Cùng với sự nâng cao mức sống của mọi người, trái cây đã không còn là loại thức ăn riêng cho một số ít người nhiều tiền, sung túc nữa, mà đã trở thành thực phẩm không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của những người bình thường. Do vì trái cây thơm ngon, bổ dưỡng, giàu chất dinh dưỡng cần cho cơ thể và hầu như tất cả các loại trái cây đều có tác dụng chữa bệnh bảo vệ sức khỏe tốt cho con người, cho nên nó ngày càng được mọi người ưa thích. Trái cây đã có địa vị rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và trong cuộc sống hàng ngày, thậm chí có người còn coi lượng sử dụng trái cây nhiều hay ít là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức sống cao hay thấp.

Song, nếu có người cho rằng ăn càng nhiều trái cây càng tốt, có thể ăn thỏa thích không có sự hạn chế nào thì quả là hết sức sai lầm. Ăn trái cây không có chọn lựa, không có chừng mực không những không có ích cho cơ thể mà ngược lại còn có hại đến sức khỏe, thậm chí sẽ dẫn đến bệnh tật nữa.

Các loại trái cây phần lớn đều có vị ngọt đậm, vị ngọt đó là nguyên nhân quan trọng làm cho người ta thích ăn. Bất luận khi đi mua trái cây gì, mọi người đều hỏi xem loại trái cây đó có ngọt không. Nói chung các trái cây đều có thành phần levulose rất cao, đó là nguồn chủ yếu trong vị ngọt của trái cây. Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành những công trình nghiên cứu chứng tỏ nếu ăn quá nhiều đường levulose sẽ làm cho cơ thể người ta thiếu chất đồng. Trong thực nghiệm, các nhà khoa học cho 2 nhóm lợn con ăn những thức ăn thiếu chất đồng và cao thành phần levulose. Sau 10 tuần khi giết thịt phát hiện tim của nhóm lợn con ăn những thức ăn thiếu chất đồng và cao thành phần levulose to gấp đôi so với nhóm lợn con ăn những thức ăn có chứa chất đồng. Các nhà khoa học còn cho rằng người thiếu nguyên tố đồng sẽ làm cho chất cholesterol trong huyết dịch tăng cao, điều này rất bất lợi đối với những người bệnh tim mạch. Đương nhiên, nếu thường xuyên ăn vừa mức độ trái cây thì sẽ không dẫn tới tình trạng này.

Hoa quả
Hoa quả

Vải là loại quả ngon nổi tiếng, ăn rất ngọt và thơm, nhưng nó có tính thời vụ rất mạnh, lại khó bảo quản, do đó khi có vải bán trên thị trường thì có một số người thích về tận những thôn làng trồng vải mua ăn cho đã một chập. Tuy vải có chứa nhiều thành phần đường, nhưng ăn quá nhiều thì lại có tác dụng hạ đường trong máu, rất dễ sinh bệnh thấp đường trong máu, xuất hiện triệu chứng váng đầu, ra mồ hôi nhiều, khi nghiêm trọng sẽ xuất hiện hạ thấp huyết áp, hôn mê kinh quyết, đó chính là bệnh mà các nhà y học gọi là “bệnh lệ chi”. Nguyên nhân là do trong quả vải có một chất gọi là methine propyl glycine, nó gây nên tình trạng đường huyết hạ có tính tạm thời.

Trong chuối tiêu có chứa nhiều nguyên tố magiê và kali. Những nguyên tố này tuy rất cần cho sức khỏe của con người, nhưng nếu trong thời gian ngắn ăn quá nhiều cũng sẽ làm cho hàm lượng magiê và kali trong huyết dịch bỗng nhiên tăng cao nhanh chóng, sẽ rất bất lợi đối với sức khỏe do làm mất điều hòa tỉ lệ giữa kali, natri, canxi và magiê trong cơ thể. Ngoài ra, trong chuối tiêu còn có chứa rất nhiều chất 5-hydroxytryptamine, ăn nhiều sẽ có thể làm rối loạn công năng của dạ dày và ruột, làm sống động tư tưởng tình cảm của con người.

