sữa ong chúa.

5/ Người có thai : Trong sữa ong chúa có chất kích thích, có tác dụng kích thích tử cung co hẹp lại gây cản trở cho sự phát triển của thai nhi, cho nên người có thai không nên dùng.

6/ Người có bệnh truyền nhiễm đang sốt : Đông y cho rằng bệnh truyền nhiễm là do “ngoại tà” dẫn đến, thời kỳ đang sốt phải lấy việc giải nhiệt là chính, không nên dùng sữa ong chúa để tăng thêm chất bổ, đề phòng bệnh tình sẽ kéo dài.

Sữa Ong Chúa Tươi làm đẹp da mặt
Sữa Ong Chúa Tươi

Những người nào không nên ăn lạc ?

Trong lạc có một hàm lượng dầu ngưng huyết rất lớn, có thể rút ngắn thời gian ngưng huyết, dễ gây nên tắc mạch máu. Tuy nó có nhiều hàm lượng axit béo không bão hoà, nhưng chất axit ấy có thể làm cho axit béo có tính bão hoà ở trong máu lắng đọng và thẩm thấu ở thành huyết quản, dẫn đến chứng xơ cứng động mạch, cho nên những người già và những người đứng tuổi bị xơ cứng động mạch và những người bị ứ máu do ngã thì không nên ăn lạc. Ngoài ra trong lạc có nhiều chất dầu cho nên những người bị viêm túi mật và đã cắt túi mật thì trong người không còn nhiều lượng mật dự trữ, không thể tiêu hoá một lượng lớn dầu ở trong lạc được, sẽ làm cho gan phải làm việc rất nhiều để tiết ra chất mật, như vậy sẽ tổn hại cho công năng của gan. Cho nên những người đã có bệnh về mật thì không nên ăn lạc. Lạc khó tiêu hoá và có tác dụng làm trơn đường ruột, cho nên những người có bệnh đường ruột cũng không nên ăn lạc.

Không nên ăn sữa bò và sữa đậu nành khi đang dùng đan sâm

Những năm gần đây, có chuyên gia nghiên cứu đã cho rằng : “Khi đang dùng đan sâm thì không nên ăn sữa bò và sữa đậu nành”. Bởi vì những chất hydrô gốc ôxit và hydrô xêtôn trong đan sâm có thể kết hợp với các chất kali, magiê, chất sắt có rất nhiều trong sữa bò và đậu nành hình thành chất xơ, làm giảm hiệu quả của thuốc, cho nên tốt nhất là không nên dùng cùng một lúc.

Sữa và sản phẩm từ sữa
Sữa và sản phẩm từ sữa

Không nên ăn xì dầu sống

Có một số người có thói quen trộn xì dầu vào rau sống hoặc thức ăn nguội để ăn, như vậy là không vệ sinh.

Bởi vì trong xì dầu sống có nhiều vi khuẩn gây bệnh, còn có xì dầu chế biến không đúng qui cách, nên xì dầu còn có mùi mốc, mùi cay, có độc. Nếu đem kiểm nghiệm có thể phát hiện ra những vi trùng đường ruột. Nếu đem xì dầu này trộn ngay vào thức ăn nguội hoặc chấm bánh mì, bánh chẻo mà ăn thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Do đó, trừ những loại xì dầu cao cấp có thể dùng ngay được, nói chung không nên ăn xì dầu sống, mà nên dùng để xào, nấu. Nhưng cũng không nên để lâu sau khi xào nấu, mà nên ăn ngay. Nếu để lâu sẽ bay mất nhiều chất tốt trong xì dầu. Chai xì dầu mới mua về có thể bỏ vào chai mấy nhánh tỏi để giữ được lâu.

Người đau mắt không được ăn tỏi

Nhiều người thích ăn tỏi. Nhưng nếu ăn tỏi liên tục nhiều ngày, nhất là đối với những người đau mắt thì lại rất có hại. Người ta thường nói : ” Củ tỏi có trăm cái lợi, duy chỉ có một cái hại cho mắt Có người bình thường rất thích ăn tỏi, đến khi 50 – 60 tuổi mới cảm thấy mắt mờ đi, thị lực giảm sút, tai ù v.v… Họ không biết rằng đó là hậu quả của việc ăn nhiều tỏi. Có một số người mắc bệnh cận thị hoặc những bệnh khác về mắt, tuy đã uống thuốc chữa chạy, nhưng vẫn không kiêng ăn tỏi, kết quả điều trị không khỏi. Về mặt y học người ta yêu cầu , người mắc bệnh về mắt khi điều trị thì có 5 điều kiêng kỵ tức là kiêng ăn những chất có tính kích thích như tỏi, hành tây, hành ta, gừng sống và ớt, nếu không thì chữa không khỏi bệnh.

