Trung y danh từ khí liên quan đến khá nhiều doanh khí, vị khí, cốc khí, chân khí, nguyên khí, thận khí, thanh khí, trọc khí…Còn có khí ngũ tạng chưa nói, bổ khí tễ là khí gì? Trên thực tế danh từ khí này là kết hợp của 3 khí. Bởi gọi 3 khí chính là tông khí, trung khí, nguyên khí. Tông khí là ở trong ngực, trong bể khí, đản trung là bể khí, trung khí chính là khí tỳ vị, còn chính là nguyên khí, tức thận khí. Nhưng thực chất chính là hai loại khí, tại sao vậy? Vì bên trên Tông khí là cốc khí của cơ thể tương hợp với đại khí, tức gọi là “ chân khí giả, sở thụ tự thiên, dữ cốc khí bình nhi sung thân giả dã”. Trên thực tế là khí thở của người. Nhưng là Trung y khi suy xét khí thở của cơ thể, suy xét đằng sau cốc khí, vì con người không có cốc khí thì không cách nào hấp thu đại khí vào được, cơ thể người không có khí, dưỡng khí bên ngoài có thể hít vào được không? Không được. Nghe giống chuyện đùa nhưng là sự thực. Từ chỗ này cũng có thể thấy Trung y đặc biệt nhấn mạnh nội nhân, nhân mạnh điều kiện bên trong. Nên suy xét từ phương diện này, tông khí và trung khí có thể nói là một, là chuyện của điều kiện nội tại, nên nhiều từ khí vậy, trên thực tế chỉ còn là vấn đề của Trung khí và Thận khí. Mà trong bổ trung ích khí nói nhiều là vấn đề trung khí, cũng chính là bổ khí tỳ vị, cũng bao gồm phế khí. Con người được khí từ cốc (đồ ăn), ngũ tạng đều bẩm khí từ cốc, con người dựa vào thủy cốc mà sống, nên cốc khí chính là dựa vào tinh vi của thủy cốc mà hóa sinh. là qua trung tiêu mà ra, nên “ ẩm nhập  vu vị, du dật tinh khí, thượng du vu tỳ, tỳ khí tán tinh, thượng quy vu phế, thông điều thủy đạo, thương du bàng quang, thủy tinh tứ bố, ngũ kinh binh hành”. Nó là qua tỳ vị sau đó đi đến phế.  Do phế chủ khí toàn thân, thông điều bách mạch, mà nguồn gốc của phế khí ở tỳ vị, nên bổ khí chủ yếu mà nói là bổ khí của tỳ vị. Do đó chứng khí hư nói ở đây chủ yếu tương đồng với chứng tỳ, phế hư.

Trên thực tế chứng khí hư chính là nói chứng tỳ phế lưỡng hư. Ví dụ nói, khí hư, mệt mỏi vô lực là tỳ hư. Tỳ chủ cơ nhục nên tỳ hư thì nặng nề vô lực, mệt mỏi, là vì tỳ chủ tứ chi, tỳ khí bất túc, không thể dưỡng tứ chi. Tại sao nói “ hình bất túc giả, ôn chi dĩ khí”? vì tỳ chủ cơ nhục là nguồn sinh khí, qua phế phân bố toàn thân, nên “ tỳ khí túc tắc cơ nhục phong mãn”. Hình bất túc là do khí hư nên ôn cái khí. Còn nữa, do khí hư, khí thì đoản, hơi tý là suyễn, nên động nói là thở gấp. Đồng thời do khí hư, sắc mặt trắng xám, tức trắng mà không tươi cũng thuộc khí hư. Khí hư chủ yếu thuộc tỳ nên ăn uống không ngon. Do trung khí bất túc dẫn đến phế khí bất túc nên không muốn nói chuyện, ngại nói, đồng thời thanh âm giảm. Vì thanh âm do dương khí phát ra, nên nói nhiều hao khí, nói chuyện quá nhiều thì thương khí. Đồng thời do khí bất túc thanh âm giảm mà nhỏ. Vấn đề này trên lâm sàng cần chú ý, thanh âm thấp nhỏ, không phải nghe từ họng bệnh nhân vì có khi bệnh nhân vốn thanh âm đã cao, mà nên nghe ở cuối câu của họ, nên chú ý ngữ âm có phải trong trẻo, đặc biệt là cuối câu có phải trước sau như như một không, cuối câu không đủ thì là khí hư. Còn trong tình trạng bình thường càng nói càng nhanh thì e rằng nói 1 câu cũng không hết, sao lại vậy? vì khí của họ không đủ, muốn nhanh chóng nói ra mấy câu này cho xong, không phải biểu hiện của tranh luận kích động lẫn nhau mà là xuất hiện trong điều kiện bình thường. Nên cần hay lắng nghe, nghe kỹ, vừa nghe là đã nghe ra rồi.

Nhân sâm vị thuốc Bổ khí trong Đông y
Nhân sâm vị thuốc Bổ khí trong Đông y

Còn tạo thành tiếng sôi bụng, đại tiểu tiện đều không thay đổi. Trung khí bất túc, tỳ vị, phế thăng thanh giáng trọc, thông điều thủy đạo thất điều. Còn có trường hợp, thoát giang, sa tử cung ở trên đã bàn. Trên thực tế sa nội tạng là do khí hư mà thành, vì Trung y không hiểu được là dây chằng hay tạng bị sa xuống, nhưng thông qua bổ khí thì có thể giải quyết vấn đề sa xuống. Sa dạ dày, sa gan, thậm chí sa thận đến thoát giang, sa tử cung… đều thông qua bổ khí để điều trị, khi nói về bổ trung ích khí thang sẽ nói lại vấn đề này.

