Túc Lâm Khấp
Tên Huyệt:
Huyệt ứng với Đầu Lâm Khấp, vì vậy gọi là Túc Lâm Khấp
Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ:
Thiên ‘Bản Du’ (Linh khu.2).
Đặc Tính:
Huyệt thứ 41 của kinh Đởm.
Huyệt Du, thuộc hành Mộc.
Huyệt hội với Mạch Đới.
Vị Trí huyệt:
Chỗ lõm phía trước khớp xương bàn – ngón chân thứ 4- 5.
Giải Phẫu:
Dưới da là bờ ngoài gân duỗi ngón chân thứ 5 của cơ duỗi chung các ngón chân, cơ gian cốt mu chân, khe giữa các đầu sau của các xương bàn chân 4 và 5.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy trước và nhánh của dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.
Tác Dụng:
Hóa đờm nhiệt, khu phong, thanh hoả .
Chủ Trị:
Trị sữa ít, tuyến vú viêm, kinh nguyệt rối loạn, bàn chân đau, tai ù, điếc.
Phối Huyệt:
1. Phối Tam Âm Giao (Tỳ 6) trị giữa mông đau không thể đi được, da ngoài chân đau (Thiên Kim Phương).
2. Phối Tam Âm Giao (Tỳ 6) + Trung Cực (Nh.3) trị kinh nguyệt không đều (Châm Cứu Đại Thành)
3. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Nhân Trung (Đc.26) + Tam Âm Giao (Tỳ 6) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị chân tay, mặt và mắt sưng phù, sốt cao không giảm (Châm Cứu Đại Toàn).
4. Phối Chi Câu (Tam tiêu.6) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị thương hàn mà hông sườn đau (Châm Cứu Toàn Thư).
5. Phối Phong Trì (Đ.20) + Phong Long (Vị 40) trị đầu đau, chóng mặt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
6. Phối Bá Hội (Đc.20) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Phong Trì (Đ.20) trị đầu đau, chóng mặt (Châm Cứu Học Giản Biên).
7. Phối Quang Minh (Đc.37) có tác dụng làm tăng sữa (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
Cách châm Cứu:
Châm thẳng 0, 3 – 0, 5 thốn. Cứu 1-3 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.