Không nên uống thuốc viên bằng nước chè

Uống thuốc bằng nước chè có thể làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc

Những loại thuốc chữa bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt có thể kết hợp với chất nhu toan của chè rồi lắng đọng xuống, gây trở ngại cho việc hấp thụ chất sắt, gây ra đau bụng, táo bón. Những loại thuốc có chất kiềm sinh vật có thể kết hợp với nhu toan của chè lắng xuống làm cho thuốc giảm mất hiệu lực. Nhiều loại thuốc như thuốc an thần, thuốc chống tổ chức amin kết hợp với chất kiềm cà phê ở trong chè, là chất có tác dụng kiết kháng. có thể hạ thấp hiệu quả chữa bệnh của dược liệu. Những loại thuốc có chất sodium bicacbônat gặp chất nhu toan trong chè có thể bị phân giải, giảm mất hiệu quả của thuốc.

Không nên uống thuốc bằng nước chè. ảnh hưởng của nước chè đến hiệu quả chữa bệnh của thuốc còn liên quan đến việc uống nhiều hay ít, nước chè đặc hay loãng v.v…

Không nên uống thuốc viên bằng nước trái cây

Vào mùa hè, khi uống thuốc viên chữa bệnh, nhiều người lại dùng nước trái cây để chiêu thuốc. Trên thực tế, làm nhu vậy là không thể được.

Bởi vì nuớc trái cây có chất chua, dễ làm cho nhiều loại thuốc bị phân giải hoặc bị tan sớm, do đó mà giảm mất hiệu quả chữa bệnh. Có một số loại thuốc có tác dụng kích thích đối với niêm mạc dạ dày, nhung axit trái cây lại tăng mạnh sự kích thích dạ dày, thậm chí còn gây ra chảy máu niêm mạc dạ dày; có một số loại thuốc, do tác dụng của dịch thể axit nên tan ra nuớc rất nhanh, hạ thấp hiệu quả chữa bệnh của thuốc; có một số loại thuốc còn có phản ứng với dịch thể axit sinh ra những chất có hại khác. Cho nên không nên dùng nước trái cây để uống thuốc viên.Chữa nấc hiệu quả mà không dùng thuốc

Không nên uống thuốc viên bằng sữa bò

Khi uống thuốc viên không dùng nước đun sôi để nguội, mà lại dùng sữa bò để uống. Như vậy là không thoả đáng.

Bởi vì trong sữa bò có tương đối nhiều chất canxi và chất sắt. Cứ trong 100ml sữa bò thì có 1300mg canxi, 0,4mg chất sắt. Những chất ion này cùng với một số dược liệu có thể sản sinh ra một chất tổng hợp ổn định hoặc một loại muối khó có thể hoà tan được. Như vậy thì thuốc khó bị hấp thu, hạ thấp nồng độ thuốc ở trong máu, ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh của thuốc. Cho nên không nên dùng sữa bò để uống thuốc viên. Nếu đang dùng sữa bò thì sau khi uống thuốc khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ hãy uống sữa bò.

Không nên uống nhiều loại thuốc cùng một lúc

Có một số người mắc nhiều bệnh cùng một lúc cho nên cũng phải dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc. Nhưng nếu chỉ vì cho tiện, cùng uống tất cả những loại thuốc ấy cùng một lúc thì có thể ảnh hưởng đến việc phát huy hiệu quả bình thường của mỗi loại thuốc, thậm chí còn gây ngộ độc thuốc.

Bởi vì mỗi loại thuốc có tác dụng dược lý, tính chất lý hoá và tác dụng phụ độc đáo đặc biệt của nó. Vị trí tác dụng và thời gian duy trì dài ngắn của chúng ở trong cơ thể cũng không giống nhau. Nếu uống nhiều loại thuốc cùng một lúc sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu, phân bổ, chuyển hoá và bài tiết thuốc cũng như sự kết hợp giữa thuốc và chất đạm, ngoài ra còn ảnh hưởng cả đến tác dụng của thuốc đối với hệ thần kinh. Cho nên không nên uống nhiều loại thuốc cùng một lúc. Nhất định phải chia thời gian và thứ tự một cách hợp lý để uống từng loại thuốc. Nói chung, mỗi loại thuốc này nên uống cách nhau khoảng một giờ.Mang thai có được uống trà không?

