Căn cứ vào hình thái động tác của thủ pháp, đại khái ta có thể chia ra làm: Thủ pháp loại lắc, thủ pháp loại đấm, thủ pháp loại trấn động, thủ pháp lại vận động khớp.v.v…

Thủ pháp loại lắc có: Chỉ dồn (còn được gọi là nhất chỉ thiên), lăn, day.v.v…

Thủ pháp loại ma xát có: Xoa, xát, dồn, quệt, nhào.

Thủ pháp loại đè, ấn có: Ấn, đè, điểm, bấm, nắm, nặn, véo, vặt, túm, vỗ, dẫm.

Thủ pháp loại đấm có: Đấm, vỗ, phát, dúi, mổ.v.v…

Thủ pháp loại động có: Trần, lắc.

Thủ pháp loại vận động khớp có: Lắc, cõng, phách, nhổ (tuốt).v.v…

Ngoài ra còn có thủ pháp điểm huyệt chữa bệnh như: Ấn, đấm (còn được gọi là khấu huyệt hoặc điểmđả), day bằng, áp phóng.v.v… Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp đơn giản, tiện lợi thường được dùng.

I. Dồn

Còn gọi là đẩy. Tay áp vào da thịt, vận sức vào một điểm nhất định, hơi có sức đè, dồn đi theo đường thẳng. Có thể phân thành dồn ngón tay, dồn lòng bàn tay, dồn bằng nắm đấm.v.v… Có tác dụng làm lưu thông kinh lạc, điều hoà khí huyết, giảm bầm tím, tiêu sưng, chống co giật, giảm đau.v.v… Thích hợp dùng trên toàn thân.

Dồn ngón tay: Dùng khớp ngón hoặc đầu ngón tay cái dồn đẩy trên vùng kinh lạc hoặc bó cơ theo phương nằm ngang. Thích hợp áp dụng ở vai, lưng, ngực, bụng, eo, mông và tứ chi. Thường dùng trị các chứng phong thấp, tê bại, đau, chuột rút, co cơ gân vốn là những bệnh ở vùng phần mềm.

Dồn bàn tay: Dùng lực sườn, cạnh bàn tay hoặc ức bàn tay dồn đẩy theo một hướng nhất định. Có thể kết hợp với tay bên kia đè lên để tăng lực đè. Thường được áp dụng vào những vùng có diện tích khá lớn như eo lưng, ngực, bụng và đùi.v.v… Có tác dụng chữa các bệnh như đau lưng, mỏi lưng, sưng đau ngực bụng.v.v…

Dồn bằng nắm đấm: Nắm tay lại, dùng sức khớp tiếp giáp với mu bàn tay của 4 ngón trỏ, giữa, nhẫn, út dồn đẩy theo một hướng nhất định. Cách này tạo ra lực kích thích rất mạnh, thích hợp sử dụng vào các vùng bị thương tổn do lao động như eo lưng, đùi hoặc những người bị mắc chứng phong thấp, tê bại khiến cảm giác bị kém đi.

II. Phương pháp ấn

Dùng sức của đầu ngón tay, lòng bàn tay hoặc cùi trỏ ấn vào một vùng nào đó, dùng sức ấn dần xuống.

Có thể chia thành ấn ngón tay, ấn lòng bàn tay và ấn bằng cùi trỏ. Có tác dụng lưu thông, thả lỏng kinh mạch, khai thông những nơi bế tắc, tập trung sức nóng làm tan khí hàn, hoạt huyết, giảm đau.

Ấn ngón tay: Dùng sức đầu ngón tay cái hoặc đốt thứ hai ngón trỏ, giữa ấn xuống, thường dùng tại các huyệt hoặc A thị huyệt. Phương pháp này có diện tích bề mặt tiếp xúc nhỏ, dễ khống chế, điều tiết sức mạnh hay nhẹ, thích hợp cho toàn thân, có tác dụng đả thông những điểm bế tắc rất tốt, tán hàn, giảm đau.

Ấn lòng bàn tay: Dùng sức của cả lòng, cạnh bàn tay ấn xuống, có thể dùng một tay hoặc dùng tay kia đặt chồng lên để ấn. Thích hợp cho những nơi có bề mặt tiếp xúc to, bằng phẳng, dùng trong trị liệu các chứng như đau lưng mãn tính, chuột rút cơ eo lưng, hoặc vùng cột sống đau mỏi.