Những điều kiêng kỵ của người bị sỏi thận

1/ Không được hút thuốc lá, uống rượu, uống nước chè đặc, cà phê, để đề phòng kích thích thành dạ dày và làm cho chất vị toan tiết ra quá nhiều mà dẫn đến hiện tượng co túi mật, việc tiết mật bị trở ngại làm cho gan bị quặn đau.

2/ Không được ăn những chất có thảo toan và kali. Bệnh nhân phải ăn thật ít những loại rau có nhiều chất thảo toan như rau chân vịt, hồ đào, lạc, sôcôla v.v… Ăn nhiều thức ăn giàu chất kali thì về mặt tác dụng hoá học dễ hình thành sỏi mật.

3/ Không được ăn giấm và thứ có axit. Ăn nhiều quả chua như chanh, mơ, táo xanh, mận là những chất dễ kích thích tá tràng phân tiết nhiều, túi mật bị co lại, có thể làm đau gan.

4/ Không được uống thuốc tránh thai.

5/ Không được ăn những thức ăn có nhiều mỡ.

6/ Không được ăn nhiều quá, uống nhiều quá.

7/ Kiêng chất cholestêrin. Không ăn gan, óc, bầu dục, xương gân động vật và các loại cá, trứng gà v.v…

Người viêm thận không nên ăn chuối tiêu

Trong chuối tiêu có nhiều chất muối kali, nếu người bị viêm thận ăn nhiều chuối tiêu cũng tức là ăn nhiều muối kali, như vậy sẽ làm cho nồng độ kali trong máu tăng lên nhanh chóng, gây nên ngộ độc kali, làm cho bệnh tình càng nặng thêm. Ngoài ra còn có thể bị đau bụng đi ngoài. Cho nên, người bị viêm thận khi chất kali trong máu cao thì không nên ăn chuối tiêu.

chuối tiêu
chuối tiêu

Người bị bệnh thận không nên ăn những thức ăn có nhiều anbumin

Thận là cơ quan bài tiết quan trọng nhất, công năng chủ yếu của nó là hình thành và bài tiết nước tiểu và có thể bài ra nhập vào những chất độc trong cơ thể và những chất phế thải sau khi thức ăn đã chuyển hoá tạo thành. Khi cơ quan thận bị nhiễm bệnh có thể dẫn đến hiện tượng có một số lớn chất anbumin nhập vào nước tiểu rồi bài tiết ra ngoài hoặc vì công năng bài tiết bị trở ngại mà dẫn đến chất phế thải sau khi anbumin đã chuyển hoá tồn đọng lại ở trong cơ thể. Cả hai tình huống này đều có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Cho nên người bị bệnh viêm thận cần phải hạn chế ăn những thức ăn có nhiều anbumin, nếu không sẽ không có lợi cho việc phục hồi công năng của thận.

Những người đau răng, đau dạ dày không nên ăn táo

Những người đau răng, đau dạ dày thì không nên ăn táo. Trong táo có các chất đường, anbumin, axit hữu cơ, chất nhầy, các loại vitamin A, B1, B2, C và có một ít chất kali, phôtpho, chất sắt rất có ích cho công năng của dạ dày, có thể chữa các bệnh tì vị như khí hư, kém ăn, đi ngoài v.v… cũng có lợi cho âm huyết, chữa các bệnh thiếu máu, tiêu bản máu bị giảm v.v… Nhưng những người bị bệnh đầy hơi, bệnh đau răng mà ăn táo thì làm cho chứng thực nhiệt tăng lên, bệnh đau răng tái phát nặng hơn và bị đầy bụng. Cho nên không nên ăn nhiều táo, không có lợi cho sức khỏe.

Những điều kiêng kỵ trong ăn uống của người bị bệnh rụng tóc

Người bị bệnh rụng tóc không nên ăn những món ăn chua cay như ớt, tỏi, giấm, đặc biệt là rượu. Trong thời gian chữa bệnh, bệnh nhân nên ăn quả hồ đào là thích hợp nhất, mỗi buổi tối nên ăn 2 – 3 quả, nên cách xa bữa ăn một chút để hấp thụ chất dinh dưỡng được nhiều. Thường xuyên ăn quả hồ đào, người tóc bạc cũng có thể trở nên đen.

Không nên ăn trứng gà với đậu tương

Không được ăn trứng gà với đậu tương, bởi vì trong đậu tương có chất men anbumin, có thể ngăn cản hoạt tính của anbumin, ảnh hưởng đến sự tiêu hoá và hấp thụ của anbumin. Và trong lòng trắng trứng gà có chất kết dính, có thể kết hợp với men anbumin, làm cho sự phân giải của anbumin bị trở ngại, làm giảm mất tỉ lệ hấp thu chất anbumin của cơ thể.