Ngoài ra, trong lí luận y học truyền thống của Trung Quốc cho rằng các loại thức ăn cũng giống như các

  1.  Kinh quyết: Là một biểu hiện của rối loạn tạm thời công năng đại não. Do tinh thần bị kích thích cao độ, làm khí huyết rốì loạn, bỗng nhiên ngã lăn ra hôn mê bất tỉnh (N.D).
  2. Đường huyết hạ: Hạ đường trong máu (N.D).

vị thuốc, đều có tính vị, công hiệu, lượng thích hợp, kiêng kị và tác dụng phụ khác nhau. Đã là vị thuốc thì phải chữa đúng bệnh và dùng với lượng thích hợp mới chữa khỏi được bệnh, nếu không đúng bệnh và dùng quá lượng qui định thì sẽ dẫn tới bệnh. Ăn trái cây cũng phải như vậy chứ không có ngoại lệ, chỉ có điều tác dụng của nó không thể hiện rõ rệt giống như một loại thuốc cụ thể nào đó mà thôi. Nhưng nếu ăn quá nhiều một lúc thì tác dụng của nó cũng không khác gì uống quá liều thuốc, vẫn dẫn tới những tác dụng phụ rõ rệt.

Ví dụ: Tính vị của táo tầu là ngọt, ôn, có công hiệu bổ tì kiện vị, nhuận phế an thần v.v… nhưng nếu ăn nhiều một lúc thì sinh đàm, trợ nhiệt, làm tổn hại răng, tích thực, suyễn và đối với người bị cao huyết áp không nên ăn quá nhiều.

Quả ngọt, mát, có nhiều công hiệu như nhuận phế, cầm ho, thanh nhiệt, hóa đàm, chỉ khát, thông đại tiểu tiện, nhưng nếu ăn nhiều thì sẽ tổn thương đến tì vị, gây nên tiêu chảy, đối với những người cơ thể hư nhược, tiêu hóa không tốt, bị tiêu chảy mạn tính không nên ăn quá nhiều.

Quả đào vị ngọt, tính ôn, ăn nhiều sinh nhiệt nhiều và sẽ còn sinh những bệnh ung nhọt, lở loét.

Quả mận vị ngọt, tính mát, ăn nhiều sẽ trợ thấp sinh đàm, những người tì vị hư nhược cũng không nên ăn.

Quả cam, quả quít vị ngọt, tính bình, ăn nhiều cũng sẽ sinh đàm hóa hỏa, những người bệnh đàm ẩm không nên ăn nhiều.

Quả hạnh vị ngọt, tính ôn, ăn nhiều sẽ sinh đàm, trợ nhiệt, đối với những sản phụ và trẻ nhỏ khi bị ốm cũng không nên ăn.

Quả mơ vị chua, tính ôn, ăn nhiều sẽ tổn hại răng, sinh đàm, trợ nhiệt, đối với những người ho có đờm, trướng đầy, những phụ nữ bị bế kinh đều không nên ăn nhiều.

Quả dưa hấu là thức ăn giải nhiệt rất tốt lại có thể giải phiền, tiêu khát, làm tỉnh say rượu, có thể điều trị phụ trợ đối với những bệnh sưng đau họng, mồm, lưỡi lở loét, nhưng nó vị ngọt, tính hàn, đối với những sản phụ, những người mới ốm dậy cũng như những người bị tiêu chảy đều không nên ăn nhiều; cho dù là người khỏe mạnh bình thường, nếu ăn quá nhiều cũng sẽ vì tích hàn trợ thấp mà sinh ra bệnh.

Ngoài ra, do các trái cây thường có chứa thành phần đường nhiều, nếu ăn quá nhiều đều sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn.

Do đó có thể thấy, trái cây tuy ngon, bổ thật, nhưng không phải cứ ăn càng nhiều càng tốt, lượng ăn phải vừa độ, nếu ăn quá nhiều một lúc sẽ tổn hại đến sức khỏe.

 

0/50 ratings
Bình luận đóng