Không nên nằm uống thuốc

Ngồi dậy để uống thuốc thì có lợi, nằm uống thuốc thì có hại.

Bởi vì ngồi hoặc đứng uống thuốc, dùng 60ml nước để chiêu thuốc, chỉ trong 5 giây những viên thuốc đã có thể trôi vào trong dạ dày. Nằm uống thuốc, bất kỳ dùng bao nhiêu nước để chiêu, chỉ có một nửa số thuốc trôi vào dạ dày, còn một nửa thì bị tan trên đường thực quản. Như vậy không những công năng của thuốc không được phát huy đầy đủ, mà con kích thích thực quản, dẫn đến bệnh viêm thực quản. Ngoài ra, nằm uống thuốc, rất có thể thuốc trôi vào khí quản làm cho bị sặc. Cho nên không nên nằm uống thuốc.

Không nên uống thuốc viên không dùng nước

Rất nhiều người khi uống thuốc viên không dùng nước lọc để chiêu mà trực tiếp nuốt những viên thuốc đó. Phương pháp uống thuốc ấy rất có hại.

Bởi vì những viên thuốc trên đường vào dạ dày rất khó tan ra, nên hấp thu rất chậm, hiệu quả chậm. Những viên thuốc sau khi tan ra ở trong cơ thể, có chỗ nồng độ rất cao, dễ dẫn đến gây kích thích từng bộ phận dạ dày. Nếu phía trên đường tiêu hoá có chỗ viêm hoặc có khối u thì viên thuốc không trôi xuống được, có khả năng bị tắc nghẽn, thậm chí bị chảy máu ở phía trên đường tiêu hoá. Cho nên không nên uống thuốc viên không dùng nước mà nên dùng nước đun sôi để nguội để chiêu. Khi uống những loại thuốc như sulfamit hoặc thuốc đi ngoài, nên uống nhiều nước hơn để có thể giảm bớt những phản ứng phụ của thuốc và tăng thêm hiệu quả chữa bệnh của thuốc.

Không nên dùng tay xoa lên chỗ tiêm

Có nhiều bậc cha mẹ, vì muốn cho con đỡ đau, đã dùng tay xoa liên tục lên chỗ vừa tiêm xong. Xét về mặt y học, cách làm này là không thoả đáng, chỉ có hại chứ không có lợi cho đứa trẻ.

Xoa mạnh lên chỗ vừa mới tiêm xong, có thể làm cho vi ti huyết quản dưới da nơi vừa mới tiêm bị chảy máu, hình thành phù máu, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, nhất là hoạt động của tay. Ngoài ra có người đã tiến hành nghiên cứu, phát hiện ra rằng, trên tay người chưa rửa tay có thể tồn tại từ 4 đến 40 vạn con vi trùng. Khi dùng tay xoa lên chỗ vừa tiêm xong, vi trùng có thể theo lỗ kim tiêm chưa hàn kín mà vào cơ thể hoặc vào mạch máu, dẫn đến bị nhiễm trùng, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh bại huyết.

Song, sau khi tiêm cũng có thể ấn nhẹ lên chỗ vừa mới tiêm để cho khỏi tiếp tục chảy máu. Phương pháp đúng đắn nhất là ngay sau khi vừa rút kim tiêm ra khỏi da hoặc tĩnh mạch, dùng bông thấm cồn hoặc bông đã khử trùng khẽ ấn vào chỗ tiêm để cho máu không chảy ra nữa, sau khi máu ngưng rồi thì vứt cục bông đó đi, bởi vì lúc đó, máu đã hết chảy vì lỗ kim tiêm đã khép kín rồi.

0/50 ratings
Bình luận đóng