Thành phần tứ vật thang:

Thục địa 12g

Đương quy 10g

Bạch thược 12g

Xuyên khung 5g

Cách dùng: Các vị thuốc trên tán thành bột thô, sắc nước uống, mỗi lần uống 9g. Nước 1 bát rưỡi, sắc đến 8 phần, bỏ cặn uống nóng, uống trước ăn khi bụng rỗng. Nếu phụ nữ có thai thai động không yên, huyết chảy không ngừng, thêm ngải 10 lá, a giao 1 lát, sắc giống như trên. Hoặc huyết tạng hư lãnh, băng trung, mất máu quá nhiều cũng thêm Giao, Ngải sắc. Hiện nay: làm thang sắc nước uống. 1 tễ sắc 3 lần, sáng trưa tối uống khi bụng rỗng.

Công dụng

Bổ huyết, điều huyết.

Chủ trị

Xung nhâm hư tổn, kinh nguyệt không đều, đau bụng vùng rốn, băng huyết rong kinh, huyết hoá thành khối cứng, thường gây đau, lúc thai nghén thì thai động không yên, huyết ra không dứt, lúc sinh xong sản dịch không xuống hết, kết thành hòn tụ, bụng dưới đau cứng, có lúc nóng lạnh, sắc mặt vàng, môi không tươi nhuận, chất lưỡi nhạt, mạch huyền tế hoặc tế sáp.

Phương giải

Tứ vật thang là phương tễ bổ huyết cơ bản, cũng là chủ phương của bổ huyết. Tác dụng của nó là bổ huyết hòa doanh, điều trị huyết hư doanh trệ, thực tế chính là trong hư có trệ, nên nó cũng là phương tễ cơ bản của điều kinh phụ khoa. Đồng thời không chỉ là điều kinh, trong phụ khoa thường dùng đến tứ vật thang, giả giảm biến hóa rất nhiều, như tiền sản dùng, hậu sản dùng, kinh nguyệt cũng dùng. Tứ đại môn của phụ khoa chủ yếu là thai, sản, kinh, đới, 3 mục trước đều thường dùng tứ vật thang, trong đới bệnh có lúc cũng sẽ dùng đến nó.

Phương này chú trọng lý giải phối ngũ của 4 vị thuốc trong nguyên phương. Phương dùng thục địa, Bạch thược, Đương qui, Xuyên khung mỗi vị đều có đặc điểm có thể phân nó như thế này, có âm, có dương, có bổ, có hành. Thục địa là bổ, có thể bổ huyết, Đương qui, Xuyên khung là hành, Thục địa, Bạch thược là âm dược, Đương qui, Xuyên khung là dương dược.

Ở đây cần phân nhỏ, vị của Thục địa hậu nhất, là thuốc bổ mà không hành, Bạch thược là thuốc bổ kiêm điều. Đây đều là so sánh mà nói, không thể rời xa tiền đề lớn bổ huyết. Đầu tiên đây phương bổ huyết, trong bổ huyết kiêm tác dụng điều hòa doanh huyết. Trong 4 vị thuốc tạo thành phương tễ chia âm dương, trong âm dương lại chia là tương đối mà nói. Nếu nắm rõ câu nói để lý giải cho rằng “bạch thược là bổ mà kiêm hành” thì giải thích sai rồi.

Đương qui chủ yếu thuộc thuốc hòa huyết chính là có thể bổ huyết có thể hành huyết, Xuyên khung chỉ là hành huyết, mà không có tác dụng bổ huyết. Vì huyết hư trong mạch, vận hành của huyết không lưu sướng, do đó sẽ hình thành huyết hư mà trệ. Trong vấn đề này huyết tương ứng với khí. Khí hành thì huyết hành, khí là soái của huyết, huyết là mẹ của huyết, khí nương tựa vào huyết.

