Gian Sử
Tên Huyệt:
Gian = khoảng trống giữa 2 vật. Sứ = sứ giả, người được sai đi. Huyệt ở giữa khe (gian) 2 gân tay, có tác dụng vận chuyển khí (sứ) trong kinh này, vì vậy, gọi là Gian Sử (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Gian Sứ, Giản Sử, Giản Sứ, Gián Sử.
Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (Linh khu.2).
Đặc Tính:
Huyệt thứ 5 của kinh Tâm Bào.
Huyệt Kinh, thuộc hành Kim.
Vị Trí huyệt:
Trên lằn chỉ cổ tay 3 thốn, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé.
Giải Phẫu:
Dưới da là khe giữa gân cơ gan tay lớn và gân cơ gan tay bé, gân cơ gấp dài ngón tay cái, cơ gấp chung các ngón tay nông và sâu, bờ trên cơ sấp vuông, màng gian cốt.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh trụ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6 hoặc D1.
Tác Dụng:
Định thần, hòa Vị, khử đờm, điều Tâm khí.
Chủ Trị:
Trị hồi hộp, vùng trước tim đau, sốt rét, động kinh, tâm thần phân liệt.
Phối Huyệt:
1. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) trị mất tiếng (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Tam Gian (Đại trường.3) trị họng sưng như có khối u (Châm Cứu Đại Thành).
3. Phối Chi Câu (Tam tiêu.7) trị điên cuồng (Châm Cứu Đại Thành).
4. Phối Hậu Khê (Tiểu trường.3) + Hợp Cốc (Đại trường.4) trị cuồng (Châm Cứu Đại Thành).
5. Phối Tam Lý (Vị 36) trị nóng nhiều lạnh ít (Châm Cứu Đại Thành).
6. Phối Thiên Đỉnh (Đại trường.17) trị mất tiếng (Bách Chưng Phú).
7. Phối Đại Trữ (Bàng quang.11) trị sốt rét (Thắng Ngọc Ca).
8. Phối Thủy Câu (Đc.26) trị điên (Linh Quang Phú).
9. Phối Chí Âm (Bàng quang.67) + Chương Môn (C.13) + Côn Lôn (Bàng quang.60) + Công Tôn (Tỳ 4) + Hậu Khê (Tiểu trường.3) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Phi Dương (Bàng quang.58) + Tam Chùy + Thái Khê (Th.3) + Thừa Sơn (Bàng quang.57) + Y Hy (Bàng quang.45) trị sốt rét (Loại Kinh Đồ Dực).
10. Phối Cách Du (Bàng quang.17) + Hành Gian (C.3) + Phục Lưu (Th.7) + Thận Du (Bàng quang.23) + Túc Tam Lý (Vị 36) + Tỳ Du (Bàng quang.20) trị huyết cổ (Loại Kinh Đồ Dực).
11. Phối Âm Lăng Tuyền (Tỳ 9) + Công Tôn (Tỳ 4) + Linh Đạo (Tm.4) + Thái Xung (C.3) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị tâm thống (Y Học Cương Mục).
12. Phối Bá Hội (Đ.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Kiên Ngung (Đại trường.15) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Phong Trì (Đ.20) + Túc Tam Lý (Vị 36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị trúng phong hôn mê (Thần Cứu Kinh Luân).
13. Phối Kỳ Môn (C.14) + Thiên Đột (Nh.22) trị khan tiếng (Thần Cứu Kinh Luân).
14. Phối Bá Hội (Đc.20) trị nói cuồng (Thần Cứu Kinh Luân).
15. Phối Âm Cốc (Th.10) + Bá Hội (Đc.20) + Phục Lưu (Th.7) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị cuồng (Thần Cứu Kinh Luân).
16. Phối Tam Gian (Đại trường.3) trị mai hạch khí (Thần Cứu Kinh Luân).
17. Phối Bá Hội (Đc.20) + Đại Chùy (Đc.16) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Phong Trì (Đ.20) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị phong trúng tạng phủ (Vệ Sinh Bảo Giám).
18. Phối Khí Hải (Nh.6) + Trung Cực (Nh.3) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị bụng dưới và ruột sôi, tiêu chảy (Thái Ất Ca).
19. Phối Thiên Đỉnh (Đại trường.17) + Thủy Câu (Đc.26) trị mất tiếng đột ngột (Châm Cứu Học Thượng Hải).
20. Phối Nội Quan (Tâm bào.6) + Thiếu Phủ (Tm.8) + Khích Môn (Tâm bào.4) + Khúc Trạch (Tâm bào.3) trị thấp tim (Châm Cứu Học Thượng Hải).
21. Phối Khí Anh + Tam Âm Giao (Tỳ 6) trị tuyến giáp trạng viêm [bướu cổ] (Châm Cứu Học Thượng Hải).
22. Phối Chương Môn (C.13) + Đại Chùy (Đc.14) + Hậu Khê (Tiểu trường.3) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Nội Quan (Tâm bào.6) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị sốt rét (Ngược Tật Chuyên Tập).
23. Phối cứu Bá Hội (Đc.20) trị trẻ nhỏ khóc đêm (Châm Cứu Cứu Học Thủ Sách).
24. Phối Thần Môn (Tm.7) + Tâm Du (Bàng quang.15) + Cự Khuyết (Nh.14) trị hồi hộp, lo sợ (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
Cách châm Cứu:
Châm thẳng, sâu 0, 5 – 1 thốn. Cứu 3-5 tráng – Ôn cứu 5-10 phút.
Tham Khảo:
“Khi có ung nhọt ở nách, bắt đầu châm 5 lần huyệt của kinh Túc Thiếu Dương, nếu không giảm, châm Gian Sử 3 lần và Xích Trạch 3 lần” (Tố vấn.28, 50).