Ấn bằng cùi tay: Gập cánh tay lại dùng phần nhọn của khuỷu tay. Thường dùng cho các bộ phận như eo, mông hoặc huyệt Hoàn Khiêu; trị liệu cho các chứng căng cứng cơ eo, eo đùi nhức mỏi.v.v…

III. Phương pháp bấm

Dùng ngón tay ấn xuống huyệt được gọi là phương pháp bấm, còn được gọi là phương pháp chỉ thiết hay chỉ trâm. Thích hợp dùng cho tất cả mọi huyệt đạo trên toàn thân, thường dùng trị liệu các chứng cấp tính như khơi chỗ tắc, giải chỗ tê, cảm nắng hoa mắt chóng mặt, kinh phong.v.v… Khi áp dụng phương pháp này tác động lên Nhân Trung, Thái Xung, Hợp Cốc, Nội Quan.v.v… Có tác dụng trấn kinh (trấn tỉnh) an thần, hoạt huyết giảm đau.

IV. Phương pháp nắm

Dùng ngón tay cái và 2 ngón tay trỏ, giữa như một gọng kìm, dùng sức nắm lấy một điểm hoặc một huyệt nào đó để nặn hoặc kéo lên. Thường được áp dụng tác động lên phần gáy, cổ, có tác dụng đuổi phong tán hàn, trấn tĩnh giảm đau, khai những nơi bế tắc, gây hứng phấn.v.v…

V. Phương pháp xoa

Dùng bề mặt các ngón tay hoặc cả lòng bàn tay xoa theo đường thẳng hoặc hình tròn trên một vùng nhất định, có thể chia thành xoa ngón tay và xoa bàn tay. Có tác dụng hoa trung lý khí, tiêu ứ giải ngưng, điều tiết dạ dày co bóp, hoạt huyết tan xưng.v.v…

Xoa ngón tay: Áp bề mặt các ngón tay lên vùng cần trị liệu; dùng cổ tay hoặc cánh tay làm động tác xoa tròn.

Xoa lòng bàn tay: Áp toàn bộ lòng bàn tay lên vùng cần trị liệu, dùng sức cổ tay, cánh tay làm động tác xoa tròn. Phương pháp xoa thường được áp dụng khi tác dụng lên các vùng ngực, bụng, eo, lưng. Trị liệu các bệnh như chướng sưng ngực sườn, đau dạ dày, đau bụng do ăn uống, bí tiện, tiêu hoá không tốt.v.v… vốn là những bệnh có liên quan đến hệ thống tiêu hoá.

VI. Phương pháp xát

Dùng lòng bàn tay áp chặt vào da thịt, hơi dùng sức ấn xuống và làm động tác ma xát theo chiều từ trên xuống dưới hoặc từ phải sang trái khiến vùng bị ma xát nóng lên ở một mức độ nhất định. Có thể chia ra thành xát bàn tay, xát cạnh bàn tay và xát bằng Ngư tế (mô ngón cái) (phần cạnh bàn tay, nơi tiếp giáp của ngón cái và bàn tay). Phương pháp xát thường được

áp dụng để tác động lên các vùng vai, lưng, bụng; trị liệu các bệnh có liên quan đến đường hô hấp, tiêu hoá, và thể hư, thoát lực.v.v… Phương pháp xát bằng ngư tế thường dùng trị liệu cho vùng gân, cơ bị thương ở tứ chi, phần mềm sưng đau, khớp cử động khó. Xát cạnh bàn tay thường dùng để tác động lên các vùng vai, lưng, sườn, mông và chi dưới, trị liệu các chứng như eo, lưng tê, đau, phong, thấp, co rút cơ, gân, dương hư.v.v…

1. Xát bằng Ngư tế, (mô ngón tay cái)

2. Xát bằng lòng bàn tay

3. Xát bằng cạnh bàn tay

Phương pháp xát là thủ pháp thao tác trực tiếp lên bề mặt vùng cần trị liệu. Khi tiến hành xát, nên bôi lên đó một chút dầu trơn, ví dụ như dầu Đông Thanh Cao chẳng hạn… Như vậy có thể bảo vệ da, đề phòng khi sát khiến da bị xước lại có thể khiến sức nóng do ma sát tạo ra được ngấm sâu.

