Thành phần:

Chích Cam thảo 12g, A giao 6g, Mạch môn 10g, Quế chi 9g, Gừng tươi 9g, Đại táo 5- 10 quả, nhân sâm 6g, Sinh địa 30g, Ma nhân 10g.

Cách dùng: 9 vị thuốc trên, lấy rượu trong 7 thăng, nước 8 thăng, sắc 8 vị, lấy 3 thăng, bỏ cặn, cho a giao hòa tan hết, uống âm 1 thăng, ngày 3 lần uống. Hiện nay, giữ lại a giao, các vị còn lại, sắc chung, lấy nước đổ ra, thêm rượu trong 10ml. Ngoài ra a giao thêm bớt nước chưng lên, chia 3 lần cho vào thuốc ngấm thì uống. Một tễ uống 3 lần, 1 ngày uống hết.

Tác dụng: Ích khí tư âm , bổ huyết phục mạch.

Chủ trị:

  1. Khí huyết hư nhược. Mạch hiện kết hoặc đại, tâm động quý, người gầy khí đoản, lưỡi sáng sắc đạm, ít tân.
  2. Hư lao phế nuy. Họng khô không đàm, hoặc khác đàm không nhiều, trong đàm có tia máu, người gầy khí đoản, hư phiền ngủ kém, tự hãn hoặc đạo hãn, họng khôn lưỡi táo, đại tiện khó, hoặc hư nhiệt, mạch hư sác.

Phương giải: còn gọi là Phục mạch thang. Chứng thư nhất của nó rất dễ nhớ. Nguyên văn trong “Thương hàn luận” nói rất rõ, “ tâm động quý, mạch kết đại”. Không những là tâm quý, mà là tâm động quý, tâm hoảng rất nhiều. Rõ ràng do tâm hư rất nặng, tâm chủ huyết mạch nên mạch thì xuất hiện kết đại. Mà chích cam thảo thang chủ yếu là điều trị chứng này, ngoài ra còn có thể điều trị hư lao phế nuy, nhưng không phải chủ yếu. Chứng này phát triển mức độ như vậy rõ ràng khí huyết âm dương đều hư, tâm hư đến mức độ nhất định. Như vật gọi là kết mạch gì, gọi đại mạch là gì? Còn có xúc mạch? Các mạch này đều có khoảng bỏ mạch, đều có nhịp ngừng. Mạch sác mà có nhiều khoảng nghỉ là xúc mạch, mạch hoãn khoảng nghỉ, thời gian khá ngắn là kết mạch. Kết mạch do khí trong huyết không lợi dẫn đến. Khí trong huyết không lợi, có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra, bao gồm khí trong huyết hư đến doanh khí hư, nên có chứng huyết ứ cũng có kết mạch. Kết mạch và xúc mạch đều là không phải là mạch nghiêm trọng, chó có mạch đại cần lưu ý, đặc điểm của nó là mạch hoãn mà tế sáp, khoảng nghỉ dài, khoảng nghỉ không có quy luật, xuất hiện khi bệnh tim nghiêm trọng. Do dó mạch nói trước đây có chí sác, sác chí mà nhất chỉ, chính là chỉ số đập nhất định, sau khi đập thì dừng, khoảng dừng vẫn khá dài. Độ dài của khoảng nghỉ này là tiêu chí hư thực của khí. Trước đây có câu: “đại mạch gian yết bất năng tự hoàn”, chính là thời gian nghỉ dài. Khoảng nghỉ của mạch kết có thể tự trở lại, nên nói thời gian khoảng nghỉ của nó khá ngắn, mạch đại cho thấy tạng khí suy vi, khí của ngũ tạng rất suy nhược, nên mạch này là mạch nghiêm trọng. Đến tình trạng này thì cần phải dùng phương pháp khí huyết âm dương đều bổ để khôi phục mạch đập bình thường nên gọi là phục mạch thang. Mạch trở lại bình thường cũng có thể tâm động quý sẽ hết, đây đều là tương ứng.