Ngoài ra còn vài kiêm chứng, không phải là chứng trạng thường thấy của khí hư, không phải chứng chủ yếu, nên ở đây không bàn. Như tâm hoảng tâm quý, cũng có thể có huyết hư cũng có thể có khí hư, tâm khí bất túc thì thấy tâm quý. Còn 1  vấn đề chính là cam ôn trừ nhiệt, khí hư phát nhiệt, không chắc khí hư đều phát nhiệt nhưng khí hư có thể phát nhiệt, vấn đề này bàn cụ thể trong phương tễ.

Về rêu lưỡi, mạch tượng khá dễ nhận ra, thường dễ nhớ nhật là lưỡi có hằn răng là khí hư. Nhưng lưỡi của khí hư còn phải chú ý 1 cái, chính là lưỡi nhạt, có hằn răng. Nếu người gầy, lưỡi đỏ, thì không phải vấn đề khí hư. Đến mức lưỡi bè chính là khí hư dần sang đến dương hư. Đây chính là khí hư, chủ yếu bổ khí. Điều trị chủ yếu đều là tỳ hư vị hư, trung khí bất túc sinh ra.

Bên dưới nói về nguyên tắc phối ngũ. Nguyên tắc phối ngũ bổ khí, chủ yếu dùng cam ôn ích khí, đây chính là nội dung bắt đầu nhấn mạnh. Vị ngọt quy kinh tỳ, dễ lý giải. Vì sao cần “lao giả ôn chi”? vì lao tắc hao khí. Vì sao thuốc dùng thuốc ôn? Nếu khí thuộc dương, tại sao không dùng thuốc nhiệt? vì thiếu hỏa mới sinh khí, “thiếu hỏa sinh khí, tráng hỏa thực khí”, “thiếu hỏa chi khí tráng, tráng hỏa chi khí suy”. Nên khi bổ khí, cần nắm rõ điểm này, đây là thiếu hỏa ôn. Khi bổ khí thường cần phối ngũ một chút thuốc hành khí, lý khí, là vì khi khí hư công năng vận hành, thăng giáng của bản thân bất túc, chỉ dùng thuốc bổ khí dễ sinh ra khí ủng. Khí hư, động lực đã không đủ, lại dùng thuốc cam ôn, 1 là hoãn thì tắc ở đó, một là sau ủng khí cơ không thông, thì càng bị ảnh hưởng, khiến tỳ vị càng nhược, công hiệu phương dược cũng không dễ phát huy được. Do đó khi bổ khí, thường nhất định phối ngũ với thuốc hành khí và lý khí. Vì khí là ôn, ôn dược quá nhiều, hoặc ôn dược dùng trong thời gian quá dài sẽ ảnh hưởng đến huyết. Do đó khi bổ khí, cần phối hợp thuốc bổ huyết. Có khi không thấy rõ thiếu máu nhưng sẽ thấy huyết h. Ví dụ vừa nói mặt khí hư là trắng xám, mặt huyết hư là vàng úa, nhưng cũng thấy trắng mà hơi tối, từ góc độ này cũng cần bổ một chút huyết. Từ lý luận trên, huyết là do khí sinh, khí hư tự nhiên là trung tiêu tỳ vị hư, vậy trung tiêu tỳ vị hư thì chỉ là không thể sinh khí? Khí huyết đều xuất ở tỳ vị, chỉ là khi thấy chỉ thấy được khí hư không thấy được huyết hư, nên chúng ta bổ khí không bổ huyết. Nhưng có những khi xem xét từ phương diện này chúng ta cũng thêm một chút thuốc bổ huyết thích hợp. Đây là mấy phương diện phối ngũ chủ yếu.

Tóm lại, trước đây trong bổ khí còn nói 1 câu này “ tỳ là gốc sinh khí”, khí nói ở đây là trung khí, là do tỳ vị sinh ra, nên tỳ là nguồn sinh khí. “ phế là then cửa của chủ khí”, nên trong bổ khí chú ý hai chữ này, cũng chính là nói tại sao khi dùng bổ khí dùng lượng nhỏ thuốc lý khí, hành khí.

Bổ khí là bổ cái gì? Khí chủ yếu của cơ thể có quan hệ giữa tiên thiên và hậu thiên, nguyên khí tiên thiên tàng ở thận, khí của thủy cốc hậu thiên hóa sinh ở tỳ vị, do khí tỳ vị đưa lên phế, lại hít vào đại khí tụ ở ngực, trên thực tế còn là hai cái. Nên lần trước nói “tỳ là nguồn sinh khí, phế là then chốt của chủ khí”, ở đây còn có một câu có thể biết được, “ thận là gốc của nguyên khí”. Nên 3 loại khí nói đoạn đầu trên thực tế là hai loại, do đó trong bổ khí chủ yếu là chữa tỳ, tỳ phế. Bổ khí tễ ở đây chủ yếu là tỳ phế khí hư. Bàn về vấn đề nguyên tắc phối ngũ của bổ khí một chút, chủ yếu là dựa theo lý luận của cam ôn, vì cam ôn có thể bổ trung bổ tỳ, ôn năng sinh khí, tức thiếu hỏa sinh khí.

5/54 ratings
Bình luận đóng