Đáp: Viêm tai giữa là loại bệnh rất thường thấy ở trẻ em. Tai được chia làm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai giữa lấy khoảng cách tai ngoài và màng tai, tai giữa lại có một đoạn ống cùng thông với mũi họng. Khi loại vi khuẩn sinh mủ như liên cầu khuẩn, cầu khuẩn chùm nho, thông qua màng tai và ống tai họng xâm nhập tai giữa, là có thể dẫn đến viêm tai giữa sinh mủ. Thông thường khi sức đề kháng của thân thể giảm sút dễ sinh bệnh. Như khi bị nhiễm đường hô hấp trên, viêm mũi cấp tính, viêm mũi mãn tính, xỉ mũi không cẩn thận, thường dễ làm cho nước mũi từ đường ống tai họng xâm nhập tai giữa dẫn đến viêm tai. Cho trẻ nằm bú sữa cũng dễ khiến cho chất dịch tiết ra mang vi khuẩn chảy vào ống tai họng và khoang tai giữa mà gây ra viêm.
Viêm tai giữa sinh mủ có thể chia thành hai loại cấp tính và mãn tính. Khi trẻ bị viêm tai giữa sinh mủ cấp tính, tai đau kịch liệt (tự tay nắm lấy vành tai, khóc quấy, không chịu bú), có lúc còn sốt cao, nhiệt độ cơ thể đạt 39 – 40°c, trẻ sơ sinh vì không biết nói, chỉ biểu hiện la hét sợ hãi. Không thèm ăn uống, nôn và ỉa chảy, thính lực cũng giảm sút, khi màng tai bị thối thủng, mủ ở trong tai giữa chảy ra ngoài, tai đau cũng dần dần giảm nhẹ.
Khi trẻ thơ bị viêm tai giữa sinh mủ cấp tính, phải nhanh chóng đưa đi bệnh viện để điều trị. Nếu điều trị không đúng là không kịp thời, sẽ có thể dẫn đến viêm màng não, não bị sưng mủ, hoặc biến thành viêm tai giữa sinh mủ mãn tính, mủ trong tai cứ chảy ra thường xuyên, thính lực giảm sút.
Đề phòng bệnh viêm tai giữa sinh mủ cấp tính cần phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rèn luyện thân thể, tránh thương phong cảm mạo.