Đậu nành tác dụng rất tốt cho bệnh tim mạch
Đậu nành

Không nên đổ mật ong vào nước đang sôi

Mật ong không những có hàm lượng đường rất lớn, mà còn có rất nhiều chất men, vitamin, chất khoáng. Thật là một chất dinh dưỡng tuyệt vời. Khi pha mật ong để uống, nước nóng không nên quá 600 C. Bởi vì nước sôi quá mà đổ mật ong vào thì sẽ làm mất màu sắc, hương thơm và mùi vị tự nhiên của mật ong. Không những thế, nó còn có thể tuỳ theo mức độ mà phá huỷ thành phần dinh dưỡng của mật ong, giảm mất nhiều giá trị dinh dưỡng của mật. Cho nên, không nên dùng nước quá sôi để pha mật ong.

Không nên ăn nhiều thực vật có axit

Cơ thể ở trạng thái bình thường, muối là chất kiềm yếu. Trong máu, bất kỳ chất axit nhiều hay là chất kiềm nhiều cũng đều không có lợi cho cơ thể. Máu axit hoá gọi là thể chất toan tính. Người thuộc thể chất toan tính thường có cảm giác mệt mỏi đặc biệt, dễ cảm cúm, lớp da bủng beo, những vết thương lâu lành.. Thể chất toan tính đến mức độ nghiêm trọng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến công năng thần kinh não, từ đó dẫn đến suy nhược trí nhớ, năng lực tư duy giảm sút, tâm thần u uất, đa sầu đa cảm.

Hằng ngày người ta thường ăn một lượng thực vật rất lớn có tính toan, cần phải chú ý ăn một số lượng nhất định thực vật có tính kiềm để trung hoà tính toan, bảo đảm sự cân bằng thực phẩm có chất toan và chất kiềm, hoặc là ăn nhiều hơn một cách thích đáng những thực vật có tính kiềm. Những loại thực vật nào có tính kiềm. Đó là các loại rau, hoa quả, các loại đậu, các loại rong biển, cà phê, sữa bò đều thuộc loại thực phẩm có tính kiềm. Ăn nhiều rau, hoa quả tươi mới, vừa bảo vệ được thể chất có tính kiềm nhẹ, lại tăng thêm được nhiều loại vitamin.

Sau khi ăn cơm không nên ăn hoa quả

Con người ta ai cũng có thói quen, ăn một chút hoa quả sau bữa ăn. Họ cho rằng như vậy có thể giúp cho việc tiêu hoá, có lợi cho sức khỏe. Trên thực tế, những năm gần đây, các nhà y học đã phát hiện ra rằng, sau khi ăn cơm mà ăn hoa quả ngay không những không có lợi cho tiêu hoá mà cũng không có lợi cho sức khỏe của cơ thể .

Bởi vì có một số loại rau trong thức ăn, trong khi chuyển hoá ở trong dạ dày đã hình thành chất xianôgien sulfat. Trong quả có nhiều chất xêtôn. Những chất này gây tác dụng ức chế công năng của tuyến giáp trạng, ảnh hưởng đến nguyên tố vi lượng cần thiết của cơ thể, tức là hấp thu và lợi dụng chất i-ốt, nên không có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, ăn cơm xong mà ăn hoa quả ngay, thì chất đường đơn ở trong hoa quả, nếu bị kẹt lại ở trong dạ dày sẽ sinh ra đầy hơi, trướng bụng, nếu kéo dài sẽ sinh ra táo bón, chứ không phải dễ tiêu hoá. Cho nên ăn cơm xong không nên ăn hoa quả ngay. Chỉ nên ăn hoa quả sau khi ăn cơm từ 1đến 3 tiếng đồng hồ.

Không nên ăn nhiều dưa hấu

Những ngày hè nóng nực, đi đường dưới trời nắng gay gắt, rất dễ bị say nắng. Lúc này mà ăn miếng dưa hấu có thể giải nhiệt ngay. Nhưng nếu ăn quá nhiều thì lại vô ích.

Theo lý luận Đông y, dưa hấu tính hàn, thường xuyên ăn hoặc ăn nhiều đều vô ích. Người nào bộ máy tiêu hoá kém, đêm đi giải nhiều, người bị di tinh càng không nên ăn nhiều.

Không nên ăn chuối tiêu lúc đang đói

Chuối tiêu vừa thơm vừa ngọt, chất dinh dưỡng phong phú. Có người ăn chuối tiêu lúc đang đói, cứ tưởng sẽ hết đói. Trên thực tế, cách ăn như vậy rất không khoa học.

Bởi vì trong chuối tiêu có hàm lượng lớn ma-giê. Bụng đói mà ăn chuối tiêu có thể làm cho hàm lượng ma-giê trong máu tăng lên đột ngột làm cho tỷ lệ ma-giê can-xi trong máu bị mất cân đối, gây tác dụng ức chế tâm huyết quản, không có lợi cho sức khỏe con người. Cho nên không nên ăn chuối tiêu lúc đang đói.

0/50 ratings
Bình luận đóng