Tâm động quý, mạch cũng không thể bình thường vì mạch là do tâm làm chủ, do khí huyết đầy đủ mà ra. Mà phương này là chính cam thảo là chủ, nên tên gọi chích cam thảo thang. Mà ở đây lượng dùng của chích cam thảo khá lớn. Ngoài ma hoàng thang, quế chi thang ra, trong cam thảo tả âm thang còn nhắc đến lượng dùng cam thảo vượt quá, ở đây lại đưa ra. Cam thảo trong phương này chiếm vị trí chủ yếu, lượng dùng của nó cần thêm nhiều. Phần trước nói về từ nghịch thang, khi phân tích thành phần, từng nhấn mạnh cam thảo, nó và địa vị chủ dược trong phương này có mẫu thuẫn không? tứ nghịch thang âm thịnh mà dương khí suy vi, có người cho rằng không dùng cam thảo không được. Theo cách nói truyền thống, cam thảo tính hoãn, có thể là tướng, phụ tử tuy là cay nhiệt trợ dương, hồi dương nhưng tính vô cùng bạo liệt, không có cam thảo để điều khiển nó, dễ sinh ra loạn. Sau đó cung tìm được luận cứ, cam thảo còn có thể nâng cao huyết áp. Khi đó ta nói tình trạng như vậy không đúng, trong chứng của tứ nghích thang, đầu tiên xem xét đến dùng phụ tử, chỉ có phụ tử mới có thể đảm nhiệm nhiệm vụ hồi dương cứu nghịch. Nên hôm nay nói dùng cam thảo là chủ có mâu thuẫn không? mọi người cho cam thảo là chủ nhận thức sao ? từ lượng dùng mà nói cam thảo dùng 4 lượng, dùng lượng cũng không phải quá nhiều, cam thảo tả tâm thang cũng dùng 4 lượng cam thảo, ở đây quay lại cây nói trước đây, âm dương khí huyết đều hư, nên bổ gì trước dùng phương pháp gì điều trị? Trong tình trạng này chó có thể “ cam dược điều chi, bất khả ẩm dic chí tễ”. Cần chú ý tim đến mức độ như vậy, dùng thuốc lực mạnh là sẽ ra vấn đề. Nên cần có khái niệm như vậ, trên cơ sở như vậy dùng thuốc, trên cơ sở chọn các vị thuốc này lại phối với các vị thuốc khác thì có thể không thiên lệch. Nên thuốc có bổ âm, có bổ dương, có bổ khí, có bổ huyết. Trong phương tức có nhân sâm, đại táo, Cam thảo, địa hoàng, Mạch môn, A giao, ma tử nhân, còn có Quế chi, Sinh khương. Trong đó đồng thời dùng cam thảo, còn dùng Nhân sâm, đại táo để bổ khí, bổ khí mà kiêm có thể bổ âm. Nhưng bổ tâm mà nói còn là cam thảo, do đó nhân sâm không thể là chủ dược. Ngoài ra, địa hoàng và Mạch môn là thuốc bổ huyết, tư âm bổ huyết, trong “bản thảo cương mục” có ghi chép chuyên môn dùng địa hoàng và Mạch môn nấu thành cao điều trị huyết hư, hai vị thuốc này phối hợp tăng thêm tác dụng bổ huyết. Đồng thời dùng a giao, ma nhân, chủ yếu là tư âm sinh huyết, phối hợp với thuốc bổ khí. Ở đây tuy là khí huyết cùng bổ nhưng vẫn có tâm dương hư, nên thì xuất hiện mạch đại, lúc này cần dùng thêm thuốc trợ dương, thuốc thông mạch để khiến mạch khôi phục nhanh hơn, đây chính là dùng quế chi và sinh khương đồng thời lượng lớn khương táo.

Quy luật tạo thành phục mạch thang là ở đó, nó ôn dương mà không táo, bổ khí mà không ủng, tư âm bổ huyết mà không trệ, âm dương phối hợp cùng nhau, khí huyết phối hợp cùng nhau, có thể bổ tâm phục mạch, nên nó là phương tễ khí huyết âm dương đều bổ.

Trên lâm sàng, điều trị phong tâm bệnh (bệnh thấp tim) khá hay, như hẹp van hai lá, tắc không hoàn toàn, còn hội chứng xoang nhĩ. Rêu lưỡi rất mỏng, thậm chí không rêu, chất lưỡi rất nộn (non), có thể là nhạt non mà không tươi, đồng thời có điểm ứ, như vậy dùng nó điều trị rất tốt. Phục mạch thang trên lâm sàng chủ yếu là dùng như vậy, đương nhiên phế tâm bệnh cũng có thể dùng. Nhưng đặc biệt ghi nhớ, bệnh danh hiện nay giới thiệu không thể tuyệt đối hóa, chủ yếu còn biện chứng.

Phương này trong sách nói có thể điều trị hư lao phế nuy. Vốn gọi hư lao thì ẩn chứa khái niệm từ hư đến tổn, từ tổn đến lao, thường là dựa vào trật tự này tích hư thành tổn, tích tổn thành lao. Đến hư lao, theo “kim quỹ yếu lược” định bệnh này là âm dương khí huyết đều hư, không đến mức này không gọi là hư lao. Nên phế nuy của hư lao có thể biết là khí huyết âm dương đều hư và phế nuy của phế nhiệt diệp tiêu nói trên không giống nhau. Trước đây trong phương tễ từng giới thiệu, phế nuy cũng có chứng hư hàn. Còn cần nắm rõ chứng chủ yếu, cụ thể để dùng, mà trên lâm sàng dùng nó điều trị bệnh cơ phế nuy không nhiều. Nếu khi cần dùng, nhất định cần phân tích rõ ràng. Vừa rồi nói mạch, rêu lưỡi nếu phế nuy do hư lao, nó có thể xuất hiện mạch tế nhược mà sác, nhưng không thể quá sác, đặc biệt là tế nhược mà không thể có lực.

Chích cam thảo thang chủ yếu sẽ giảng như vậy. Nhưng còn có chỗ phải đưa ra chính là đối với vấn đề ma nhân, táo nhân là có tranh luận. Trên lâm sàng dùng, căn cứ thực tiễn là táo nhân dùng nhiều hơn, cũng hiệu quả tốt. Khi không có táo nhân dùng bá tử nhân, ở đây chính là hàn ôn khác nhau. Táo nhân thanh hư nhiệt, nhưng bản thân cũng không lương, đây là vì có thể bổ can đởm, nên có thể thanh hư nhiệt. Bá tử nhân là lương, có thể thanh tâm nhiệt. Ở đây ý nghĩa của táo nhân chính là nó có thể bổ, có thể nhuận, còn có thể dưỡng tâm. Thực tế về sau trong ôn bệnh dùng phương tễ này điều trị sau thời kỳ nhiệt bệnh âm hư gây tâm quý, dùng phục mạch thang gia giảm, bỏ đi thuốc trợ dương, ôn dương trong phương. Vì khi đó chủ yếu là âm hư khí hư do sốt cao kéo dài ôn bệnh thời kỳ sau tiêu hao chân âm.

0/50 ratings
Bình luận đóng