Hiện nay huyết hư rồi khí trong huyết sao đây? Tất nhiên cũng hư. Nên cần lý giải như vậy vì tạng phủ kinh mạch, khí huyết âm dương trong cơ thể đều liên quan với nhau. Phương này là bổ huyết tễ, trong phương vị Đương qui đã nói rất tỷ mỷ trong tiêu dao tán, tác dụng trong ở đây cũng như vậy.

Đương qui đắng cay cam ôn, nó có thể hành khí trong huyết, vị cam của nó cũng có thể bổ tỳ khí, nên sự cay tán “ thượng chí điên đỉnh, hạn hành huyết hải” (trên đến đỉnh nóc, dưới hành huyết hải” của nó và Xuyên khung cũng khác nhau. Hai vị thuốc trước, Thục địa và Bạch thược, chỉ có Bạch thược là hơi hàn, hầu hết là thiên về ôn.

Ở đây có Đương qui lại có Xuyên khung nên quan hệ bổ khí huyết ở đây có thể thể hiện ra. Lấy tân ôn hành khí là chủ, như vậy khiến thuốc bổ huyết bổ mà không nê trệ, khiến thuốc âm dược có thể được dương hóa ra, như vậy mới có thể dương sinh âm trưởng, mới có thể đạt được mục đích bổ huyết.

Nên ở đây doanh hư huyết trệ, bổ huyết hòa doanh, không thể lý giải là khái niệm hành huyết, trệ này không thể so sánh với ứ. Nên tứ vật thang chủ yếu nắm mấy điểm này, thì có thể nắm được tinh thần của nó. Trong ứng dụng cụ thể rốt cuộc lấy bổ huyết làm chủ hay là hòa huyết là chủ, 4 vị này có thể điều chỉnh lẫn nhau.

Nếu lấy bổ huyết làm chủ, thì thêm lượng Thục địa, Bạch thược, nếu huyết hư mà trệ còn có tình trạng xuất huyết thì không chỉ cần dùng Thục địa nhiều một chút, đặc biệt là Bạch thược cũng cần nhiều 1 chút. Ở đây lại nhắc đến vấn đề chỉ huyết, vấn đề liễm doanh của bạch thược. Nếu như huyết trệ, trệ khá nhiều một chút, hoặc là huyết hư mà hàn một chút, vậy Xuyên khung, Đương qui ở đây tất phải dùng, đồng thời cần căn cứ tình trạng này để điều chỉnh thêm lương dùng của chúng. Đối với Đương qui phân đoạn để dùng, trong trung dược đã nói qua, ở đây không thuật lại, ở đây dùng toàn đương quy.

Nếu huyết hư còn có nhiệt, cần trọng dụng Bạch thược, còn trong tình trạng xuất huyết, Xuyên khung không chỉ cần dùng ít còn có thể suy xét không dùng, vì nó là thuốc cay ôn mà táo, trên dưới tẩu toán (chạy trốn), khí trong huyết. Nên hiểu được được đặc điểm 4 thuốc này, hiểu được ý nghĩa phối ngũ chủ yếu 4 thuốc này, thì sẽ nắm rõ phương tễ này. Hiểu được 4 phương diện bổ, hành, ôn, lương của phương tễ này, tóm lại tiền đề là phương tễ bổ huyết hòa doanh.

Ví dụ huyết hư mà hàn, lại thêm chút ôn, huyết hư mà nhiệt thêm thuốc lương huyết, xuất huyết nhiều thêm thuốc chỉ huyết, kinh nguyệt không hành có thể thêm thuốc hoạt huyết, nếu có ứ trệ còn có thể thêm thuốc phá ứ, gia giảm biến hóa rất nhiều. Đối với chủ trị trong nguyên văn cũng cần phải suy xét, trong đó là “phụ nữ mang thai thai động không yên, ra máu không ngừng, thêm ngải 10 lá, a giao 1 lát… huyết tạng hư hàn, băng trung, ra máu quá nhiều cũng thêm ngài, giao sắc lên”, còn thận trọng biện chứng mà dùng về sau.

5/51 rating
Bình luận đóng