VII. Phương pháp day

Phương pháp day là dùng vùng lòng ngón tay, ức bàn tay hoặc cạnh bàn tay áp lên một bộ phận hoặc một huyệt nhất định nào đó, làm động tác day tròn nhẹ nhàng và chậm rãi. Có thể chia ra các cách: day ngón tay, day bàn tay – có tác dụng thoát hung lý khí, kiện tỳ hoà vị, hoạt huyết tan sưng, tiêu bầm giảm đau.v.v…

1. Day bằng một ngón

2. Day bằng bốn ngón

Day bằ ng bà n tay: Dù ng ứ c bà n tay hoặ c cạ nh bà n tay, thả lỏ ng cổ tay, là m độ ng tá c day và cá nh tay, sứ c đè lê n nhẹ nhà ng. Thườ ng dù ng trong trị liệ u cá c bệ nh như sưng, đau khoang dạ dà y, đau bụ ng, tứ c ngự c, đau sườ n và cá c vế t sưng đỏ , đau do ngoạ i thương ở phầ n mề m.

VIII. Phương pháp xoa

Dùng hai lòng bàn tay áp vào hai bên của một vị trí nhất định trên chi, dùng lực theo chiều ngược nhau, làm động tác xoa day tốc độ nhanh với chiều ngược nhau của hai tay. Thường

dùng tác động lực lên các bộ phận như: tứ chi, cơ sườn – có tác dụng lưu thông kinh mạch, hành khí hoạt huyết, tan cơ.

IX: Phương pháp đấm

Tay nắm hờ, đấm khe khẽ, hai tay thay nhau đấm trên và dưới theo kiểu đánh trống. Cũng có thể áp hai bàn tay vào nhau, năm ngón tay khẽ mở, dùng phần cạnh (nơi ngón út) của hai bàn tay đánh nhẹ lên một vùng nhất định (ta gọi là băm). Có thể dùng phương pháp này tác động lên vai, lưng hoặc tứ chi, có tác dụng thả lỏng cơ gân, giảm mệt mỏi.

X. Phương pháp nắn

Đó là phương pháp dùng sức của hai ngón tay nắn, đè lên huyệt. Khi đè, nắn thông thường người ta dùng hai ngón cái và trỏ. Có thể dọc theo hướng luân chuyển của đường kinh mạch tiến hành nắn ở hai bên hoặc trong một lúc nắn nhiều huyệt đạo trên hai đường kinh mạch, như nắn huyệt gáy, nắn cột sống.v.v…

Khi tiến hành thao tác nắn, lực nắn luôn từ nhẹ mạnh dần lên, đến khi bệnh nhân có cảm giác “tắc khí” có thể giữ thêm vài chục giây nữa hoặc từ từ thả ra, sau đó lại tiếp tục làm như lúc trước. Số lần làm và thời gian nắn huyệt nên vận dụng linh hoạt tuỳ theo bệnh và đòi hỏi của phương pháp trị liệu, thông thường mỗi huyệt trong khoảng từ 2-5 phút là được.

Phương pháp nắn thường dùng để tác động lực lên các bộ phận và huyệt đạo vùng tứ chi. Nó có tác dụng đả thông kinh lạc, thông nơi bế tắc, hoạt huyết tản bầm, trấn kinh giảm đau, tỉnh lão khai tắc, điều chỉnh tạng phủ.v.v… Đặc biệt thích ứng khi áp dụng vào chữa một số bệnh cấp, mãn tính.

XI. Phương pháp lăn

Dùng mu bàn tay, ngón út, ngón đeo nhẫn, ngón giữa và ngón trỏ đặt lên một vị trí nhất định nào đó; sau đó làm động tác co duỗi cổ tay, chuyển động ra hướng ngoài khiến phần mu bàn tay liên tục lăn qua lăn lại. Động tác này được gọi là lăn; thích hợp khi tác động lực lên các vùng cơ thịt nổi cao như lưng, vai, eo, mông. Có tác dụng như kinh hoạt lạc bôi trơn khớp, giảm đau trừ tê mỏi. Khi làm động tác này, vùng vai và vùng khuỷu tay nên thả lỏng; khi lăn yêu cầu động tác đều, liên tục, tăng dần áp lực, tránh ma xát, kích động hoặc băm.

0/50 ratings
Bình luận đóng